Việt Nam
mask
Đã đi
Sắp đi
39,358 Gody-er đã đến

Việt Nam

Việt Nam được xem là thiên đường văn hoá và tự nhiên tuyệt đẹp nằm ở lòng Đông Nam Á. Tựa như một bức tranh tinh tế với đa màu sắc và huyền bí, đất nước này không chỉ có những bãi biển xanh ngát đầy hoang sơ và những cánh đồng, đồi núi hùng vĩ mà còn là nơi giàu di sản văn hóa lịch sử và các nét ẩm thực độc đáo, đậm chất truyền thống. 

Giới thiệu về Việt Nam 

Việt Nam - Mảnh đất hình chữ S nằm ở phía Đông Nam Á và có một vị trí địa lý đa dạng với đường bờ biển dài, cảnh quan núi non tuyệt đẹp. Với một nền văn hóa lâu đời và phong phú, Việt Nam hòa trộn các yếu tố dân tộc, Trung Hoa và phương Tây tạo nên một nét đẹp đậm chất truyền thống. Đến với Việt Nam hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên.

Vị trí địa lý

Việt Nam là một quốc gia có khu vực địa lý nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương và nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Với diện tích là 331.344 km2, Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km (không kể các đảo) và biên giới đất liền dài 4.639 km. Trong đó, phía Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ và biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc và phía Tây giáp Lào, Campuchia. 

Khí hậu

Khí hậu của Việt Nam là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với sự phân hóa đa dạng bởi sự ảnh hưởng từ địa lý:

  • Miền Bắc: đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó mùa đông sẽ cực lạnh và ngược lại mùa hè sẽ rất nóng. Ngoài ra còn có những khoảng thời gian giao mùa giữa mùa đông và mùa hè tạo nên mùa xuân, mùa thu và mùa nồm ẩm (thời gian ngắn).
  • Miền Nam: đặc trưng của khí hậu miền Nam sẽ được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. 
  • Miền Trung: kiểu khí hậu ôn hòa với 2 mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, đặc điểm khí hậu miền Trung còn có sự phân hóa theo từng khu vực khác nhau.

Thời điểm tốt nhất để du khách có thể ghé thăm Việt Nam là từ khoảng tháng 7 đến tháng 8. Bởi vì đây là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm với nhiều lễ hội phong phú cũng như thời tiết thuận lợi ở những vùng ven biển.

Dân cư dân số

Theo số liệu được cập nhật mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam sắp chạm mốc 100 triệu người với con số cụ thể là 99.983.543 người (23/11/2023). Hiện chiếm khoảng 1.24% so với tổng dân số thế giới và xếp thứ 15 trên bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2, mật độ dân số Việt Nam đang là 322 người/km2, trong đó có khoảng 38.77% dân sống ở thành thị và 61.23% dân số ở nông thôn.

Kinh tế 

Kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phần lớn phụ thuộc vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với chủ trương xây dựng đất nước thành hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, kết thúc một nền sản xuất lạc hậu và trở thành nước có nền kinh tế thị trường năng động, tăng trưởng cao, hội nhập mạnh mẽ để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi.

Nguồn gốc tên gọi Việt Nam

Vào thời điểm núi sông trời biển nước ta nối liền một cõi, bản đồ cương giới hoàn chỉnh, vua Nguyễn Ánh (hiệu Gia Long) đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu là Nam Việt. Trong đó Nam có nghĩa “An Nam” và Việt là “Việt Thường. Tuy nhiên cái tên Nam Việt đấy lại trùng với quốc hiệu trước đây của quốc gia cổ thời nhà Triệu, bao gồm cả Quảng Tây và Quảng Đông của Trung Hoa. Vì vậy mà nhà Thanh đã yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại tên thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Vào ngày 17/2/1804 (Giáp Tý), tên gọi Việt Nam chính thức được vua Gia Long tuyên chiếu thành quốc hiệu nước ta và thông báo cho trong và ngoài nước.

Thông tin cần biết về Việt Nam

  • Tên gọi quốc gia: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
  • Thủ đô: Hà Nội
  • Diện tích: Khoảng 331.211,6 km2
  • Dân số: 99.983.543  
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Tiền tệ: VNĐ đồng
  • Múi giờ: GMT +7
  • Mã điện thoại: +84
  • Nguồn điện: 220V
  • Ổ cắm điện: Ở Việt Nam sử dụng ổ cắm loại A (hai chân phẳng dọc), loại C và loại F (hai chân tròn).

Du lịch Việt Nam có gì hay, có gì đẹp?

Con người

Nếu du khách có cơ hội ghé thăm Việt Nam, chắc chắn sẽ bị bất ngờ vào sự hiếu khách của những con người chân phương, thật thà ở nơi đây. Bên cạnh những vẻ đẹp của sự thân thiện, con người Việt Nam cũng được biết đến với tinh thần chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống. Họ luôn luôn làm việc chăm chỉ để cải thiện cho cuộc sống của mình. Ngoài ra con người nơi đây thực sự rất tôn sư trọng đạo, luôn thể hiện sự tôn trọng dành cho những bậc thầy, bậc cha mẹ đã có công nuôi dưỡng mình.. 

Văn hoá 

Với một bề dày lịch sử huy hoàng, nền văn hóa của Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, từ các triều đại phong kiến cho đến sự ảnh hưởng của các văn hóa phương Tây và Trung Hoa. Hiện nay với 54 dân tộc anh em, văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, trải dài từ Miền Bắc đến Nam. Nó được thể hiện qua từng địa phương, từng con người qua các tác phẩm văn học, mỹ thuật, di sản kiến trúc… Đến với Việt Nam, du khách sẽ được đắm mình trong các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, nổi bật như Vịnh Hạ Long - Một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Lịch sử 

Theo sử học, nền lịch sử Việt Nam được ghi nhận cách đây từ 3000 - 4000 năm trước. Khu vực lãnh thổ đã có con người sinh sống bắt đầu từ thời kỳ Đồ đá cũ và được chia thành 4 giai đoạn sau:

  • Thời kỳ dựng nước (từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ X): Người Việt cổ hình thành nên các khu vực lãnh thổ sơ khai và đánh bại các cuộc xâm lược của phương Bắc.
  • Thời kỳ phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX): Việt Nam hình thành nên các triều đại phong kiến, bắt đầu quá trình dựng nước và phát triển đất nước.
  • Thời kỳ cận đại (từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX): Việt Nam trong quá trình giữ nước, chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp.
  • Thời kỳ hiện đại (từ thế kỷ XX đến nay): Việt Nam giành lại độc lập, đất nước thống nhất.

Ẩm thực 

Nhắc đến văn hoá Việt Nam, không thể nào không nhắc đến nền ẩm thực đa dạng, đậm đà truyền thống nơi đây. Ẩm thực Việt được được đánh giá thuộc hàng top đầu trong khu vực và thậm chí có nhiều món ăn truyền thống dã vươn tầm thế giới như:

  • Bún: Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, gạo chính là nguyên liệu chính giúp bà con nông dân tạo ra những sợi bún tươi ngon. Ở Việt Nam, có rất nhiều món ăn được chế biến từ bún tạo nên những hương vị gây thương nhớ cho thực khách, ví dụ: bún bò Huế, bún bò, bún chả… 
  • Phở: Quả thực là một điều thiếu sót nếu trong danh sách các món ăn phải thử của du khách tại Việt Nam không có Phở. Đây được xem là món ăn truyền thống, có sức ảnh hưởng giúp hương vị quê nhà vươn tầm thế giới với tên gọi “quốc hồn tuý” của Việt Nam.
  • Bánh mì: Bánh mì Việt Nam thực sự gây ấn tượng mạnh với khách du lịch bởi hương vị sáng tạo mà nó mang lại. Phần nhân được kết hợp từ các loại thịt, chả, rau rồi rưới lên bởi loại nước sốt đặc biệt, khiến du khách ăn quên lối về.
  • Nem rán: Một món ăn gia đình thường được sử dụng vào những dịp lễ quan trọng như tết, giỗ… Tuy nguồn gốc của nó được bắt đầu từ ẩm thực Trung Hoa nhưng đã được các nghệ nhận của Việt Nam chế biến lại với hương vị đặc trưng riêng. Nem rán được cuốn bằng bánh đa với nhân thịt, miến, mộc nhĩ, rau thơm… Rồi đem đi chiên giòn, kết hợp với cơm trắng tạo thành hương vị gia đình.

Quả thực để có thể kể hết các món ăn truyền thống của Việt nam là một điều không thể. Ngoài những món ăn đã kể trên, du khách cũng có thể thưởng thức thêm: món bánh xèo, cơm tấm, bánh cuốn, bánh tét… đảm bảo không làm thực khách phải thất vọng.

Lễ hội sự kiện 

Để thể hiện tinh thần dân tộc của 54 anh em, Việt Nam tạo ra muôn vàn lễ hội và các buổi sự kiện nhằm tôn vinh nét đẹp của phong tục, tập quán… từng địa phương. Đây cũng là cơ hội để du khách có thể nhìn nhận vẻ đẹp nơi đây theo một cách rõ ràng và khách quan nhất. Một số lễ hội mà khách du lịch ghé thăm không nên bỏ qua, gồm có:

  • Tết Nguyên Đán: Hay còn có tên gọi thân thuộc khác là tết âm lịch, một trong những lễ hội chính thống lớn nhất của Việt Nam được tổ chức vào 1/1 ÂL hàng năm. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng tụ họp sau một năm làm việc mệt mỏi và thưởng thức các món ngon truyền thống của Việt Nam.
  • Lễ hội chùa Hương: Diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Vào dịp này, hàng triệu phật từ từ khắp nơi trên cả nước cùng tìm về chùa Hương để thể hiện sự thành kính với đức Phật. Buổi lễ đơn giản nhưng đậm chất linh thiêng sẽ giúp cho các Phật tử cảm thấy được an xá và thanh thản tâm hồn.
  • Giỗ tổ Hùng Vương: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ Mùng mười tháng 3” là câu thơ để nói về ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam được tổ chức vào ngày 10/3 ÂL hàng năm. Với mục đích để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
  • Ngày Quốc Khánh Việt Nam: Ngày lễ chính thức diễn ra vào ngày 2/9 hàng năm để kỷ niệm khoảnh khắc Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với các nghi lễ lớn được tổ chức tại quảng trường Ba Đình sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.
  • Tết Trung thu: Hay còn gọi là Rằm Trung Thu - Một ngày lễ dành cho các trẻ em khắp nơi trên toàn đất nước. Lúc trăng tròn giữa tháng 8, tất cả trẻ em sẽ cùng nhau rước đèn, phá cỗ trong không khí cực kỳ ấm áp. 

Nếu thời gian tham quan của du khách không trùng khớp với các lễ hội trên, có thể tham gia vào các buổi lễ lớn khác ở khắp 4 phương trời như: lễ hội Gióng, hội đua Voi, ngày Quốc tế Lao Động, lễ Cầu Ngư, hội vật làng Sình Huế, lễ đua thuyền Phú Quốc… 

Điểm đến hấp dẫn 

Là một quốc gia đang phát triển nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam thực sự sở hữu rất nhiều điểm đến hấp dẫn dành cho khách du lịch. Nếu du khách là một tín đồ yêu thích sự khám phá, ngoạn mục, nghệ thuật thì có thể tham khảo các địa điểm sau:

Hà Nội

Hà Nội vùng đất thủ đô của người dân Việt Nam mang nhiều nét đậm cổ kính xen lẫn hiện đại để chiêu đã khách du lịch. Nơi đây được chọn là điểm an cư của vị chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi người qua đời. Hà Nội đặc biệt gắn liền với các cuộc chiến trong lịch sử nên có nhiều điểm than quan đậm chất hoài niệm thời xưa. Một trong số điểm đến mà du khách nhất định không thể bỏ qua khi đến Hà Nội như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố Cổ Hoàn Kiếm, Bốt Hàng Đậu, quán Bar, bảo tàng Hà Nội, Hồ Tây… 

Thành phố Hồ Chí Minh

Là nơi có nền kinh tế phát triển hàng đầu của quốc gia, Sài Thành có nhiều điểm đến hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch. Từ các bảo tàng lịch sử cho đến các kiến trúc tâm linh và hơi hướng hiện đại, ví dụ: bảo tàng Mỹ thuật, Dinh Độc Lập, chùa Vĩnh Nghiêm, các khu mua sắm Landmark 81, phố tây Bùi Viện… 

Tràng An - Ninh Bình

Tràng An - Một trong những địa điểm ân chúa nhiều giá trị văn hoá, lịch sử nhất. Nơi đây đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thiên nhiên vào năm 2014. Với quần thể cảnh đẹp hình thành từ các núi đá vôi tráng lệ, dòng sông uốn lượn xanh ngát cho đến cố đô Hoa Lư hào hùng sẽ khiến cho du khách phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng.

Thành phố Huế

Nếu du khách là một người yêu thích lịch sử và chìm đắm trong sự yên bình của thiên nhiên thì Huế là một điểm đến vô cùng lý tưởng. Đây là nơi sở hữu nhiều điểm check in nổi tiếng trên thế giới như đồi Vọng Cảnh, hồ Thuỷ Tiên và kinh thành Huế… Đặc biệt người dân nơi đây cực kỳ thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ du khách mỗi khi họ gặp khó khăn cần giúp đỡ.

Các bãi biển Nha Trang

Nhờ sự thuận lợi từ đường bờ biển dài, Nha Trang sở hữu những bãi biển đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Tất cả chúng đều có bãi cát trắng mịn, nước biển xanh màu ngọc cùng với hệ sinh thái cực kỳ phong phú. Nếu du khách có cơ hội dừng chân tại thành phố Nha Trang xinh đẹp này, nhất định đừng bỏ qua các địa điểm sau đây: hòn ngọc Viễn Đông, đảo Yến Hòn Nội, đảo Điệp Sơn… và cùng tham gia vào các hoạt động lặn biển, chèo thuyền, lướt sóng… để tăng thêm trải nghiệm nhé.

Hội An

Chắc chắn Hội An chính là một trong những điểm du lịch mà không ai có thể bỏ qua khi ghé thăm Việt Nam. Nổi tiếng là một con phố cổ kính, với những dãy nhà cổ được sơn màu vàng điểm thêm giàn hoa giấy lung linh trước của và các con đường lát đá mơ màng chạy qua sông Đoài. Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho mọi du khách trong và ngoài nước, giúp họ mang về những bộ ảnh xinh xắn nhất.

Không chỉ sở hữu 6 điểm đến hấp dẫn trên, mảnh đất hình chữ S này còn có nhiều điều mới lạ mà du khách có thể trải nghiệm. Từ các nét đẹp thiên nhiên cho đến giá trị văn hóa, lịch sử như: Mù Cang Chải (điểm săn mây hot nhất dành cho giới trẻ), Sapa (thành phố sương mù), Đà Lạt (thành phố Hoa), Pù Luông (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long, Chùa Bái Đính, Phú Quốc… 

Việt Nam - Một bức chân dung độc đáo của sự hòa quyện hoàn hảo giữa thiên nhiên và con người. Không chỉ là một điểm dừng chân đơn giản, Việt Nam đang còn nhiều góc khuất chờ du khách khám phá. Chắc chắn bằng vẻ đẹp tuyệt vời, sự phong phú trong văn hóa và sự thân thiện từ con người, Việt Nam sẽ lôi cuốn du khách vào những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong hành trình khám phá thế giới.

1. Tổng Quan

1. Văn hóa

Những vùng có những nét văn hóa đặc trưng tại Việt Nam. Từ vùng đồng bằng sông Hồng với văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại tây bắc và đông bắc. Từ vùng biên viễn các triều đại miền Bắc đến nền văn hóa Chăm Pa của người Chăm Nam Trung Bộ cùng vùng đất mới ở Nam Bộ kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer và các bộ tộc Tây Nguyên. 54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong ngôn ngữ từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Với lịch sử hàng nghìn năm hội tụ các dân tộc, từ văn hóa bản địa thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp thế kỷ XIX, phương Tây trong thế kỷ XX và toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử.

2. Ngôn ngữ

Tiếng Việt Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư Việt Nam và ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số. Tiếng Việt ở Việt Nam trước đây chủ yếu dùng chữ Nôm để viết. Văn tự tiếng Việt ngày nay chủ yếu là chữ Quốc ngữ Latinh do các tu sĩ Dòng Tên sáng tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam có các ngôn ngữ thiểu số thuộc các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo, Hán-Tạng, Tai-Kadai, và H'Mông-Miền.

3. Địa lý

Do địa hình hẹp, Việt Nam phản ánh các phong tục, tập quán khác nhau của đất nước này từ nam ra bắc. Có nhiều cảnh đẹp ngoạn mục của những ngọn núi và khung cảnh bãi biển thư giãn và thoải mái. Nhiều thành phố kết hợp bí ẩn của phương Đông với sự lãng mạn của Pháp. Năm danh lam thắng cảnh được UNESCO liệt kê là di sản văn hóa và tự nhiên của UNESCO; Có nhiều sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, và trái cây rẻ và tốt. Hải sản ở đây cũng là món khoái khẩu của khách du lịch. Giá gần như thấp nhất trong số các nước Đông Nam Á.

4. Thời tiết

Tháng 11 - 2 là thời điểm tốt nhất để du lịch tại Việt Nam. Việt Nam được chia thành mùa khô và mùa mưa. Mùa khô là từ tháng 1 đến tháng 4 và khí hậu khô. Mùa khô được chia thành mùa nóng và mùa mát. Mùa nóng là từ tháng 1 đến tháng 2 và mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Tháng 11 - Tháng 2 năm sau : Đó là mùa mát mẻ vào mùa khô của Việt Nam, và thời tiết tương đối mát mẻ. Đồng thời, trong thời gian này, đó cũng là khoảng thời gian để các lễ hội Việt Nam tụ họp lại. Vào tháng 1, lễ hội hoa Daban, lễ hội mùa xuân vào tháng 2, v.v., du khách có thể dễ dàng cảm nhận phong cách Việt Nam chân thực hơn trong lễ hội. Tháng 3-Tháng 4 : Đó là mùa nóng vào mùa khô ở Việt Nam. Thời tiết rất nóng và mặt trời rất mạnh. Rất dễ bị cháy nắng. Tháng 5-Tháng 10: từ tháng năm đến tháng mười là mùa mưa, mưa bất cứ lúc nào, chủ yếu là mưa lớn và mưa xối xả, độ ẩm cao, trong khi khu vực ven biển có thể gặp phải một cơn bão. Nếu bạn đi lần này, nó có thể có tác động nhất định đến hành trình.

5. Múi giờ

UTC +7

2. Phương tiện

1. Quốc tế

Hàng không quốc tế

2. Nội địa

Xe máy và xe đạp: Thuê xe đạp hoặc xe máy ở các thành phố ven biển của Việt Nam là một lựa chọn kinh tế hơn. Bạn có thể ghé thăm tất cả các điểm tham quan chính mà không dừng lại, và dừng lại và tận hưởng cơ thể. Giá thuê xe đạp khoảng 1 đô la / ngày và giá thuê xe máy khoảng 6 đô la / ngày. Giá thuê có thể thay đổi tùy theo khu vực và mùa. Nhưng người dân địa phương Việt Nam đang đi xe nhanh, vì vậy hãy chắc chắn chú ý đến an toàn. Các phương tiện khác: Xe Ôm Là một quốc gia nằm sau xe máy, Mo là phương tiện giao thông phổ biến hơn ở Việt Nam, và những người lái xe ở đây cực kỳ hung dữ và có thể dễ dàng đi qua những con hẻm hẹp. Khoảng cách ngắn trong thành phố thường là 1-2 đô la. Xe ba bánh (xích lô) Xe ba bánh du lịch kiểu Việt Nam, có biệt danh là Guest Guest chết đầu tiên, đang ngồi trước hành khách. Người lái xe ngồi sau xe buýt và có thể tận hưởng khung cảnh xung quanh mà không có rào cản. Những người không muốn đi bộ hoặc đi xe có thể chọn. Trước khi bạn lên xe buýt, hãy nói chuyện với tài xế về giá cả và tránh những tranh chấp không cần thiết.

3. Cac phương tiện khác

Không có

3. Tiền tệ

1. Đổi tiền

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.

2. Hoàn thuế

Người nước ngoài xuất trình cho cơ quan hải quan tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa, các giấy tờ sau đây: a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh; b) Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; c) Hàng hóa.

3. Tỷ giá

1 USD = 23.000VND (10/2019)

4. Mức tiêu thụ bình quân 1 ngày

1,5 lít nước khoáng: 20.000-50.000 đồng, một bát phở 20.000-90.000 đồng, một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

4. Mạng & Internet

1. Mạng di động

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. Internet

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

5. Lễ Hội

1. Lễ Hội

Những ngày lễ tết quan trọng trong năm tính theo Âm lịch 1/1: Tết Nguyên Đán. 15/1: Tết Nguyên Tiêu (Lễ Thượng Nguyên). 3/3: Tết Hàn Thực. 10/3: Giỗ Tổ Hùng Vương. 15/4: Lễ Phật Đản. 5/5: Tết Đoan Ngọ. 15/7: Lễ Vu Lan. 15/8: Tết Trung Thu. 9/9: Tết Trùng Cửu. 10/10: Tết Thường Tân. 15/10: Tết Hạ Nguyên. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời.

2. Lễ Hội

Những ngày lễ tết quan trọng trong năm tính theo Âm lịch 1/1: Tết Nguyên Đán. 15/1: Tết Nguyên Tiêu (Lễ Thượng Nguyên). 3/3: Tết Hàn Thực. 10/3: Giỗ Tổ Hùng Vương. 15/4: Lễ Phật Đản. 5/5: Tết Đoan Ngọ. 15/7: Lễ Vu Lan. 15/8: Tết Trung Thu. 9/9: Tết Trùng Cửu. 10/10: Tết Thường Tân. 15/10: Tết Hạ Nguyên. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời.

6. Lời Khuyên

1. Thông tin liên hệ quan trọng

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Các ứng dụng hữu ích

Các app ứng dụng du lịch hữu ích: Google Map Google Dịch Foody Grab Agoda Air BnB

3. Y tế

Liên hệ bệnh viện gần nhất

7. Ẩm thực

1. Ẩm thực

Phở Một món ăn không thể thiếu khi nói về ẩm thực Việt. ... Bún chả Xôi. Bánh xèo. Gỏi cuốn và nem rán. Bún bò Nam bộ Cao lầu. Bánh mỳ Bột chiên Cà phê trứng

2. Ẩm thực

8. Thị thực

1. Thị Thực

Không

2. Loại thị thực

Không

3. Cách xin thị thực

Không

9. Xuất - Nhập Cảnh

1. Quy định nhập cảnh

Xuấtcảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Giấy tờ xuất nhập cảnh là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Cửakhẩu là nơi công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Kiểm soát xuất nhập cảnh là việc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ xuất nhập cảnhtheo quy định của pháp luật. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là tập hợp thông tin về họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; ảnh chân dung; giới tính; vân tay; số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; quá trình xuất cảnh, nhập cảnh và các thông tin có liên quan khác được số hóa, lưu trữ, quản lý và khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin và kết nối với cơ sở dữ liệu căn cước công dân, tội phạm, quốc tịch và các cơ sở dữ liệu khác để chia sẻ, khai thác và xử lý thông tin liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Quy định xuất cảnh

Xuấtcảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Giấy tờ xuất nhập cảnh là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Cửakhẩu là nơi công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Kiểm soát xuất nhập cảnh là việc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ xuất nhập cảnhtheo quy định của pháp luật. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là tập hợp thông tin về họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; ảnh chân dung; giới tính; vân tay; số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; quá trình xuất cảnh, nhập cảnh và các thông tin có liên quan khác được số hóa, lưu trữ, quản lý và khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin và kết nối với cơ sở dữ liệu căn cước công dân, tội phạm, quốc tịch và các cơ sở dữ liệu khác để chia sẻ, khai thác và xử lý thông tin liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 27/01/2024