Bình Thuận
Nằm trong dải đất biển xanh thẳng tắp miền Trung Nam Bộ, với bạt ngàn những vườn thanh long tuyệt đẹp nên Bình Thuận còn được nhiều người đặt cho danh xưng là “vương quốc thanh long của Việt Nam”. Du lịch Bình Thuận còn là điều tuyệt vời với những tín đồ sành ăn khi nơi đây không chỉ có những món ăn ngon mà giá cả còn vô cùng hợp lý. Đến tham quan mảnh đất xinh đẹp và trù phú này, lưu giữ trong trái tim du khách còn là những bữa ăn đầy hấp dẫn, điểm đến vô cùng lý thú với văn hóa, con người Bình Thuận dễ gần, đáng yêu với nền văn hóa Chămpa cổ xưa nhất tại dải đất miền Trung.
Giới thiệu về Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thành thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Là tỉnh thành có bờ biển dài đến 192 km là cát trắng mịn, biển trong xanh trải dài từ mũi đá Chẹt giáo với bãi biển Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Tây giáp Đồng Nai. Có trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết, chỉ cách TPHCM khoảng hơn 2 giờ đồng hồ di chuyển qua cao tốc mới Dầu Giây - Phan Thiết.
Bình Thuận có 34 dân tộc anh em đồng bào cùng nhau sinh sống, trong đó tập trung đông nhất là dân tộc Kinh, Chăm, Raglai, Hoa và một số ít người Cơ Ho, Chơ Ro, Nùng… Cùng nhiều dân tộc anh em khác. Họ chung sống hòa thuận, cùng nhau vun vén, xây dựng làng xã, chỉ bảo và chia sẻ cùng nhau các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và cách trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Bình Thuận dần phát triển nhanh chóng, đưa đời sống nhân dân ổn định và an cư như hiện tại.
Bình Thuận còn nổi bật lên trong dải đất miền Trung với văn hoá Chàm (Chăm) đặc sắc và vô cùng nổi tiếng. Là nét kiến trúc Chăm vô cùng đặc biệt với những tháp đất nung cao, sừng sững trước sự bào mòn của thời gian nhưng vẫn giữ nét duyên dáng, đẹp đẽ vốn có. Là những bức tượng thần, tượng vũ nữ, tượng vua,… được các nghệ nhân thả hồn nghệ thuật tạo nên. Hay trang phục, các điệu múa dân gian, nhạc cụ, âm nhạc.. Đều đem đến cho khách du lịch dấu ấn đặc biệt về một nền văn hoá Champa đã có từ lâu đời trên mảnh đất Bình Thuận.
Nguồn gốc tên gọi Bình Thuận
Bình Thuận mang ý nghĩa là bình yên thuận hòa của một vùng đất, là từ viết tắt của Bình yên Thuận hòa. Cũng từ ý nghĩa đó mà Bình Thuận từ bao đời nay, vẫn là mảnh đất hiền từ, nhân nghĩa.
Theo nhiều sử sách ghi lại, Bình Thuận, có tên như thế cũng vào thời chúa Nguyễn (khoảng năm 1697) đã cho lập và đặt tên là "phủ Bình Thuận" khi gộp cho hai vùng đất của huyện An Phước và Hoà Đa.
Mãi đến năm 1827 (giai đoạn của thời vua Minh Mạng), tỉnh thành Bình Thuận bắt đầu xuất hiện từ đây.
Thông tin cần biết về Bình Thuận
- Diện tích: 7.992 km2
- Dân số: 1.252.100 (2022)
- Biển số xe: 86
- Mã vùng điện thoại: 0252
- Mã QH: 593
- Mã bưu chính/ Zip: 800000
Du lịch Bình Thuận có gì hay? Có gì đẹp?
Mảnh đất Bình Thuận phát triển bao đời nay với nhiều nét đẹp từ thiên nhiên, con người và văn hoá ấn tượng. Du lịch Bình Thuận, quý du khách sẽ được tận hưởng không khí biển cả bình yên, đẹp đẽ; văn hoá con người với cội nguồn văn hóa Champa cổ kính, con người miền biển Bình Thuận mến khách, hiền từ; thưởng thức các đặc sản vốn có nơi xứ biển miền Trung Bộ,...
Văn hoá, con người Bình Thuận
Với bề dày lịch sử, nguồn cội của nhiều văn hóa lâu đời. Trong đó, nhất định phải kể đến văn hoá Champa với nhóm di tích đền thờ Po Klong Mơhnai và tháp Po Sah Inư, cùng với hơn 100 bảo vật thuộc hoàng gia, hoàng tộc Chăm nguyên thủy vô cùng quý giá vẫn còn nguyên vẹn từ vương miện, áo bào, vòng vàng và các loại trang sức khác của vua và hoàng hậu.
Người đồng bào dân tộc Chăm còn được biết là một trong những người đầu tiên phát hiện ra những công dụng vô cùng quý báu, tốt cho sức khỏe của nước khoáng tại Bình Thuận. Nước khoáng tại Bình Thuận vô cùng tốt. Bằng loại nước khoáng này, người Chăm đã trị khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân (thế kỷ 13). Huyền Trân Công chúa (là con gái vua Trần) cùng mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu đã vô cùng bất ngờ về công dụng của dòng suối khoáng này, nên đã đặt cho đại danh là Vĩnh Hảo (mang ý nghĩa là "đời đời tốt đẹp"). Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã vô cùng nổi tiếng, xuất khẩu cả trong nước, và ngoài nước. Có dịp đi du lịch tại Bình Thuận, du khách có thể đến tắm suối khoáng bùn tại Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Bình Thuận cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách khi đi du lịch tại mảnh đất này.
Bình Thuận mang nhiều nét văn hoá đặc trưng của một mảnh đất miền Trung nhân hậu. Nơi đây con người sống chan hoà với thiên nhiên, với đất trời và cả những ai đi du lịch đến nơi biển trời bao la này. Khi du lịch đến Bình Thuận, du khách đừng ngại ngùng mà hỏi các điểm bán ăn ngon, người dân nơi đây rất nhiệt tình học sẽ chỉ dẫn mà không cần trả ơn hay bất kỳ việc nhỏ nhặt gì.
Thời tiết Bình Thuận
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của khí hậu miền Trung nhiều gió, mùa nắng, không khí có khô hạn và không có mùa đông. Không khí với hai mùa nắng và mùa mưa đậm nét không khí miền Nam. Mùa mưa tại Bình Thuận bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết tháng 10, mùa khô thì bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Tuy vậy, tháng mưa Bình Thuận thường tập trung chủ yếu vào tháng 8 đến tháng 10, bởi thế mùa khô Bình Thuận trên thực tế thường kéo dài hơn.
Du khách có thể đến du lịch Bình Thuận vào bất kỳ mùa nào trong năm, các mùa của Bình Thuận đều đem đến cho khách du lịch nhiều điều hấp dẫn, lý tưởng:
Tháng 4, tháng 5: thời gian tuyệt vời cho những du khách yêu thích tắm biển, bởi đây là thời điểm biển Bình Thuận nắng nhất, vô cùng đông vui với nhiều hoạt động diễn ra trên các bãi tắm.
Tháng 6 đến tháng 8: là thời điểm mưa nhiều diễn ra tại thành Bình Thuận, do đó khi đi du lịch vào các tháng này du khách nên kiểm tra kỹ dự báo thời tiết để thuận tiện cho việc đi lại cũng như tham quan các điểm đến đặc sắc tại Bình Thuận.
Từ đầu tháng 9 đến tháng 12: những tháng cuối năm luôn là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch tại Bình Thuận. Bình Thuận vào thời điểm này vô cùng đẹp, biển xanh trong vắt cùng các điểm đến rực rỡ sẽ là một trong những điểm đến lung linh cho những bức ảnh của du khách.
Ngoài ra, nếu du khách muốn đi du lịch đảo Phú Quý thì có thể lựa chọn đi du lịch vào khoảng tháng 3, bởi thời điểm này biển Phú Quý vô cùng đẹp, biển êm, ít bão hay ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên khi đi ra đảo vào thời điểm này quý du khách sẽ không cần lo lắng về bão hay biển động.
Ẩm thực Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh thành ven biển, hội tụ nhiều điều cần và điều kiện đủ để ẩm thực Bình Thuận trở thành "thiên đường" ẩm thực cho những ai yêu thích văn hoá ẩm thực biển. Đặt chân đến vùng đất biển Bình Thuận, du khách không chỉ hoà mình vào biển xanh, nắng vàng, những bãi cát trắng mịn mà còn là thưởng thức nền ẩm thực ngon nơi xứ biển không nơi đâu sánh bằng.
Đi du lịch Bình Thuận, du khách không thể bỏ qua các món ăn đặc sản trứ danh nơi miền biển đặc biệt là các món: bánh quai vạc, bánh canh chả cá, gỏi cá, chả lụi, bánh tráng cuốn dẻ, cơm niêu, mực rim, các loại trái cây theo mùa đặc sắc như đặc sản thanh long, măng cụt, quýt, chuối,.. Và các loại hải sản đặc biệt hấp dẫn, tươi sống được chế biến tại chỗ…
Lễ hội Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thành du lịch hấp dẫn du khách với nhiều nền văn hoá đặc sắc. Trong đó nổi bật với nền văn hóa Champa cổ kính. Nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa độc đáo vẫn giữ riêng nét đặc sắc mà lưu giữ qua nhiều thế hệ. Các lễ hội phải kể đến như: Tết Ramưwan, lễ hội Kate,...
Bên cạnh đó, Bình Thuận còn là địa phương có nhiều lễ hội, các cuộc thi độc đáo của nhiều dân tộc khác cùng với các lễ hội độc đáo. Phải kể đến các lễ hội như: đua thuyền trên sông Cà Ty (tổ chức vào mùng 2 Tết hàng năm), lễ hội cầu ngư (tầm độ tháng 6 hàng năm), lễ hội nghinh ông (tổ chức vào các năm chẵn tháng 7 ÂL hàng năm),..
Các điểm du lịch hấp dẫn Bình Thuận
Khó có thể nói nơi đâu có nhiều điểm hấp dẫn đặc biệt, nhiều công trình và điểm tham quan độc đáo từ thiên nhiên và chính bàn tay của người dân như nơi xứ biển Bình Thuận. Đi du lịch Bình Thuận, du khách có thể cảm nhận nét đẹp đặc sắc của biển cả, của đất trời với nhiều điểm thu hút đông đảo du khách đến từ nhiều nơi trên trên thế giới.
Dưới đây là 15 điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Thuận mà du khách có thể tham khảo:
Lầu Ông Hoàng: Phú Hài, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: 15.000đ/người
Bàu Sen: Hoà Thắng, Bắc Bình, Bình Thuận
Giá vé: 15.000đ/khách
- Đi xe Jeep: 150.000đ - 200.000đ/khách (tùy theo chuyến)
- Trượt máng trượt: khoảng 50.000đ/khách/không giới hạn thời gian.
Hòn Tranh: huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận
Giá vé: 250.000đ/khách (đặt theo tour).
Hòn Rơm: Mũi Né, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: 35.000đ/khách
Mũi Né: Mũi Né, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: miễn phí vào cổng tham quan
Tháp Po Sah Inư: Phú Hải, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: 15.000đ/khách
Trường Dục Thanh: Trương Nhị, Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: miễn phí
Dinh Vạn Thủy Tú: 54 Ngư Ông, Đức Thắng, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé: 15.000đ/khách
Dinh Thầy Thím: Tân Hải, Hàm Tân, Bình Thuận
Giá vé: 15.000đ/khách
Chùa Cổ Thạch: khu du lịch chùa cổ Thạch, Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận
Giá vé: miễn phí
Núi Tà Cú: Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Giá vé: tham quan 20.000đ/khách
Giá vé khứ hồi:
- Người lớn: 250.000đ/vé/khách
- Trẻ em (cao từ 1m đến 1m4): 150.000đ/vé/khách
- Trẻ em (cao dưới 1m): miễn phí
Đồi Cát Bay: số 01 Hòn Rơm, ĐT716, Mũi Né, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé tham quan:
- Người lớn: 15.000đ/vé
- Trẻ em (cao trên 1m2): 15.000đ/vé
- Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí
Đảo Phú Quý: đảo Phú Quý, Bình Thuận
Giá vé: tham quan miễn phí
Du khách có thể di chuyển ra đảo bằng tàu cao tốc mất khoản 2 tiếng hơn, với mức giá khá ổn:
- Ghế ngồi: khoảng 250.000đ/lượt
- Giường nằm máy lạnh: khoảng 350.000đ/lượt.
Mũi Kê Gà: Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Giá vé: 10.000đ/khách
- Di chuyển đến mũi Kê Gà bằng thuyền thúng hoặc cano: 80.000đ/người.
Hồ Hàm Thuận - Đa Mi: La Dạ, Tánh Linh, Bình Thuận
Giá vé: miễn phí cổng vào