Phía sau những công trình độc đáo của dinh Thầy Thím là câu chuyện cảm động về lối sống nhân ái, đạo nghĩa của cặp vợ chồng đạo sĩ thần thông...
Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, dinh Thầy Thím, là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và khu vực Nam Trung Bộ.
Được xây dựng vào năm 1879, dinh có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình, như: Tam quan, Võ ca, chính điện, nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ Hậu hiền, miếu ông Hổ, miếu Thành hoàng...
Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ và các trang trí nội thất của dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình thời nhà Nguyễn.
Tuy vậy, vượt lên những công trình độc đáo ấy là những giá trị văn hóa phi vật thể sâu sắc. Đó là câu chuyện về lối sống nhân ái, đạo nghĩa của Thầy Thím - vị Thần được thờ trong dinh.
Thầy Thím thực chất là tên gọi kép của một vợ chồng đạo sĩ (chồng là Thầy, vợ là Thím) có nhiều công đức đối với địa phương. sống kham khổ.
Tỏ lòng nhớ công đức của Thầy – Thím, nhân dân địa phương chung sức lập dinh ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế, lấy ngày 15/9 âm lịch hằng năm là ngày lễ tế thu Thầy – Thím. Nghĩa cử Thầy – Thím được dân gian lưu truyền rộng rãi. Đến đời Vua Thành Thái năm thứ 18, nhà Vua đã xem xét lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy – Thím là “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.
Ngày nay, dinh Thầy Thím là một trong những địa danh thu hút nhiều du khách ghé thăm nhất của tỉnh Bình Thuận. Công trình cũng đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1997.