new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Bảo hiểm du lịch Châu Âu

Hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bí ẩn, Châu Âu là sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, mang đến cho du khách những cảm giác độc đáo khó quên. Lần đầu tiên đặt chân đến đây, du khách sẽ nhanh chóng ấn tượng bởi những công trình kiến trúc cổ kính xen lẫn những tòa nhà cao tầng hiện đại, những con phố cổ lãng mạn cùng nhịp sống sôi động, náo nhiệt. Tuy nhiên, bên cạnh sự thú vị, một chuyến du lịch Châu Âu cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Để an tâm tận hưởng trọn vẹn hành trình khám phá mảnh đất huyền bí này, bảo hiểm du lịch Châu Âu chính là giải pháp hữu hiệu dành cho du khách thập phương.

Giới thiệu về bảo hiểm cho chuyến du lịch Châu Âu

Bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm giúp du khách phòng ngừa các rủi ro bất ngờ trong chuyến đi du lịch, du học, công tác, thăm thân nhân hay xuất khẩu lao động. Những rủi ro này thường đến bất ngờ và khó có thể phòng tránh trước. Do vậy, bảo hiểm du lịch được ra đời nhằm đóng vai trò như một phương thức "chia sẻ" rủi ro, giúp du khách giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, bảo hiểm du lịch quốc tế còn là một trong những điều kiện cần thiết và bắt buộc của nhiều Đại sứ quán tại Việt Nam khi xin visa. Đặc biệt, với các nước thuộc khối Schengen (châu Âu), khách du lịch sẽ bắt buộc phải có bảo hiểm để hoàn tất thủ tục xin visa. 

Tại sao nên mua bảo hiểm du lịch khi đi du lịch Châu Âu?

Chương trình bảo hiểm du lịch quốc tế là sản phẩm bảo hiểm dành cho những người dân Việt Nam không may gặp rủi ro trong những chuyến đi nước ngoài. Một số rủi ro điển hình khi đi du lịch nước ngoài bao gồm:

  • Rủi ro về sức khỏe do ốm đau hoặc tai nạn xảy ra ở nước ngoài.
  • Rủi ro mất mát tài sản, hành lý mang theo phục vụ các hoạt động thiết yếu hoặc công việc. 
  • Rủi ro về trách nhiệm pháp lý khi vô tình gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho người khác trong thời gian ở nước ngoài (Ví dụ: gây tai nạn giao thông).

Nếu những rủi ro này xảy ra trong nước, chúng vốn đã khá tốn kém và gây nhiều phiền toái, nhưng khi xảy ra ở nước ngoài, mức độ thiệt hại tài chính còn gấp nhiều lần do chi phí đắt đỏ, văn hoá, luật pháp khác biệt. Do đó, việc tham gia bảo hiểm du lịch quốc tế nói chung và Châu Âu nói riêng là để phòng ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại do những rủi ro, sự cố có thể phát sinh. Không chỉ vậy, tại các quốc gia khối Schengen thì gói bảo hiểm này còn là yêu cầu bắt buộc cần phải có khi nhập cảnh vào đất nước của họ. Những yêu cầu cụ thể của Đại sứ quán khi xin visa Châu Âu hoặc Schengen bao gồm:

  • Bảo hiểm y tế và tai nạn có mức chi trả tối thiểu từ 30.000EUR trở lên (mức chi trả càng cao càng tốt).
  • Bảo hiểm cần chi trả chi phí hồi hương thi thể (trong trường hợp tử vong).
  • Bảo hiểm cần chi trả chi phí tang lễ.
  • Bảo hiểm cần chi trả chi phí vận chuyển y tế khẩn cấp.

Các gói bảo hiểm đi du lịch Châu Âu phổ biến

Khi lựa chọn bảo hiểm du lịch Châu Âu, du khách sẽ thường gặp các loại hình bảo hiểm phổ biến như sau:

Bảo hiểm chuyến đi

Với một hợp đồng theo chuyến, du khách sẽ được bảo hiểm cho một chuyến đi nước ngoài và trở về Việt Nam với thời gian tối đa là 186 ngày. Hợp đồng bảo hiểm này thường sẽ có hiệu lực từ ngày khởi hành đến ngày trở về dự kiến ( đã được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận bảo hiểm). Gói bảo hiểm chuyến đi được đánh giá là phân loại phổ biến nhất, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, thích hợp nhất với những cá nhân không thường xuyên di chuyển tới Châu Âu. 

Bảo hiểm theo năm

Trong một hợp đồng bảo hiểm theo năm, khách du lịch sẽ được bảo hiểm cho tất cả các chuyến đi và về, với điều kiện mỗi chuyến đi tối đa là 90 ngày. Gói bảo hiểm này thường sẽ có hiệu lực trong 1 năm, rất phù hợp với những người thường xuyên di chuyển ra nước ngoài (du lịch, du học, thăm thân hay công tác). Họ có thể mua bảo hiểm một lần cho tất cả các chuyến đi trong năm, từ đó tiết kiệm một khoản chi phí so với việc liên tục mua những gói chuyến riêng lẻ.

Các mục cần quan tâm khi mua bảo hiểm du lịch Châu Âu

Khi mua bảo hiểm du lịch Châu Âu, du khách thông thường sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản sau:

  • Tai nạn cá nhân: Bảo vệ du khách trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn do tai nạn.
  • Chi phí y tế: Chi trả viện phí, điều trị bệnh, thương tật phát sinh khi du khách ở nước ngoài. Hỗ trợ chi phí theo dõi sức khỏe sau khi về nước, chi phí đi lại cho người thân nếu khách du lịch phải nằm viện hơn 5 ngày.
  • Vận chuyển y tế: Thanh toán chi phí di chuyển y tế khẩn cấp, hồi hương thi hài hoặc hỏa táng/chôn cất tại nơi tử nạn.
  • Trách nhiệm cá nhân: Bảo vệ du khách khỏi trách nhiệm pháp lý nếu vô tình gây thương tích hoặc thiệt hại tài sản cho người khác.
  • Sự cố ngoài ý muốn:
  • Hủy/Hoãn chuyến đi: Bồi thường chi phí không hoàn lại, chi phí hành chính phát sinh do hủy chuyến vì lý do bất khả kháng.
  • Rút ngắn chuyến đi: Bồi thường theo tỷ lệ cho mỗi ngày bị rút ngắn do lý do bất khả kháng.
  • Gián đoạn chuyến đi: Bồi thường theo tỷ lệ cho mỗi ngày không thực hiện được do du khách phải nằm viện hơn 5 ngày.
  • Chuyến đi bị trì hoãn: Bồi thường theo quy định.
  • Mua hàng khẩn cấp: Thanh toán chi phí mua đồ dùng cá nhân thiết yếu nếu hành lý bị mất cắp hoặc thất lạc vĩnh viễn.
  • Hành lý đến chậm: Bồi thường cho mỗi 6 giờ liên tục hành lý đến chậm.
  • Mất mát: Bồi thường cho trường hợp mất tiền cá nhân, chứng từ du lịch, hành lý và tài sản cá nhân.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp loại trừ, không nằm trong phạm vi bồi thường của công ty bảo hiểm mà khách du lịch cần ghi nhớ: 

  • Các bệnh tồn tại trước hoặc những bệnh thuộc mục loại trừ chung trong Quy tắc bảo hiểm.
  • Cố tình gây thương tích cho bản thân, tự tử hoặc có ý định tự tử.
  • Các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, đua xe, thi đấu, leo núi có dây, diều lượn, nhảy dù.
  • Điều trị răng (trừ trường hợp cấp thiết do tai nạn).

Chi phí mua bảo hiểm đi du lịch Châu Âu

Hiện nay có nhiều công ty cung cấp bảo hiểm du lịch Châu Âu với mức giá khác nhau. Giá của gói bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào mức độ bảo hiểm, tổng số ngày đi du lịch, yêu cầu của riêng các cá nhân... Nhìn chung, chi phí bảo hiểm du lịch Châu Âu cho các chuyến đi ngắn ngày không quá cao, nhưng số tiền được bảo hiểm mang lại giá trị đáng kể. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về mức giá bảo hiểm tại 3 thương hiệu nổi bật: 

Biểu phí bảo hiểm du lịch Châu Âu Công ty bảo hiểm Bảo Việt: 

  • Biểu phí cá nhân: thấp nhất là 140.000 đồng ( chương trình bạc với quyền lợi 40.000 EUR, cho chuyến đi từ 1 - 3 ngày), cao nhất sẽ là 5.500.000 đồng ( cho chuyến đi từ 176 - 180 ngày tại chương trình Kim Cương quyền lợi 120.000 EUR).
  • Biểu phí gia đình: thấp nhất là 280.000 đồng ( chương trình bạc với quyền lợi 40.000 EUR, cho chuyến đi từ 1 - 3 ngày), cao nhất sẽ là 11.000.000 đồng ( cho chuyến đi từ 176 - 180 ngày tại chương trình Kim Cương quyền lợi 120.000 EUR).

Công ty bảo hiểm PVI: Mức phí bảo hiểm du lịch Châu Âu của PVI sẽ phụ thuộc vào số ngày tham gia bảo hiểm. Dưới đây là bảng giá tham khảo cho các gói bảo hiểm 30, 60 và 90 ngày:

  • Du lịch Châu Âu 30 ngày: 1.440.000 đồng.
  • Du lịch Châu Âu 60 ngày: 2.520.000 đồng.
  • Du lịch Châu Âu 90 ngày: 3.600.000 đồng.

Biểu phí bảo hiểm du lịch Châu  Âu Công ty bảo hiểm Liberty: 

  • Biểu phí cá nhân: Chỉ từ 56.000 đồng/ngày. 
  • Biểu phí gia đình: Chỉ từ 112.000 đồng/ngày.

Nên mua gói bảo hiểm đi du lịch Châu Âu ở đâu?

Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, việc lựa chọn nơi mua bảo hiểm đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh thương hiệu uy tín và sản phẩm phù hợp, yếu tố then chốt là đội ngũ tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ du khách khi cần thiết. Giữa vô số thương hiệu và sản phẩm khác nhau như AIG, Bảo Minh, Bảo Việt, Liberty…, để chọn mua bảo hiểm du lịch quốc tế phù hợp quả thực không dễ dàng. 

Dịch vụ bảo hiểm du lịch quốc tế của Gody.vn tự hào là người bạn đồng hành và là sự lựa chọn của hàng triệu khách hàng mua bảo hiểm trực tuyến.  Tại đây, khách du lịch không chỉ được mua bảo hiểm với mức giá ưu đãi mà còn hoàn tất thủ tục nhanh chóng chỉ với 5 bước đơn giản:

  • Bước 1: Tìm kiếm gói bảo hiểm phù hợp nhu cầu trên website.
  • Bước 2: Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp chuyến đi.
  • Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân và những người tham gia bảo hiểm cùng (nếu có).
  • Bước 4: Hoàn tất thanh toán bằng đa dạng phương thức an toàn và tiện lợi.
  • Bước 5: Nhận hợp đồng, xác nhận và các tài liệu liên quan qua email hoặc bản cứng.

Khi du lịch đến các nước Châu Âu, đặc biệt các quốc gia thuộc khối Schengen, bảo hiểm du lịch là một loại hình bảo hiểm quốc tế quan trọng, bắt buộc cần có trong quá trình nhập cảnh. Thêm vào đó, trong những tình huống không mong muốn như tai nạn, ốm đau, mất mát hành lý, trộm cắp..., bảo hiểm du lịch sẽ giúp du khách giảm bớt gánh nặng tài chính. Mặc dù việc mua bảo hiểm du lịch quốc tế khi đi Châu Âu có thể phức tạp hơn một chút do liên quan đến vấn đề visa, nhưng những lợi ích thiết thực mang lại cho du khách cũng như người thân đảm bảo sẽ hoàn toàn xứng đáng với thời gian tìm hiểu.

FAQs

Khu vực Schengen là một hiệp định giữa các quốc gia châu Âu cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên. Điều này có nghĩa là du khách chỉ cần xin thị thực một lần để có thể du lịch đến tất cả các quốc gia sau: Áo, Bỉ, Estonia, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Iceland, Đức, Hy Lạp, Italia, Latvia, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Liechtenstein, Litva, Na Uy (Không thuộc EU), Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ.

Trong trường hợp xảy ra sự kiện được bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm sẽ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau:
- Người được bảo hiểm (chính du khách đăng ký mua bảo hiểm và những người có tên trong hợp đồng nếu mua gói theo nhóm hoặc gia đình).
- Người thụ hưởng được chỉ định ghi rõ trong hợp đồng (nếu có).
- Người có quyền thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm (trường hợp không có người thụ hưởng đã được chỉ định).
- Người được ủy quyền.

Đây là vấn đề băn khoăn thường thấy đối với bất kỳ khách du lịch nào khi mua bảo hiểm. Mặc dù, số ngày phù hợp nhất sẽ tùy vào nhu cầu từng cá nhân nhưng nếu du khách có điều kiện tài chính, hãy cân nhắc mua bảo hiểm du lịch với thời hạn dài hơn số ngày thực tế của chuyến đi, khoảng 15 ngày. Bởi vì nếu có nhu cầu gia hạn visa, lãnh sự quán sẽ có thêm căn cứ để xem xét cấp visa. Ngoài ra, trường hợp muốn lưu lại và tham quan thêm, du khách vẫn có thể thoải mái điều chỉnh kế hoạch cho chuyến đi dài ngày hơn dự kiến.