Phú Thọ
mask
Đã đi
Sắp đi
164,881 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Phú Thọ có một vị trí trung tâm chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng, đỉnh của tam giác Châu Thổ đồng bằng Bắc Bộ. Tự nhiên đã ban tặng cho Phú Thọ nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng quý báu để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên.

Hình ảnh du lịch Phú Thọ
Vẻ đẹp của đồi chè Thanh Sơn Phú Thọ
Đồi Chè Long Cốc, Phú Thọ - Một Trong Những Đồi Chè Đẹp Nhất Việt Nam
Quê Hương Tôi
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Phú Thọ

Phú Thọ là là tỉnh miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80km, giáp tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Đông, giáp thành phố Hà Nội ở phía Tây, giáp tỉnh Hòa Bình ở phía Nam và giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang ở phía Bắc.

Diện tích Phú Thọ là 3.519,56 km² và có địa hình mang đặc điểm bị chia cắt mạnh do nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa núi cao và núi thấp, độ cao giảm dần từ Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình Phú Thọ được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng Tây Nam có độ cao từ 200-500m và Tiểu vùng Đông Bắc có đặc điểm đồi núi thấp phát triển trên phù sa cổ có độ cao từ 50-200m xen kẽ với đồng ruộng và đồng bằng ven sông. Cùng với đó là hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều, gồm ba con sông lớn là Sông Đà, Sông Hồng và Sông Lô cùng hàng chục con suối nhỏ khác.

Phú Thọ có 1 Thành phố là Thành phố Việt Trì, 1 thị xã là thị xã Phú Thọ và 11 huyện là huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy.

Phú Thọ có hơn 28 dân tộc anh em sinh sống với dân số là 1.620.000 người (2023). Trong đó chiếm đa số là người Kinh 85,89%, người Mường chiếm 13,62%, người Dao chiếm 0,92%; người Sán Chay chiếm 0,22%, người Tày chiếm 0,15%, người Mông chiếm 0,05%, người Thái chiếm 0,04%, người Nùng chiếm 0,03% người Hoa có chiếm 0,02%, người Thổ chiếm 0,01%và người Ngái chiếm 0,008%...

Phú Thọ được biết đến là vùng đất cội nguồn có bề dày truyền thống lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, vùng đất dựng nước và giữ nước, vùng đất của những di tích lịch sử, vùng đất của những danh lam thắng cảnh và sản vật thiên nhiên đặc sắc hay còn biết đến là vùng đất có những con người mộc mạc, chân chất và mến khách, với những phong tục, lối sống đẹp, giản dị đã thu hút rất nhiều du khách thập phương đến thăm.

Với bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương, cùng hơn 200 di tích lịch sử. Hơn nữa, địa hình đa dạng đã tạo cho mảnh đất này một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Bên cạnh đó, là những con người mộc mạc,chân chất và mến khách nên đã thu hút nhiều du khách thập phương.

Nguồn gốc tên gọi Phú Thọ

Tên gọi Phú Thọ bắt nguồn từ tên làng Phú Thọ ở Yên Phú tỉnh Hưng Hóa năm 1903. Một thời gian sau, người Pháp dời tỉnh lỵ Hưng Hóa về thị xã Phú Thọ và đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.

Thông tin cần biết về Phú Thọ

  • Dân số: 1.620.000 (2023)
  • Diện tích: 3.519,56 km²
  • Độ cao: 700m
  • Biển số xe: 19
  • Mã vùng điện thoại: 0210
  • Mã QH: 025
  • Mã bưu chính/ Zip: 290000

Du lịch Phú Thọ có gì hay?

Phú Thọ nổi tiếng là mảnh đất cổ của nền văn hóa Lạc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước Văn Lang - quốc gia Việt Nam đầu tiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng nơi đây vẫn giữ được dấu ấn của những ngày đầu lập nước, với hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú.

Lịch Sử Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất cổ xưa của Đất Việt, nơi các Vua Hùng lập nước Văn Lang. Những năm 1930 là những cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước và trí thức tiểu tư sản. Đầu năm 1940, Phú Thọ được thành lập. Ngày 22/07/1957, thị xã Việt Trì được thành lập, lúc bấy giờ chỉ với 4 khu, 293 hộ người Kinh và 30 hộ người Hoa. Ngày 4/06/1962, theo Nghị quyết số 65 của Hội đồng Chính phủ, thành phố Việt Trì được thành lập. Từ đây, Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Phú Thọ. 

Văn hóa con người Hà Giang

Từ lâu đời, những người con Phú Thọ gìn giữ và bảo tồn khá nhiều phong tục tập quán truyền thống, tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Trình độ sản xuất của người dân Phú Thọ khá cao, do từ lâu nơi đây đã là nơi giao lưu văn hóa, buôn bán, cải tiến công cụ sản xuất... Một số vùng đã trở thành đô thị, trong đó có các làng đúc, làng gốm, làng nung gạch, đan lát... 

Cho đến nay, nền văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất cổ vẫn không ngừng duy trì, phản ánh sự phong phú trong đời sống lao động, sản xuất. Những điều này được lưu truyền qua các truyền thuyết như: Truyền thuyết Hùng Vương, Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, Hát Xoan Kim Đức và các trò diễn xướng dân gian khác. Hát chèo của Thanh Uyên, Nam Cường; Hội làng: Trẩy hội công chúa của Chu Hoa - Hy Cương, Trò Trám của Tử Xã, Ăn cướp của Ken của Dị Nậu, Ăn cướp của Phết của Hiền Quân... 

Khí hậu Phú Thọ

Phú Thọ mang khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa. Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1800mm/năm, độ ẩm trung bình từ 85% - 87%. Khí hậu tỉnh Phú Thọ được chia thành hai mùa rõ rệt:

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 có thời tiết lạnh và khô.

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 có thời tiết ấm áp và mưa nhiều.

Ẩm thực Phú Thọ

Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời mà còn được biết đến với nền ẩm thực dân dã, phong phú và hấp dẫn khó tìm thấy ở nơi nào khác. Nhắc đến ẩm thực Phú Thọ là không thể không nhắc đến những món ăn gắn liền với truyền thuyết như bánh chưng, bánh tẻ. Đặc biệt, gạo nếp được trồng trên chính quê hương cội nguồn của dân tộc nên sản phẩm làm ra là sự hội tụ những tinh hoa của đất – trời và của lòng người. Ngoài ra còn có những món cá sông được truyền tụng là món tiến vua như cá anh vũ, cá long…

Thịt chua được biết đến là món ăn bình dị của người Mường vùng Thanh Sơn. Thịt chua Thanh Sơn thơm ngon nức tiếng, là món quà nhỏ ý nghĩa lưu giữ hương vị đồng nội, tinh hoa ẩm thực của xứ sở Lăng Cô. Nguồn gốc của thịt chua là do nhu cầu bảo quản thịt trong thời gian dài để có thể dùng dần cho việc giết mổ lợn. Vì vậy, người Mường đã nghĩ ra cách nấu thịt chua mặn trong ống nứa vào năm. Hiện nay, món thịt chua này trở thành đặc sản đáng tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.

Lễ hội

Các lễ hội chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ các anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước qua các đời vua, anh hùng kháng chiến trong cuộc chiến cận đại.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng: diễn ra từ ngày 6 - 10/3 âm lịch hằng năm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công với vùng đất này. Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ lớn, ngày lễ truyền thống của cả nước.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa: diễn ra vào ngày 14,15/1 âm lịch hằng năm cạnh khu vực đàn tịch điền... đây là lễ hội duy nhất mang nét đặc sắc tiêu biểu cho buổi khởi thủy trồng lúa nước của nông dân Đất Việt gắn liền với thời đại Hùng Vương.

Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc : diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm tại phường Bạch Hạc, đây là nghi lễ và nghệ thuật tiêu biểu cho việc luyện thủy quân, thể hiện tinh thần chiến đấu trong truyền thống yêu nước của dân tộc, giữ nước từ thời Hùng Vương.

Lễ hội làng Hùng Lô: diễn ra từ ngày 9 - 13/3 âm lịch hằng năm tại xã Hùng Lô, lễ hội này mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về tham gia.

Lễ hội Hát Xoan: diễn ra từ ngày 1 – 5/3 âm lịch tại xã Kim Đức, lễ hội phản ánh sinh hoạt dân gian của cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước, lễ hội hấp dẫn bởi nó kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật dân gian, văn học, ca, nhạc, giáo dục, tất cả tạo nên một diễn xướng Hát Xoan độc đáo.

Lễ hội giã bánh giầy đình Mộ Chu Hạ: diễn ra vào ngày 9, 10/1 âm lịch hằng năm tại phường Bạch Hạc, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao đánh giặc ngoại xâm của vua Lê Đại Hành.

Các địa điểm du lịch phổ biến ở Phú Thọ

Phú Thọ giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo như vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, cảnh quan thiên nhiên phong phú, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và Đầm Ao Châu, đầm Vân Hội đẹp như một bức tranh thủy mặc in bóng những rừng cọ, đồi chè…

Tiên Động

Địa chỉ: xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: miễn phí

Khu di tích Căn cứ Tiên Động có diện tích là 1,2 ha, với các công trình có tổng diện tích 1.230m², bao gồm: Cổng di tích, đền thờ tướng quân Nguyễn Quang Bích với hai gian bái đường, Hậu cung và sân vườn, cột cờ cao 30m2 và hệ thống khuôn viên. Trong đền có tượng tướng quân Ngô Quang Bích, súng hổ mai, bài ký bằng chữ Hán ghi lại ý chí và sự dũng cảm của vua Tự Đức và các nghĩa sĩ Cần Vương.

Đền Hùng

Địa chỉ: xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: 15.000đ/người.

Đây là nơi thờ cúng các vua Hùng. Tháng 12/2012 UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Cố đô xưa của các vua Hùng được bao quanh bởi hai dòng sông lớn. và được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (968 – 979). Đến thế kỷ 15,Đền Hùng có diện tích 845 ha với 4 đền, 1 chùa và 1 lăng, trải dài từ chân núi lên đỉnh núi, hài hòa trong tổng thể cảnh quan hùng vĩ còn có các hạng mục kiến trúc khác. 

Đầm Ao Châu

Địa chỉ: thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 

Giá vé: miễn phí

Đầm Ao Châu là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc tuyến đường thủy mà nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà... Đầm Ao Châu có tổng diện tích là 300 ha và 99 đầm. Ngoài ra, trong đầm còn có khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ, trải dài khắp lòng hồ. Tương truyền, xưa kia đây là nơi dừng chân của vua Hùng Vương trong chuyến hành trình tìm nơi đóng đô do dải đất hình sông, địa thế hài hòa, phong cảnh hữu tình. Cây cối quanh hồ và trên các đảo nhỏ xanh mướt như thảm thực vật tươi tốt.

Chùa Phổ Quang

Địa chỉ: xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: miễn phí

Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1980. Điểm nổi bật của chùa Phổ Quang là cảnh quan đẹp và không gian phù hợp với phong thủy. Chùa được xây dựng từ thời Lý (1009-1225) và tôn tạo vào thời Trần (1255 - 1400) tức có niên đại trên 800 năm và còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật. Quần thể di tích chùa Phổ Quang có kiến trúc: Tam quan – Gác chuông và nhà văn chỉ, chùa, nhà bia, nhà Tổ.

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Địa chỉ: xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: 80.000đ/vé

Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích là 33.687km² và hiện nay Xuân Sơn xếp thứ 12/15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Độ che phủ lên đến 84%, hơn 1217 loài thực vật, trong đó có 665 loài cây thuốc quý và 300 loài cây lâm nghiệp khác nhau. Ngoài ra, có 365 loài động vật, 46 trong số đó được liệt kê trong Sách đỏ và được bảo vệ nghiêm ngặt. Không chỉ thế vườn quốc gia Xuân Sơn còn mang đến nhiều cảnh đẹp hấp dẫn và tráng lệ với núi cao, núi đá vôi và suối.

Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân

Địa chỉ: xã Chu Hóa, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: miễn phí

Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân được xây dựng vào năm 2007. Chánh điện có diện tích khoản 210m², kiến ​​trúc chữ đinh truyền thống, nội thất gỗ lim sơn son thếp vàng, mái lợp ngói mũi, nền lát đá cờ Bát Tràng, lề đá xanh. Hậu cung dựng tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân uy nghi, tượng được đúc bằng đồng, nặng 1,5 tấn, cao 1,98m, được đặt trên ngai vàng. Nó đứng trên một bệ đá khắc các họa tiết văn hóa Đông Sơn. Hai bên là tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng trong tư thế đứng, cao 6 feet.

Làng Cổ Hùng Lô Phú Thọ

Địa chỉ: xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Giá vé: miễn phí

Làng Hùng Lô là một vùng trù phú ven sông Lô Giang. Tương truyền, đây là nơi vua Hùng, công chúa và quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến hành trình du ngoạn. Về sau, dân làng lập đền thờ vua Hùng và luôn nhớ ơn vua. Ngôi chùa cổ hiện nay mang kiến ​​trúc thời Lý, là kết quả của quá trình trùng tu năm dưới thời vua Lý Cao Tông vào năm 1197. Từ ngôi chùa cổ này, nhân dân làng cổ Hùng Lô đã xây dựng nên một quần thể miếu đình cổ kính, tiêu biểu như Đình Hùng Lô với quy mô kiến ​​trúc khá hoàn chỉnh gồm 5 ngôi nhà lắp ghép: Phương đình, Lầu Chuông, Lầu Trống và Đại đình. 

Hỏi - đáp khi đi du lịch Phú Thọ

Các câu hỏi thường gặp khi đi du lịch Phú Thọ, Việt Nam:

Thời điểm nào thích hợp để đi du lịch Phú Thọ?

Mùa xuân (tháng 2 - tháng 4) và mùa thu (tháng 8 - tháng 10) là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Phú Thọ bởi thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đi du lịch vào mùa hè (tháng 5 - tháng 7) để tham gia các lễ hội truyền thống hoặc vào mùa đông (tháng 11 - tháng 1) để ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng.

Nên đi du lịch Phú Thọ trong bao nhiêu ngày?

Nếu bạn chỉ muốn tham quan những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Phú Thọ, bạn có thể đi du lịch trong 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khám phá và tìm hiểu kỷ hơn về văn hóa và thiên nhiên của Phú Thọ, bạn nên đi du lịch trong 4-5 ngày.

Xe đi Phú Thọ từ Hà Nội nào uy tín?

Xe Thái Dương

  • Lịch trình cụ thể:
    • 10h: Cổng sau Big C Thăng Long (đường Tú Mỡ) – Cầu Giấy – Hà Nội.
    • 10h30: Trạm thu phí sân bay Nội Bài, Lối vào Sân bay Nội Bài – Sóc Sơn – Hà Nội.
    • 11h15: Trạm thu phí IC7 – Thành phố Việt Trì, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Việt Trì – Phú Thọ.
    • 11h30: Trạm thu phí IC8 – Phù Ninh, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Việt Trì – Phú Thọ.
    • 11h45: Thị đội thị xã Phú Thọ – Phú Thọ – Phú Thọ.
  • Thời gian di chuyển: Dự kiến 1 tiếng 45 phút (tùy thuộc vào thời tiết và giao thông).
  • Giá vé: 100.000 đồng.

VietBus

  • Lịch trình cụ thể của xe giường nằm 44 chỗ:
    • 6h30, 20h: Bến xe Mỹ Đình, Số 20 Phạm Hùng – Nam Từ Liêm – Hà Nội.
    • 8h30, 22h: Bến xe Phú Thọ, Phường Phong Châu – Phú Thọ – Phú Thọ.
  • Lịch trình cụ thể của xe giường đôi 54 chỗ:
    • 7h, 12h30, 16h, 18h: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình Hà Nội.
    • 6h30, 18h: Xuất phát từ Thái Bình (cũng dừng đón khách ở bến xe Mỹ Đình).
  • Giá vé: Khoảng 100.000 – 120.000 đồng.

Hanoi Limo

  • Lịch trình cụ thể:
    • 7h30: Công viên Cầu Giấy, Thành Thái, Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội.
    • 7h30: Cổng chính tòa nhà Icon 4 Tower, Số 243A La Thành (Icon 4 Tower) – Đống Đa – Hà Nội.
    • 8h: Sân bay Nội Bài – Sóc Sơn – Hà Nội.
    • 9h: Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
  • Thời gian di chuyển: Dự kiến 1 tiếng 30 phút (tùy thuộc vào thời tiết và giao thông).
  • Giá vé: 150.000 đồng.

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Tỉnh có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. Phía tây giáp tỉnh Sơn La. Phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, tây bắc giáp tỉnh Yên Bái. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 100 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Phú Thọ nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn. Bạn có thể du lịch Phú Thọ vào bất kì thời gian nào trong năm để hòa mình cùng với các lễ hội náo nhiệt. 

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Đền Hùng Việt Trì Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân Bảo tàng Hùng Vương Vườn quốc gia Xuân Sơn Hang Lạng huyện Thanh Sơn Đầm Ao Châu Suối Tiên

4. VĂN HÓA

Phú Thọ được xem là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Nằm ở trung tâm của nền văn minh Sông Hồng, Phú Thọ là đất cội nguồn, đất của thế dựng nước và giữ nước, đất của di tích lịch sử, đất của các danh thắng, của các sản vật thiên nhiên độc đáo.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Phương tiện tự lái (xe máy, oto) Bus Taxi

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Tại đây không có sân bay. Bạn có thể di chuyển đến Phú Thọ từ Sân bay Nội Bài là gần nhất.

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách Taxi Tàu Hỏa

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,.. 

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng, nhưng rất hạn chế. Tốt nhất bạn hãy mang theo tiền mặt khi du lịch Phú Thọ.

2. MỨC TIÊU THỤ

Giá vé tham quan khu du lịch: 80.000-150.000/vé Bữa ăn bình thường: 50.000VND/phần

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.   Tốt nhất bạn hãy đổi tiền tại các ngân hàng lớn. 

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Thịt lợn chua Bưởi Đoan Hùng Bánh tai Cơm nắm lá cọ Phù Ninh Xáo chuối Lâm Thao Món trám om kho cá

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/03 âm lịch) Hội Đào Xá (27 đến ngày 29 tháng Giêng) Hội đền Mẫu Âu Cơ (từ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ chính được tổ chức trong ngày “tiên giáng” mùng 7) Hội Bạch Hạc (từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng)

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất. 

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 18/09/2024