Bà Rịa Vũng Tàu
mask
Đã đi
Sắp đi
294,911 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp tự nhiên mà còn có khí hậu lý tưởng cho du lịch biển. Đặc biệt, vùng này còn hấp dẫn du khách bằng di sản lịch sử, văn hóa lâu đời và một ẩm thực phong phú, đặc sắc. Hành trình du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về cảnh quan, mà còn thỏa thích đắm chìm trong các món ăn độc đáo.

Hình ảnh du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
Vũng Tàu 2022
PHƯỢT 1 NGÀY 1 ĐÊM CÙNG HỘI BANG CHỦ
VŨNG TÀU NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG 6 ❤️
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là một trong những tỉnh nằm ngay tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là nơi có vị trí cửa ngõ tiếp giáp biển Đông, là một trong những cầu nối chính của nước ta với các nước láng giềng. Do nằm tiếp giáp giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Bà Rịa - Vũng tàu có vai trò hết sức quan trọng trong việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam và ngược lại. Không những thế, nơi đây còn có quá trình lịch sử khai phá vùng đất lâu đời, cùng với đó là nguồn gốc tên gọi mang nhiều ý nghĩa, để lại cho nhiều bài học lịch sử cho thế hệ sau.

Lịch sử hình thành Bà Rịa - Vũng Tàu

Giai đoạn khai khẩn vùng đất

Vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất được khai khẩn và xây dựng cách đây khoảng 350 năm và người có công khai khẩn vùng đất này chính là chúa Nguyễn Phúc Tần. Sau này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được sát nhập vào vùng đất của thành Gia Định. 

Bà Rịa - Vũng Tàu dưới thời kháng chiến

Mãi cho đến năm 1895, chế độ thực dân Pháp đã tách phần đất của Vũng Tàu ngày nay để lập nên thành phố Cap Saint Jacques. Năm 1945, sau khi giành lại độc lập dưới tay thực dân Pháp, chính quyền cách mạng đã sát nhập hai vùng đất Bà Rịa và Vũng Tàu ngày nay để thành lập tỉnh Cáp. Năm 1967, tỉnh Bà Biên được thành thập trên cơ sở hợp nhất giữa ba tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa và Long Khánh xưa. Ngày 30/05/1979, thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo nhằm đẩy mạnh ngành khai thác dầu khí nước ta.

Bà Rịa - Vũng Tàu sau giai đoạn kháng chiến

Ngày 12/08/1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập. Ngày 12/08/1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập. Khi mới được thành lập, tỉnh có 5 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Vũng Tàu và 4 huyện lỵ Long Đất, Châu Thành,  Xuyên Mộc và Côn Đảo. Trải qua nhiều lần chia tách và chuyển đổi hành chính, đến nay, tỉnh có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện.

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vị trí địa lý

Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế ở phía Nam nước ta. Lãnh thổ của tỉnh bao gồm hai phần chính: phần đất liền và phần hải đảo. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn nằm trên trục đường xuyên Á, có các hệ thống đường xá, sân bay, cảng biển vô cùng thuận lợi. Chính vì thế mà nơi đây được xem như là mạch máu trọng điểm gắn kết mối quan hệ toàn diện giữa tỉnh với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Về các mặt tiếp giáp:

  • Phía Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với tỉnh Đồng Nai;
  • Phía Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với biển Đông;
  • Phía Đông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với tỉnh Bình Thuận và biển Đông;
  • Phía Tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi lãnh thổ

Phạm vi lãnh thổ của tỉnh bao gồm 8 đơn vị hành chính với 2 thành phố: thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu; 1 thị xã là thị xã Phú Mỹ; 5 huyện lỵ lần lượt là: huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền, huyện Xuyên Mộc và huyện đảo Côn Đảo. 

Nguồn gốc tên gọi Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Tên gọi Bà Rịa: Địa danh Bà Rịa được đặt từ tên của bà Nguyễn Thị Rịa - đây là người phụ nữ quê ở Phú Yên. Bà  đã có công lao vô cùng to lớn trong việc khai khẩn vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay.
  • Tên gọi Vũng Tàu: Lúc trước, Vũng Tàu có tên Tam Thắng. Địa danh này được gắn với sự kiện ba ngôi làng đầu tiên nơi đây được thành lập: Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Đến năm 1882, vua Minh Mạng đã cấp đất cho dân đến đây khai khẩn, làm ăn, sinh sống. Sau này địa danh Thắng Tam được đặt tên lại thành Vũng Tàu. Có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra giả thiết về địa danh này rằng: do địa danh này có ba mặt giáp biển,  rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu lại trước khi họ cập bến vào Gia Định, nên dần lâu được người dân quen thuộc gọi là Vũng Tàu.

Thông tin cần biết về Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Diện tích: 1.982,56 km2
  • Dân số: 1.337.700 người (2022)
  • Vùng du lịch: Đông Nam Bộ
  • Tộc người chủ yếu: Việt, Hoa, Khmer, Chăm,...
  • Mã điện thoại: 0254
  • Biển số xe: 72

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có gì hay? có gì đẹp?

Đã từ lâu, Bà Rịa - Vũng Tàu đã được xem như là một thương hiệu du lịch vô cùng tiếng của nước ta. Nơi đây rất may mắn khi có lợi thế về khí hậu mát mẻ, trong lành; bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp. Với đường bờ biển dài khoảng 300km, tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh các chiến lược phát triển du lịch vào việc khai thác những thế mạnh từ biển như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch thể thao,…. Không dừng lại bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, mảnh đất này còn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh vô cùng nổi tiếng, thu hút du khách viếng thăm hằng năm.

Văn hóa và con người Bà Rịa - Vũng Tàu

Không những lôi kéo khách du lịch bởi vẻ đẹp tự nhiên vô cùng trong xanh, Bà Rịa - Vũng Tàu còn thu hút bởi vẻ đẹp văn hóa phong phú. Từ xa xưa, người dân Vũng Tàu vẫn luôn luôn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc như văn hóa đi biển, thờ cúng cá ông hay các làng nghề truyền thống gắn liền với cuộc sống biển. Tất cả các nét đẹp văn hóa trên đều tạo nên một dấu ấn tuyệt sắc, một gam màu đặc trưng riêng của vùng đất biển đảo này.

Bên cạnh sự nhộn nhịp, sầm uất của thành phố du lịch biển, thì nơi đây vẫn còn đâu đó vấn vương hình ảnh cuộc sống giản đơn, bình dị của bà con nơi làng chài và sự mộc mạc, chân chất của những ngư dân biển đảo. Tuy ngày nay cuộc sống nơi làng chài dần càng cải thiện, nhưng dẫu cho thời thế ra sao, người dân vẫn luôn một lòng hướng về biển cả với tình yêu thủy chung, da diết. 

Thời tiết và khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu

Là tỉnh nằm tại vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa, nắng rất là rõ rệt. Mùa mưa nằm trong khoảng từ tháng 5 cho đến tháng 10, còn mùa nắng thì bắt đầu từ  khoảng tháng 11 cho đến tháng 4 của năm sau. Nhiệt độ trung bình nơi đây tầm mức 27oC nên khí hậu vô cùng mát mẻ quanh năm.

Chính vì lợi thế về mặt thời tiết và khí hậu được nói ở trên, nên trước hoặc sau dịp Tết, lễ 30/04 và 01/05 chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho quý khách, tắm biển nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động du lịch thể thao, tham gia sự kiện festival hằng năm.

Lễ hội đặc sắc ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô

  • Thời gian tổ chức: từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 02 âm lịch hằng năm;
  • Địa điểm: miếu Dinh Cô, đường Hai Bà Trưng, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Ý nghĩa của lễ hội: lễ hội Dinh Cô được tổ chức nhằm cầu bình an cho gia đạo, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng cho ngư dân ra khơi. Đồng thời, lễ hội còn thờ “cô” Lê Thị Hồng Thủy – Là vị nữ thần thiêng liêng, cao quý được ngọc hoàng ban xuống cứu giúp làng Long Hải. Với những lễ nghi cổ truyền, lễ hội Dinh Cô thu hút đông đảo du khách thập phương đến cầu cúng.

Lễ hội đình thần Thắng Tam

  • Thời gian tổ chức: từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 02 âm lịch hằng năm;
  • Địa điểm: đình Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Ý nghĩa của lễ hội: Mục đích của lễ hội đình Thắng Tam là để cho người dân  cầu an, cầu vụ mùa nhân thời điểm kết thúc và bắt đầu cho một mùa vụ thu hoạch tôm cá sau.

Lễ hội Nghinh Ông

  • Thời gian tổ chức: từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 08 âm lịch hằng năm;
  • Địa điểm: đình Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội Nghinh Ông thể hiện lòng kính trọng và sự biết ơn của người dân xứ biển đối với cá Ông (cá voi) - đây chính là vị thần linh bảo hộ họ trong những chuyến ra khơi đánh bắt. Và cho đến tận nay, mọi người đều quan niệm rằng cá Ông xuất hiện sẽ mang lại điềm may mắn. Cũng chính vì thế mà lễ hội Nghinh Ông được quan tâm và chú trọng ở từng nghi thức. Lễ hội còn thu hút du khách thập phương đến thăm quan và cúng bái.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

  • Thời gian tổ chức: ngày 20 tháng 08 âm lịch hằng năm;
  • Địa điểm: Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ về sự nghiệp và cuộc đời cao cả của vị anh hùng Trần Hưng Đạo. Lễ hội này là dịp quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trong việc truyền tải đến những thế hệ sau về về lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào dân tộc.

Ẩm thực Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu không chỉ mang cho đến cho quý khách nhiều bãi biển đẹp, đặc sắc lễ hội mà nơi đây còn còn có đa dạng những món đặc sản vô cùng thơm ngon và bắt mắt. Khi bạn đặt chân du lịch nơi đây thì đừng bỏ lỡ những món ngon đặc sản nơi đây. Hãy cùng Gody giới thiệu cho bạn một số món ngon phải thử khi đến với Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Bánh khọt Vũng Tàu: Được làm bởi bột gạo pha loãng, nhân thịt hoặc hải sản, được chiên giòn vàng rụm, trên bánh được được phủ tôm cháy nhìn thôi cũng thấy bắt mắt. Bánh khọt sẽ được ăn chung với nước mắm pha thiên vị ngọt và có dưa chua. Khi ăn, bánh sẽ cuốn cùng với rau sống để tăng thêm sự kích thích thèm ăn.
  • Bánh hỏi Bà Rịa: Khác với những loại bánh hỏi khác thường được ăn với thịt hoặc nem nướng. Bánh hỏi Bà Rịa được biết đến là một món ăn vô cùng độc đáo khi ăn kèm chung với thịt luộc và cạnh bên là một chén cháo được dùng như là nước súp của món. Mâm bánh sẽ gồm có 1 dĩa thịt lòng, 1 chén cháo, bánh hỏi, rau giá và 1 chén nước mắm ớt cay xè.
  • Bánh xèo Long Hải: bánh xèo Long Hải ngoài có những nguyên liệu chính như thịt, tôm, giá,... thì người dân nơi đây đã làm tăng thêm hương vị đặc biệt cho vỏ bánh bằng cách pha thêm trứng gà để tăng độ giòn của bánh. Ngoài ra, bên trong nhân bánh còn có thêm còn có hành tây cùng mộc nhĩ ăn vừa thơm, vừa giòn sựt sựt. 
  • Cháo hàu Long Sơn: Trong tất cả những món ăn chế biến từ hàu thì chỉ có cháo hàu vẫn được hết thảy mọi người ưa chuộng và yêu thích nhất. Từ người già đến trẻ em, ai cũng có thể thưởng thức được món cháo hàu này.  Hương vị của cháo vô cùng thơm, béo bùi của hàu, đậm đà gia vị. Ngoài ra, món cháo hàu mang đến cho mọi người rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Về miền biển mà  húp một bát cháo hàu Long Sơn mà thấy thật là ấm lòng.
  • Bánh canh Long Hương Bà Rịa: Bánh canh Long Hương được chế biến bằng sợi bánh canh vừa mềm vừa dai. Ăn cùng với bánh là thịt heo được chọn kỹ càng tươi ngon, nước dùng được ninh từ xương heo nhiều giờ nên nước rất trong và có vị ngọt thanh. Một tô bánh canh nóng hực thêm chút xanh của hành lá, thơm của hành phi, the the của tiêu xay thì đây chính là một món ăn vô cùng đáng thử khi đến nơi đây.
  • Lẩu cá đuối: Cá đuối Vũng tàu có thể được xem là  tươi và săn chắc nhất. Thịt cá sau khi được quán làm sạch sẽ được các đầu bếp kỹ càng tẩm ướp gia vị để khử đi mùi tanh của cá. Nước lẩu chua chua, nêm nếm đậm đà, dậy lên mùi cá nhưng chẳng tanh.

Các địa điểm vui chơi hấp dẫn tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu không dừng lại ở việc tắm biển và thưởng thức những món hải sản tươi ngon. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều điểm check-in, sống ảo vô cùng thích hợp với hội “chị em bạn dì” hay những khu di tích lịch sử, tôn giáo dành cho những ai muốn nghiên cứu và tìm hiểu vùng đất này. 

Tại thành phố Vũng Tàu

Bãi Sau Vũng Tàu

  • Địa chỉ: dọc con đường Thuỵ Vân, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Bãi Trước Vũng Tàu

  • Địa chỉ: dọc con đường Quang Trung, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Bạch Dinh

  • Địa chỉ: Trần Phú, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 18h
  • Giá vé: 15.000 đồng một vé

Hồ Mây

  • Địa chỉ: Trần Phú, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h30 đến 23h 
  • Giá vé: 400.000 đồng một vé

Tượng chúa giang tay

  • Địa chỉ: phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 17h 
  • Giá vé: miễn phí

 Đồi Con Heo

  • Địa chỉ: Phan Chu Trinh, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: từ 6h đến 18h 
  • Giá vé: miễn phí

Mũi Nghinh Phong

  • Địa chỉ: Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: từ 6h đến 17h
  • Giá vé: miễn phí

Hòn Bà

  • Địa chỉ: phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: từ 6h đến 17h 
  • Giá vé: miễn phí

Hải đăng Vũng Tàu

  • Địa chỉ: phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 22h 
  • Giá vé: miễn phí

Núi Tao Phùng (núi Nhỏ)

  • Địa chỉ: phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Núi Tương Kỳ (núi Lớn)

  • Địa chỉ: phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Tịnh xá Niết bàn

  • Địa chỉ: Hạ Long, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 18h 
  • Giá vé: miễn phí

Đình thần Thắng Tam

  • Địa chỉ: Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 18h 
  • Giá vé: miễn phí

Tại thành phố Bà Rịa

Chợ Bà Rịa

  • Địa chỉ: Ngô Gia Tự, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 6h đến 18h 
  • Giá vé: miễn phí

Địa đạo Long Phước

  • Địa chỉ: xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h30 đến 16h30 
  • Giá vé: 30.000 đồng vé người lớn, 15.000 đồng vé trẻ em

Hồ Đá Xanh

  • Địa chỉ: phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 8h đến 18h 
  • Giá vé: 20.000 đến 150.000 đồng một người

Tại các huyện khác

Suối nước nóng Bình Châu

  • Địa chỉ: xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: 100.000 đồng cho vé người lớn, 50.000 đồng cho vé trẻ em

Bãi biển Suối Ồ

  • Địa chỉ: xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 18h
  • Giá vé: 5.000 đến 15.000 đồng

Hồ Tràm

  • Địa chỉ: xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Hồ Cốc

  • Địa chỉ: xã Hưng Biền, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên

  • Địa chỉ: xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 17h  
  • Giá vé: miễn phí

Biển Long Hải

  • Địa chỉ: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Dinh Cô

  •  Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 4h đến 17h hằng ngày
  • Giá vé: miễn phí

Khu căn cứ núi Minh Đạm

  • Địa chỉ: xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 18h 
  • Giá vé: miễn phí

Đèo Nước Ngọt

  • Địa chỉ: xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí 

Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu

  • Địa chỉ: quốc lộ 55, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 7h đến 17h
  • Giá vé: miễn phí

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Phía Nam giáp Biển Đông. 1

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C Tháng thấp nhất khoảng 26,8°C Tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2 400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Bãi trước Bãi sau Vịnh Nghinh Phong Đồi Con Heo Bạch Dinh Ngọn hải đăng Tượng Chúa Kito

4. VĂN HÓA

Vũng Tàu là thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Xe ôm Taxi Tàu, bè

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có sân bay Quốc tế Sân bay gần nhất là Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe đò Xe bus Xe du lịch Toàn Thắng, Hoa Mai rất nhiều chuyến di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa- Vũng Tàu hằng ngày

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Rất nhiều nơi ở thành phố Vũng Tàu chấp nhận thanh toán qua thẻ cũng như bằng các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

2. MỨC TIÊU THỤ

Chai nước suối: 7.000VND-10.000VND Hủ tíu, phở, bún...: 35.000VND - 55.000 VND/tô

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bánh khọt Hải sản (Chợ hải sản) Bún Riêu Trứng lòng đào - Sữa chua

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội đình thần Thắng Tam(Từ 17 đến 20/2 âm lịch). Địa điểm: Đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. ... Lễ hội Nghinh Ông (Vũng Tàu)( 16 - 18/8 âm lịch) Lễ hội Nghinh Cô tại Dinh Cô (12/2 âm lịch)

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Liên hệ bệnh viện gần nhất, hãy mang theo những loại thuốc cơ bản như Đau đầu, sổ mũi, sốt, ...và các loại thuốc đặc trị cá nhân.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 19/09/2024