Huế
mask
Đã đi
Sắp đi
Gody-er đã đến

Huế

Thành phố Huế nằm ở miền Trung Việt Nam và là một trong những thành phố lịch sử và văn hóa quan trọng nhất của đất nước. Được xây dựng vào thế kỷ 17, Huế từng là kinh đô của triều đình Nguyễn trong hơn 140 năm và hiện nay là một điểm đến du lịch phổ biến với những di sản văn hóa đặc trưng.

Giới thiệu thành phố Huế

Thành phố Huế là một trong những thành phố lịch sử và văn hóa quan trọng nhất của Việt Nam, nằm ở miền Trung nước ta. Với vị trí địa lý đắc địa, Huế từng là kinh đô của triều đình Nguyễn trong hơn 140 năm và hiện nay là một điểm đến du lịch phổ biến với những di sản văn hóa đặc trưng.

Thành phố có diện tích khoảng 71,68 km² và dân số khoảng 350.000 người. Nằm giữa dãy Trường Sơn và sông Hương, Huế được bao phủ bởi những ngọn đồi xanh và những cánh đồng bát ngát. Thành phố nổi tiếng với các di sản lịch sử, kiến trúc đẹp mắt, nghệ thuật truyền thống và ẩm thực đặc sắc.

Huế từng là kinh đô của triều đình Nguyễn với những di tích lịch sử nổi tiếng như Cố đô Huế, di tích Lăng Tự Đức, di tích Hoàng thành, chùa Thiên Mụ... Những kiến trúc này cho thấy nét độc đáo trong kiến trúc cổ của Việt Nam và cũng giúp người dân hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của đất nước.

Huế cũng nổi tiếng với nghệ thuật truyền thống như ca Huế, đàn tranh, đàn bầu và các loại hình nghệ thuật dân gian khác. Ngoài ra, ẩm thực của Huế cũng được đánh giá là một trong những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, với nhiều món ăn đặc trưng như bún bò, bánh khoái, nem lụi...

Ngoài các di sản lịch sử, Huế còn có nhiều điểm đến thú vị khác như thác Bạch Mã, vườn quốc gia Bạch Mã, khu du lịch Thiên An và các bãi biển xinh đẹp như Cửa Đại, Lăng Cô, Thuận An...

Với sự kết hợp giữa những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và thiên nhiên, thành phố Huế là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Nguồn gốc tên gọi Huế  

Tên gọi về vùng đất “Cố đô Huế” là một trong những danh xưng chưa thể xác nhận rõ ràng rằng "Huế" có nghĩa là gì. Vì vậy, chưa thể nào tường tận biết nghĩa của "Huế" có tự bao giờ. Huế vẫn cứ là một bí ẩn, giữa bao cuộc khám phá ý nghĩa trong vòng 500 năm qua từ khi "Huế" xuất hiện trong văn Nôm của "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ 15)

Có những giả thuyết nổi bật xoay quanh về biến âm của từ “Hoá” thành “Huế” trong cách phát âm của người dân Thừa thiên nơi đây. Sở dĩ, Thừa Thiên Huế có nguồn gốc tên gọi cũng bắt nguồn từ triều Nguyễn tức vào thời vua Minh Mạng. Không rõ về nhiều tài liệu phân tích mảnh đất này, nhưng tên gọi Thừa Thiên mang nghĩa là “theo mệnh trời” và Huế là chữ “Hóa” trong địa danh “Thuận Hóa” do người dân đọc chếch ra mà thành tên gọi Thừa Thiên Huế đến bây giờ. 

Vào đầu thời thuộc địa, “Hué” trở thành tên gọi chính thức của kinh đô nhà Nguyễn trên các văn bản hành chính của người Pháp. Các vua Nguyễn vẫn gọi kinh đô của mình là Phú Xuân, còn “Huế” chỉ là tên gọi dân gian mà dân chúng sử dụng. Tên gọi “Huế” đã được sử dụng đầu tiên trong Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ.

Thông tin cần biết về Thành phố Huế  

  • Diện tích: 265,99 km2
  • Dân số: 652.572 người (2020)
  • Biển số xe: 75
  • Mã vùng điện thoại: 0234

Du lịch Huế có gì hay? có gì đẹp?

Thành phố Huế là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất tại Việt Nam với nhiều di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo và thiên nhiên tươi đẹp. Du khách đến du lịch Huế có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa đặc trưng của đất nước, thưởng thức những món ăn đặc trưng và tham quan các điểm đến đẹp như các di tích lịch sử, chùa chiền và vườn quốc gia.

Văn hoá, con người Huế 

Huế - một vùng đất đã đi vào biết bao nhiêu lời thơ, khuông nhạc, cũng chính vì nét đẹp hoài cổ ấy chính Huế đã mang trong mình nhiều câu chuyện của quá khứ, một thời hoang kim cho đến sự kết thúc của một triều đại. Dù Thủ phủ đến Kinh đô, từ Thị xã lên Thành phố, với Huế vẫn gìn giữ được những giá trị lâu đời để có thể truyền đạt cho những thời đại về sau. Chính vì vị trí lịch sử vững chắc, Huế kết tinh được nhiều tinh hoa cho nền văn hoá bản địa và con người nơi đây.

Văn hoá Huế đã tạo nên đặc trưng, vận dụng nhuần nhị các tiếp biến văn hoá của biết bao nhiêu biến động lịch sử. Chỉ cần cất lên một tiếng gọi Huế thương, người ta có thể nhận ra ngay đây là con người Huế, đây là cốt cách Huế, cũng chính là nơi nuôi dưỡng của bao nhiêu nhân tài, kiệt xuất đất Việt. Để từ đó, con người Huế cũng là một điều gì đó thực sự riêng biệt không thể hoà lẫn vào những sự phát triển của thế giới mới. Vì vậy, vùng đất này đã sống chung êm đêm cùng với lịch sử xen lẫn đời sống hiện đại, con người tạo lập và gìn giữ văn hoá đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. 

Với lịch sử phát triển lâu đời, nơi đây cũng đã hình thành biết bao nhiêu tài nguyên du lịch văn hóa: các làng nghề truyền thống (Ở Huế có làng nghề gốm Phước Tích, làng kim hoàn Kế Môn, làng nghề thếp vàng sơn mài Tiên Nộn, làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên…Vậy nên mới nói, Huế xứng đáng được gọi với danh xưng Thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam

Lịch sử

Kinh đô Huế là một vùng đất đã trải qua nhiều cuộc chiến chinh của đất nước, chính vì vậy khi nói về lịch sử hình thành của vùng đất này, đây chính là một trong những chủ thể có đầy đủ ý nghĩa và hấp dẫn nhất. Vùng đất này mà theo vua Minh Mạng nhận xét rằng: “Tóm lại không đâu bằng Phú Xuân, đất cát cao sáng, núi sông yên lặng; đường thủy thì có Thuận An, Tư Dung là nơi hiểm yếu, đường bộ thì có Quảng Bình, Hải Vân, ngăn che sông lớn quanh quất ở đằng trước, đèo cao giữ ở bên hữu, rồng lượn hổ ngồi, thế khoẻ hình mạnh. Đó là trời đất đặt ra để làm chỗ cho Liệt thánh ta đóng đô mà để lại cho con cháu đến ức muôn năm mãi mãi”. Đây là một trong những lý do khiến kinh đô Huế trở thành nơi lưu trữ nhiều ký ức thời đại nhất. 

Sau đây là những cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của vùng đất cố đô Huế:

  • Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân và sau đó đổi lấy hai châu Ô và Rí làm sính lễ cho Đại Việt. Đây là vùng đất Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế ngày nay, cũng là lý do cho tên gọi đặc biệt của vùng đất cố đô Huế.
  • Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất Châu Ô và Châu Lý (từ Nam Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế ngày nay). Sau đó đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa, sau đó hợp thành một và đặt tên phủ là Thuận Hóa.
  • Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã đóng đô ở Phú Xuân (tên gọi cũ của thành phố Huế) và gọi đây là Kinh sư.
  • Năm 1899, vua Thành Thái ban Dụ thành lập thị xã Huế, với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành. Từ đó, Huế trở thành tên gọi chính thức cho đến tận ngày nay.
  • Năm 1945, Huế mất đi địa vị kinh đô, lực lượng Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước, lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thủ đô tại Hà Nội. Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn là Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị.
  • Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I.

Trải qua biết bao nhiêu thời đại hào hùng, Huế thân thương vẫn giữ lại được những nét đẹp cổ kính và dấu ấn quá khứ rực rỡ của bao nhiêu biến động lịch sử. Với vị trí thuận lợi, Huế không chỉ là nơi được lựa chọn làm nơi kinh đô ngày xưa mà còn là đất mẹ của biết bao nhiêu con người tài hoa của đất Việt.

Khí hậu và thời tiết ở Huế

Khí hậu của Huế được xếp vào loại khí hậu nhiệt đới ẩm (kiểu Köppen là Aw) với nhiều mưa vào mùa hè và đông khô. Thời tiết ở Huế khá ổn định và có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 của năm tiếp theo và mưa thường xuyên rải rác trong ngày, đem lại không khí mát mẻ và trong lành cho thành phố. Trong mùa khô, từ tháng 2 đến tháng 8, nắng nóng và khô hạn có thể xảy ra, tuy nhiên không quá khắc nghiệt và vẫn có thể tận hưởng những ngày nắng đẹp.

Với khí hậu ấm áp và mưa phù hợp, Huế là nơi sản xuất nhiều loại rau củ quả, thịt heo và các loại hải sản đặc sản. Những món ăn nổi tiếng của Huế như bún bò, bánh khoái, nem lụi, hến xúc bánh đa... đều có hương vị đặc trưng và đậm đà. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều trang trại chè và các loại trái cây nhiệt đới như bưởi, thanh long, mít...

Tuy nhiên, ngoài mùa mưa, thời tiết có thể khô nóng và ẩm ướt, điều này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và tham quan. Do đó, để có trải nghiệm tốt nhất khi đến Huế, du khách nên lên kế hoạch trước và chọn thời điểm phù hợp để đến tham quan và khám phá thành phố này.

Ẩm thực đặc sắc

Văn hoá ẩm thực của Huế được xem là một trong những vùng đất giao thoa quan trọng giữa ẩm thực Bắc và Nam của đất nước, cũng như chịu một phần ảnh hưởng của Chămpa sau khi vua Chế Mân dâng đất. Triết lý ẩm thực Huế là một trong những thực thể văn hoá, hoà quyện cùng với tính cách con người nơi đây, mang một dáng vóc của linh khí trăm năm của vùng đất Cố đô này mà nên.

Ẩm thực Huế có chiều sâu tinh tế, nhẹ nhàng, điều này được thể hiện khá đặc sắc qua cách bày trí món ăn sao cho hài hoà nhãn quang, màu sắc khi trang trí phải tôn được món chính, không sử dụng nguyên liệu rườm rà tránh làm rối món. Người Huế xem việc ăn uống như triết lý nhân sinh, ăn không chỉ bằng hình thức mà còn bằng cả tấm lòng. Ăn không chỉ để biết mà còn để cảm nhận được những rõ ràng tầng hương vị, vị nào ra vị ấy, kết cấu đa dạng của các nguyên liệu hoà quyện vào nhau. Chính vì thế, ẩm thực Huế phần nào đã trở thành một phần của văn hóa Huế cũng như văn hoá Việt Nam.

Chuẩn mực ẩm thực không chỉ qua cách ăn mà còn qua cách chọn nguyên liệu chế biến. Huế là một vùng đất nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, chế độ khí hậu cũng khá khắc nghiệt, địa hình có đồng bằng, biển, đầm phá, đồi núi thấp nhưng chính vì thế đã tạo nên những địa hình với các loại đặc sản vô cùng đa dạng. Một phần trong cách chia ẩm thực Huế làm hai hệ, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian, đa phần người Huế luôn biết cách chọn nguyên liệu phù hợp với bữa ăn của mình. Sự đặc biệt của ẩm thực Huế còn nằm ở ý nghĩa ‘mùa nào thức nấy’, các nguyên liệu địa phương và làng nghề của Huế được vận dụng hài hoà trên bàn ăn từ bình dị đến cao cấp. 

Nền ẩm thực đặc sắc của Huế đã đạt đến tinh hoa mà không ai muốn bỏ lỡ. Chính vì vậy khi đến với vùng đất Cố đô, du khách hãy dành thời gian trải nghiệm những món ăn đặc sắc sau:

  • Cơm hến: Là một dạng cơm trộn được sử dụng cơm nguội, cùng dùng với hến được xào với măng khô, miến, thịt heo thái chỉ. Tô cơm hến thường được phục vụ cùng với rau sống, xoài, mắm tôm, ớt màu, tóp mỡ, đậu phộng rang để tăng hương vị. Đặc trưng của món ăn này được dùng với những con hến nhỏ mang vị chủ đạo của món ăn. Hến được dùng để làm cơm hến ngon nhất phải là hến được bắt ở cồn Hến - nơi được bồi đắp phù sa trên dòng sông Hương, hến ở đây ngọt và chắc thịt. Một món ăn chứa đầy đủ hương vị của một thành phố Huế thu nhỏ.
  • Bún bò Huế: Là một trong những biểu tượng của dân tộc Việt. Bún bò Huế không chỉ mang hương vị hài hoà, đầy đủ tinh tuý nằm ở trong bát nước dùng mà còn là món ăn gợi lại biết bao nhiêu thương nhớ, niềm tự hào của người dân Huế nói riêng và các công dân Việt nói chung. Việc trải nghiệm bún bò Huế chính gốc ở mảnh đất Cố đô chắn hẳn sẽ không làm thực khách thất vọng.
  • Bánh ướt thịt nướng: Bánh ướt được làm bằng bột gạo có pha bột lọc và sau đó được tráng mỏng. Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng được ướp vừa vị và nướng trên bếp than hồng để chín thịt nhưng vẫn giữ được độ ẩm nhất định. Khi ăn, thực khách sẽ ăn cùng thịt nướng kèm với rau sống đi cùng làm nhân để cuốn bánh ướt và cuối cùng là chấm đẫm với chén nước mắm đi kèm.
  • Chè Huế: Huế có hàng chục loại chè đặc sắc khác nhau, mỗi loại có vị riêng không trùng nhau. Chè Huế là kết tinh của nhiều nguyên liệu của Huế tạo thành, chính vì vậy mới tự hào gọi một danh từ riêng là chè Huế. Các quán chè thường được bán ở hai bên bờ sông Hương, du khách có thể dạo quanh thưởng thức một ly chè cho buổi tối mát mẻ.
  • Tôm chua: Khi đi du lịch Huế, tôm chua là một món nhất định phải được mang về làm quà. Đây chính là hương vị rõ ràng của riềng, tỏi, ớt đỏ, măng non, xôi nếp, nước mắm ngon ướp đẫm với những con tôm nước lợ tươi, ngọt thịt. Quá trình lên men tôm được kéo dài từ 7-10 ngày, thố tôm được chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men. Ăn tôm chua phải nên được dùng cùng thịt ba chỉ heo, tôm chua và rau sống kèm dưa giá.
  • Bánh khoái: Giống với hình thức bánh xèo ở các nơi khác, bánh khoái chỉ khác ở tên gọi, hình dạng và dụng cụ đúc bánh. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, chỉ to bằng hai bàn tay trẻ con.  Bánh khoái ngon chính nhờ phụ thuộc vào nước chấm. Điều đặc biệt, nước chấm bánh khoái được nấu từ hơn 10 loại gia vị, có thành phần là gan heo và thịt nạc xay nhuyễn cùng với các gia vị là hành, tỏi, mè rang, đậu phộng, tương đậu nành, nước ruốc,… sau đó được nấu lên đến khi có màu vàng nhạt. 

 Vùng đất có nền ẩm thực phong phú, đặc sắc, được kết hợp chế biến một cách khéo léo, tỉ mẩn tạo nên nét riêng cực kỳ thú vị. Ở Huế được xem như là kinh đô ẩm thực của Việt Nam mà bản sắc ẩm thực Huế đã được lan tỏa khắp cả nước.

Danh lam thắng cảnh xứ Huế

Lễ hội ở Huế 

Huế thu hút du khách với những lễ hội, sự kiện nổi bật mang đầy màu sắc và đặc trưng của vùng đất Cố đô. Chính vì thế, vào những thời điểm có những buổi lễ hội lớn, Huế đã thu hút được khá đông đúc lượng khách du lịch muôn phương đổ về tham dự.

Hội đình làng Phú Xuân Huế – Các vị thần khai sáng làng

  • Thời gian: 5 – 6/6 âm lịch
  • Địa điểm: Đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế.
  • Nhằm suy tôn các vị thần khai sáng làng. Du khách có thể đến đây dự lễ để có thể trải nghiệm những cách cúng lễ đầy trang nghiêm ở nơi đây.

Lễ hội Thanh Trà

  • Thời gian: Tổ chức 2 năm một lần, vào mùa trái thanh trà (cuối tháng 8 đến đầu tháng 9)
  • Địa điểm: Phường Thuỷ Biều - TP Huế
  • Lễ hội Thanh Trà Huế tổ chức vào mùa thu hoạch trái thanh trà. Đến với lễ hội, du khách có thể thăm quan, mua sắm những sản phẩm đặc sản của thành phố Huế, đặc biệt là thanh trà.

Lễ Festival Huế:

  • Thời gian: Năm chẵn
  • Địa điểm: TP. Huế
  • Đây là lễ hội hấp dẫn nhất tại Huế và trở thành Festival tiêu biểu tại Việt Nam. Lễ hội diễn ra vô cùng sôi động với nhiều lễ hội nhỏ trong đó du khách có thể tham dự như: lễ tế đàn Nam Giao, lễ hội áo dài truyền thống, đêm nhạc hoàng cung, thưởng thức các sản vật địa phương, cờ người, thả diều,...

Các điểm du lịch phổ biến ở Huế 

Huế dù đã trải qua những thời kỳ lịch sử khốc liệt nhưng những địa điểm văn hoá, lịch sử, làng nghề truyền thống vẫn được người dân nơi đây bảo tồn, gìn giữ một cách khéo léo. Điều đó có thể cho thấy rằng Huế luôn nổi bật trong bản đồ du lịch Việt những dấu ấn riêng mang tính chất đặc thù mà chỉ có xứ Huế mộng mơ mới có được. Huế đã thành công trong việc lưu giữ, là cái nôi vững chắc cho những Di sản, văn hoá truyền thống được lưu truyền. Chính vì điều này, Huế luôn là điểm đến hấp dẫn bước chân của khách thập phương đổ về. 

Các địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng tại Thừa Thiên Huế du khách có thể tham khảo:

Cung đình Huế: Đây là một trong những quần thể di tích có giá trị bất nhất về mặt lịch sử, cũng là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Nơi đây gìn giữ vô số các công trình lớn phục vụ cho sinh hoạt và công việc của vua quan nhà Nguyễn

  • Địa chỉ: Tp. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
  • Giờ mở cửa: 08:00 
  • Giá vé: từ 120.000 đến 200 VNĐ (tuỳ theo khu vực tham quan)

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: Đây là bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam và là một trong những bảo tàng xưa nhất ở cố đô Huế.

  • Địa chỉ: 03 Lê Trực, Phú Hậu, Thành phố Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: Thứ 2 - Chủ Nhật: 07:00 - 17:30
  • Giá vé: Hoàng Cung Huế (Đại Nội - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế); 150.000đ/lượt

Lăng Tự Đức: Nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ được công nhận là công trình kiến trúc trang trọng và có tính mỹ thuật cao. Những đồi núi nhấp nhô, cỏ tươi tốt và đặc biệt là rừng thông xanh biết là tổng hòa vẻ đẹp ghi dấu ấn trong lòng người khi đến nơi đây. 

  •  Địa chỉ: 17/69 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 17:30
  • Giá vé: miễn phí

Đền Huyền Trân Công chúa: Đền là khu trung tâm văn hóa Huyền Trân (Huyền Trân công chúa) cũng như là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở vùng đất Cố đô. 

  • Địa chỉ: 151 Thiên Thai, An Tây, Thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: Thứ 2 – Chủ Nhật: 07:00 – 17:00
  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Thiên Mụ: Đến với Huế, du khách không thể nào bỏ qua những kiến trúc chùa chiền liên quan đến văn hoá của triều đại nhà Nguyễn. Nằm cạnh sông Hương cùng với vẻ đẹp trang nghiêm, nhẹ nhàng chùa đã đi vào biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi xứ Huế trữ tình.

  • Địa chỉ: số 140 – 142 đường Nguyễn Phúc Nguyên, Thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: 9:00 
  • Giá vé: miễn phí

Chợ Đông Ba: Một trong những điểm đến du lịch văn hoá của Cố đô Huế nhất địn du khách nên ghé qua, vì đây chính là nơi bày bán những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thừa Thiên - Huế này.

  • Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo, Phú Hòa, Thành phố Huế, Giờ mở cửa: Quanh năm
  • Giá vé: Miễn phí

Nhã nhạc cung đình Huế: Là nhạc chính thống của triều đình được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Loại nhạc mà được nhận định rằng xứng tầm quốc gia. Vậy nên, đây là một trong những cơ hội trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua.

Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đoàn Thị Điểm, Phú Hậu, Thành phố Huế)

  • Thời gian: 10h00 – 10h40 và 5h00 – 15h40
  • Giá vé: 100.000đ/người/vé

Nghe nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương

  • Thời gian: 18h00; 19h00 và 20h00 hàng ngày
  • Giá vé: 100.000đ/người/vé

Làng Hương Xuân Thuỷ: Đây là nơi làm hương ra đời từ khoảng 700 năm trước dưới thời nhà Nguyễn. Làng cũng là nơi xưa kia cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong các vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. Có thể nói, nơi đây lưu giữ nghề cổ truyền mang đậm nét văn hóa dân tộc mà còn là địa điểm lên hình cực kỳ bắt mắt.

  • Thời gian: 7h00 – 19h00 (từ thứ 2 đến Chủ Nhật)

Nhà thờ Phủ Cam: Nhà thờ Phủ Cam là một trong những tuyệt tác kiến trúc Công Giáo có thời gian xây dựng lịch sử trong kỷ lục xây dựng nhà thờ ở Việt Nam. Công trình này cũng là một trong những công trình để đời trong sự nghiệp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

  • Địa chỉ: 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7: 05:00 - 18:30 Ngày chủ nhật: 08:00 - 18:30
  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Từ Hiếu: Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Huế, nơi đây được biết đến là ngôi chùa gắn liền với nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn. Đây cũng là ngôi chùa tu học đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

  • Địa chỉ: Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: Thứ 2 - Chủ Nhật: 05:30 - 20:00
  • Giá vé: Miễn phí

Trường Quốc học Huế: Đây là một trong những ngôi trường THPT lâu đời thứ ba tại Việt Nam. Nơi đây cũng từng là nơi học tập của những nhà chính trị của Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) và Ngô Đình Diệm.

  • Địa chỉ: 12 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Vietnam
  • Giờ mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Địa điểm tham quan du lịch ở Huế là vô cùng đa dạng và phong phú, chính vì vậy, để khám phá hết vẻ đẹp của thành phố này du khách nên dành thời gian chất lượng tại nơi đây.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 19/06/2023