Tây Ninh
mask
Đã đi
Sắp đi
72,077 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Tây Ninh

Từ trước đến nay, nhắc đến du lịch Tây Ninh du khách thường biết tới các địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, khu du lịch Ma Thiên Lãnh,... Nhưng đến Tây Ninh bên cạnh việc du ngoạn đến những nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, du khách còn được trải nghiệm hơn thế với rất nhiều các món ăn mang đậm hương vị thân thương của miền Đông Nam Bộ, thăm thú, khám phá văn hóa của người dân nơi đây qua những lễ hội độc đáo, những di tích lịch sử được gìn giữ qua nhiều thế hệ,...

Giới thiệu về Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Nam của Tây Ninh giáp với thành phố Hồ Chí Minh và Long An, khu vực phía Tây và Tây Bắc thì giáp với vương quốc Campuchia, phía Đông giáp với Bình Dương, Bình Phước. Vị trí địa lý nơi đây rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ giao lưu thương mại với các nước khu vực ASEAN.

Quanh năm thời tiết khí hậu nơi đây mưa thuận, gió hòa, hầu như không bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt. Nơi đây kết nối cao nguyên Nam Trung Bộ với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nên vừa mang chút hơi hướng sắc thái của vùng cao nguyên vừa lại có dáng dấp, đặc điểm của vùng đồng bằng sông nước. 

Cũng chính vì thế vùng đất này có nhiều nét văn hóa, ẩm thực, tín ngưỡng tôn giáo phong phú và đa dạng. Nơi đây còn có các di tích lịch sử hào hùng rất được du khách quan tâm đến như khu căn cứ Trung ương cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trung tâm tôn giáo Cao Đài....

Nguồn gốc tên gọi Tây Ninh

Từ thời xa xưa, Tây Ninh vốn là vùng đất thuộc sự quản lý của người Khmer được gọi là Thủy Chân Lạp. Trước đây Tây Ninh có tên gọi là Romdum Ray dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là Chuồng Voi vì vào thời điểm đó nơi đây hầu như là rừng rậm với rất nhiều muôn thú như voi, beo, cọp, rắn,... sinh sống. Sau đó nơi đây được vua Minh Mạng đặt tên là Tây Ninh với ý nghĩa là bình yên về chính trị ở phía Tây.  

Thông tin cần biết về Tây Ninh

  • Diện tích: 4.035,45 km2
  • Dân số: 1.197.600 (2022)
  • Biển số xe: 70
  • Mã vùng điện thoại: 0276
  • Mã QH: 703
  • Mã bưu chính/ Zip: 840000

Du lịch Tây Ninh có gì hay? có gì đẹp?

Văn hóa, lịch sử con người Tây Ninh từng được viết lên thành sách với sự trân trọng và biết ơn sâu sắc với các di sản tuyệt vời này. Đến với vùng đất này, du khách sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn và gần gũi hơn thiên nhiên, con người nơi đây.

Lịch sử Tây Ninh

Tây Ninh với nhiều tàn tích của thời kỳ sơ sử đã được tìm thấy với những di tích thời tiền sử được khai quật như tháp Bình Thạnh (Prei Cek), tháp Chót Mạt mang phong cách kiến trúc tiền Angkor, Bùng Binh, Prasat Ankun, Phước Hưng, Vườn Dầu, Gò Bà Đao, Rừng Dầu, Sóc Lào, Thanh Điền, Cổ Lâm Tự, gò tháp Thuận An, Bến Đình, thành Sông Đua, Hào Thành, chùa Hiệp Long…; các tượng Hindu giáo, nhiều di vật Óc Eo…; các di chỉ bà Đao, Dinh Ông, Cao Sơn Tự, gò tháp Bến Trâu, Bến Sỏi,…đều thể hiện rõ nét của một vùng đất cổ xưa với những dấu ấn đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Đồng Nai và văn hóa Óc Eo ở phía Đông Nam bộ.

Bên cạnh đó, các điểm văn hoá dân tộc với đặc điểm văn hóa vật thể và phi vật thể của các tộc người Hoa, Khmer và Chăm Islam ở Tây Ninh vô cùng nổi bật trong vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, người Tà Mun là một trong những tộc danh khá đặc biệt, còn nhiều tranh luận về nguồn gốc tuy vậy du khách có thể tìm hiểu sâu hơn về dân tộc này qua cuốn sách "Tây Ninh đất và người".

Vùng đất Tây Ninh còn là nơi ra đời và bảo tồn, lưu giữ nhiều nét văn hóa dân tộc có lịch sử đến hàng trăm năm của người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, Tà Mun với tín ngưỡng thờ Bà Đen, thờ Bà Chúa Xứ, Linh Sơn Thánh Mẫu,... Nguồn gốc bản địa tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ là đạo Cao Đài có nguồn gốc chính là ở Tây Ninh, nơi đây thể hiện rõ nét trong kiến trúc Thánh thể, các nghi lễ, lễ hội. Bên cạnh đó, các tôn giáo chính lớn như Phật Giáo, Thiên Chúa giáo cũng xuất hiện ở nơi đây với: Công Giáo Tây Ninh, các hệ phái Phật Giáo (Nam Tông, Bắc Tông, Khất sĩ)...

Văn hóa, con người Tây Ninh

Mảnh đất giàu truyền thống văn hoá dân tộc Tây Ninh có đến 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những lối sống, tập quán và phong tục khác nhau nhưng đều có chung truyền thống quý báu là tinh thần đoàn kết với cộng đồng, là sự hòa hợp trong đời sống dân cư, với nhiều nét dân dã, chân chất của những cư dân miền Nam Bộ dễ gần, tất cả đã tạo tạo cho Tây Ninh một nền văn hóa đa dạng mang đầy bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Bên cạnh đó, nguồn lực và văn hoá Tây Ninh sở hữu vốn văn hoá ấn tượng. Truyền thống văn hóa Nam Bộ nơi đây được bảo tồn, được lưu truyền và hoàn nhập trong lối sống, vào trong văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc dân gian; lòng yêu quê hương và tính độc đáo của sự đa dạng văn hoá và đa dạng về nhiều tộc người. 

Bản sắc văn hóa Tây Ninh được đặc trưng bởi nhiều nét văn hóa độc đáo, sự dung nạp của nhiều nền văn hoá dân cư khác nhau từ thời xưa, tình cảm chân thành, tính tình khoan dung của con người. Nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống dân gian: đình thần; nhà cổ Việt, Hoa; nhà sàn Khmer, nhà sàn sinh hoạt cộng đồng, các nghệ nhân truyền thống với tay nghề cao, làng nghề thủ công,...

Thời tiết, khí hậu ở Tây Ninh

Khí hậu Tây Ninh mang bản sắc khi khí hậu của vùng Đông Nam bộ, tương đối ôn hòa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hoàn toàn trái ngược với mùa khô (từ tháng 12 kéo dài đến hết tháng 2 năm sau).Chế độ nhiệt của Tây Ninh ổn định, dồi dào và có nhiệt độ trung bình là 27,4 độ C. Tây Ninh với thời tiết, khí hậu ổn định, phù hợp  để đi du lịch quanh năm.

Mùa khô (từ tháng 12 kéo dài đến hết tháng 4 năm sau): thời tiết Tây Ninh thuận lợi vô trong việc đi lại đến nhiều điểm tham quan trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tháng Giêng tại nơi đây diễn ra lễ hội xuân trên núi Bà Đen vô cùng nổi tiếng. Đi du xuân đầu năm, viếng chùa chiền, du lịch tâm linh vào những tháng xuân tươi mới.

Mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 11 trong năm): các vườn trái cây và độ mùa này chín rộ, vào thời điểm thu hoạch, các loại trái cây thơm ngon lành, hấp dẫn du khách. Tuy vậy, vào mùa này có mưa bởi vậy du khách nên thường xuyên coi dự báo thời tiết để chuyến đi thuận tiện nhất.

Ẩm thực Tây Ninh

Vùng đất Tây Ninh quanh năm đầy nắng ấm, có địa hình cao nguyên với đồng bằng xen lẫn cao nguyên với đặc trưng của các tài nguyên rừng, hồ rộng, núi cao, Tây Ninh còn có các món ăn, đặc sản nổi tiếng của miền Đông Nam Bộ. Những món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng dưới bàn tay khéo léo của những người đầu bếp bình dân đã trở thành nét văn hóa rất riêng của Tây Ninh.

Với nét ẩm thực tinh túy, đặc sắc của nền văn hoá vượt thời gian của nhiều thời đại lịch sử cho đến thế hệ hôm nay. Ẩm thực Tây Ninh còn là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt và là nhân tố quan trọng tạo nên bản sắc và hương vị của mảnh đất Tây Ninh. 

Nhiều người biết đến Tây Ninh qua hương vị của "muối Tây Ninh" với hương vị thơm ngon, cay nồng là gia vị làm tăng thêm hương vị cho nhiều món trái cây, ăn cùng bánh tráng, bánh dẻo tôm…Bên cạnh đó, Tây Ninh còn có món ăn đặc sắc mà người Nam Bộ rất ưa chuộng chính là mắm chua. Mắm chua có có cách chế biến đặc biệt, ảnh hưởng từ người Khmer và được cải tiến đôi chút cho phù hợp với khẩu vị của đông đảo người dân trên khắp miền đất nước. 

Lễ hội  

Có nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc ở Tây Ninh, đặc biệt là trên núi Bà Đen với lễ hội nổi tiếng kéo dài từ ngày 15 đến ngày 18 tháng Giêng (ÂL) mỗi năm. Bên cạnh đó, tại Tòa thánh Tây Ninh có màn múa "múa Rồng nhang" gồm Long, Lân, Quy, Phụng trong khuôn khổ đại lễ "Hội Yến Diêu Trì Cung", nếu du khách có dịp về Tây Ninh trong khoảng thời gian này sẽ được dự một đại lễ lớn của đạo Cao Đài nơi đây.

 Lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong - Lễ hội tại Tây Ninh lớn

  • Thời gian diễn ra tham khảo: Ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch hằng năm
  • Địa điểm tổ chức: Ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Lễ Kỳ Yên - Lễ hội Tây Ninh hấp dẫn

  • Thời gian diễn ra tham khảo: 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Đình Gia Lộc - khu phố Lộc Thành, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

 Lễ hội bánh tráng Tây Ninh

  • Thời gian diễn ra tham khảo: Theo quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh
  • Địa điểm tổ chức: Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Lễ hội truyền thống động Kim Quang

  • Thời gian diễn ra tham khảo: Ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm
  • Địa điểm tổ chức: Động Kim Quang - huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Lễ hội ở Tây Ninh - Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu

  • Thời gian diễn ra tham khảo: Ngày mùng 4, 5, 6 tháng 5 âm lịch hằng năm
  • Địa điểm tổ chức: Linh Sơn Tiên Thạch Tự - tọa lạc tại lưng chừng núi Bà Đen. Đây là một trong những ngôi chùa Tây Ninh linh thiêng nhất

Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh 

  • Thời gian diễn ra tham khảo: Đêm 18 - hết ngày 19 tháng Giêng âm lịch hằng năm
  • Địa điểm tổ chức: Núi Bà Đen - phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh

Các điểm du lịch phổ biến ở Tây Ninh

Là tỉnh thành nổi tiếng với nhiều lễ hội tâm linh, nhiều địa danh phong cảnh thiên nhiên trữ tình, từ núi rừng cho đến các di tích lịch sử văn hóa sẽ làm cho du khách say đắm khi đến với nơi đây. Tây Ninh đã dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những tín đồ yêu thích sự dịch chuyển, yêu thích du lịch với các địa danh hấp dẫn như tòa thánh Cao Đài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh,...

Dưới đây là các điểm du lịch hấp dẫn tại Tây Ninh du khách có thể tham khảo:

Núi Bà Đen

Địa chỉ: Ninh Sơn, Tây Ninh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: cáp treo hoạt động từ 5h30 - 21h30.

Giá vé: (sẽ có thay đổi tùy thời điểm)

  • Giá vé tham quan
  • Người lớn: 16.000đ/khách
  • Trẻ em (1m - 1m4), người già (trên 60 tuổi), người khuyết tật: 8.000đ/khách
  • Trẻ em (dưới 1m): miễn phí

Cáp treo lên chùa Bà

  • Người lớn: khứ hồi là 250.000đ - 400.000đ (VIP)

      140.000đ/lượt (chỉ đi lên/chỉ đi xuống)

  • Trẻ em (1m - 1m4): khứ hồi là 150.000đ - 250.000đ (VIP)

      80.000đ/lượt (chỉ đi lên/chỉ đi xuống)

Cáp treo lên đỉnh núi

  • Người lớn: 250.000đ - 400.000đ (VIP)/khứ hồi
  • Trẻ em (1m - 1m4): 150.000đ - 250.000đ (VIP)/khứ hồi

Toàn thánh Cao Đài

Địa chỉ: Phạm Hộ Pháp, phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh.

Giờ hoạt động: ban ngày (lễ chính vào 12h00)

Giá vé: 110.000đ/ khách nước ngoài

20.000đ/khách Việt Nam

Hồ Dầu Tiếng

Địa chỉ: nằm trên địa phận 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương.

Giờ hoạt động: 24/24

Giá vé: miễn phí tham quan

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát 

Địa chỉ: QL 22B, xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: 24/24

Giá vé: 780.000đ/khách/tour 2 ngày 1 đêm.

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh

Địa chỉ: xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: 24/24

Giá vé: Miễn phí

Khu du lịch Long Điền Sơn

Địa chỉ: số 8 đường Trần Phú, Ninh Sơn, Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: Từ 6h00 - 18h00 (trong tuần), từ 6h00 - 22h00 (thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ Tết).

Giá vé: 30.000VNĐ - 50.000VNĐ/người

Tháp cổ Bình Thạnh

Địa chỉ: DDT 786, Bình Thạnh, Trảng Bàng, Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: 9h00 - 17h00

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Tháp Chóp Mạt Tây Ninh

Địa chỉ: Ấp Xóm Mới, Tân Phong, Tân Biên, Tây Ninh.  

Giờ hoạt động: cả ngày

Giá vé: miễn phí

Chùa Thiền Lâm (Chùa Gò Kén)

Địa chỉ: QL22B, Long Thành Trung, Hòa Thành, Tây Ninh.  

Giờ hoạt động: 5h30-19h00

Giá vé: miễn phí

Cửa khẩu Mộc Bài

Địa chỉ: xã Lợi Thuận, thị trấn Bến Cầu, huyện Bến Cầu, Tây Ninh. 

Giờ hoạt động: 7h00-18h00

Giá vé: miễn phí

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Tây Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,8 °C, ít khi bị bão lũ.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Hồ Dầu Tiếng Khu du lịch Ma Thiên Lãnh Núi Bà Đen Tòa thánh Tây Ninh Tháp cổ Bình Thạnh Tháp Chóp Mạt Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Tham quan căn cứ trung ương cục miền Nam Cửa khẩu Mộc Bài Khu du lịch Long Điền Sơn Rừng Chàng Riệc Chùa Thái Sơn núi Cậu Vườn trái cây Gò Chùa Vườn trái cây Út Phương Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Tua Hai

3. VĂN HÓA

Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Tây Ninh hiện còn 2 trong 3 tháp cổ ở vùng đất nam bộ của nền văn hóa Óc Eo (Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII) hầu như còn nguyên vẹn là Tháp Chót mạt ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và Tháp Bình Thạnh huyện Trảng Bàng Theo thống kê của ban Dân tộc tỉnh Tây Ninh hiện Tây Ninh có 21 dân tộc cùng chung sống,dân tộc Tà Mun (hình như là hậu duệ của Vương quốc Phù Nam) ở Tây Ninh đang làm thủ tục để công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam.

4. ĐỊA LÝ

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Long An, Tây và Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum qua đường biên giới dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bánh canh Năm Dung. Bàu Sen Quán. Bánh tráng me Út Yến. Bánh canh Trảng Bàng Út Thiên. Bò tơ Năm Sánh. Khu ẩm thực sinh thái Long Trung. Gà nướng Ò Ó O. Quán ăn đồng quê

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội núi Bà Đen

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 03/03/2024