Hà Nam
mask
Đã đi
Sắp đi
178,198 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với Hà Nội, du lịch Hà Nam là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những du khách muốn kiếm tìm một chốn dừng chân dịp cuối tuần để khám phá khung cảnh núi non, sông nước hữu tình hay những hang động kì ảo. 

Với những cánh đồng lúa bạt ngàn, con đường ven sông lãng mạn và những di tích lịch sử và văn hóa phong phú, Hà Nam thu hút du khách muốn khám phá văn hóa và lịch sử của vùng đất này. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Hà Nam, từ những món ăn truyền thống đến các sản phẩm nông sản tươi ngon. Khi đến Hà Nam, du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình, trải nghiệm sự thư thái và khám phá những điều mới mẻ trong một vùng đất đầy màu sắc và hấp dẫn.

Hình ảnh du lịch Hà Nam
Hà Nam 2024
Địa Tạng Phi Lai Tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Hà Nam

Tỉnh Hà Nam nằm ở phí Tây Nam đồng bằng sông Hồng. Là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, Hà Nam cách trung tâm Hà Nội khoảng 55 km. Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng: quốc lộ 1A, trục đường sắt Bắc-Nam.

Lịch sử và thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho tỉnh Hà Nam nhiều tài Nguyên du lịch quý giá.Với 4 mặt đều có sông bao quanh và dòng sông Đáy chảy qua Hà Nam thành 2 địa hình khá rõ rệt. Ở phía Đông là vùng chiêm trũng được bồi đắp bởi các con sông lớn như sông Đáy, sông Hồng, sông Châu. Phía Tây là vùng bán sơn địa với những đá trầm tích và các hang động cax-tơ với nhiều hình thù độc đáo, đầy màu sắc lấp lánh của nhũ đá tự nhiên (hồ Ba Hang, Ngũ Động Sơn, Bát Cảnh Tiên,...). 

Qua quá trình hình thành lâu đời, Hà Nam sở hữu số lượng di tích và lễ hội đồ sộ. Toàn tỉnh có hơn 1500 di tích trong đó có 41 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 64 di tích cấp quốc gia cùng với nhiều cổ vật đã được khai quật có giá trí đánh dấu nền văn hóa Đông Sơn như trống đồng Ngọc Lũ. Bên cạnh đó, Hà Nam còn có hàng hàng trăm lễ hội truyền thống như lễ hội đền Trúc, vật võ Liễu Đôi và các làn điệu dân gian: hát chầu văn, hát chèo,..biểu hiện cho một nền văn minh lúa nước rực rỡ của đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Nguồn gốc tên gọi Hà Nam

Ý nghĩa tên gọi của điểm đến luôn là thông tin thú vị đối với du khách. Và nguồn gốc tên gọi Hà Nam cũng là có những cách giải thích vô cùng lí thú. Theo những nhà nghiên cứu có 3 cách kiến giải: nghĩa thứ nhất của Hà Nam là vùng đất phía Nam; thứ hai là sự kết hợp của 2 chữ đầu của thủ đô Hà Nội và tỉnh Nam Định; thứ ba là vùng đất nằm ở phía nam Hồng Hà (sông Hồng).

Thông tin cần biết về Hà Nam

  • Diện tích: 861,63km²
  • Dân số: 883.927 người (2019)
  • Biển số xe:  90
  • Sân bay: hiện Hà Nam chưa có sân bay khai thác thương mại
  • Mã vùng điện thoại: 226
  • Mã bưu chính/Zip: 400000

Du lịch Hà Nam có gì hay? có gì đẹp?

Hà Nam - mảnh đất địa linh nhân kiết với truyền thống lịch sử hàng ngàn năm. Nếu du khách muốn tìm kiếm một điểm đến mới hội tụ đầy đủ những yếu tố cảnh quan, văn hóa và hành hương thì Hà Nam chính là một vùng đất hứa mà du khách không nên bỏ qua trong chuyến đi sắp tới của mình!

Lịch sử Hà Nam

Tuy danh xưng Hà Nam chỉ xuất hiện 133 năm trên bản đồ hình chữ S, nhưng mảnh đất núi Đọi - sông Châu đã có những dấu son chói lọi và bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Từ thời khai sinh lập quốc, tỉnh Hà Nam luôn gắn bó khăng khít chặt chẽ với vùng châu thổ sông Hồng. Nằm trong trung tâm của các đô thị, kinh đô và cố đô cổ: đô thị cổ Phố Hiến - Hưng Yên, kinh đô Thăng Long, cố đô Hoa Lư và phủ Thiên Trường - Nam Định (kinh đô thứ hai dưới thời Trần Thánh Tông). Do vị trí đặc biệt, Hà Nam luôn được chọn làm căn cứ chiêu binh, huấn luyện binh sĩ và là kho lương thảo trong nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc: căn cứ Lạt Sơn, căn cứ Nam Tràng,...

Năm 1890: nghị định thành lập tỉnh mới Hà Nam của Toàn quyền Đông Dương J.G.Piquet.

Năm 1965: thành lập tỉnh Nam Hà (bao gồm Hà Nam, Nam Định) theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chống lại chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ.

Năm 1971: hợp nhất tỉnh Nam Ninh và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Năm 1991: chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành Nam Hà và Ninh như cũ.

Năm 1996: Quốc hội quyết định chia tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Từ đó, Hà Nam chính thức tái lập và phát triển đến ngày nay.

Văn hóa, con người Hà Nam

Là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai của cả nước nhưng nơi đây lại chứa đựng cái nôi của người Việt xưa. Vùng đất Hà Nam hấp dẫn với du khách bởi những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được người dân Hà Nam phát triển và giữ gìn qua hàng ngàn thế kỷ. Các công trình kiến trúc mang đậm nét cổ kính từ các triều đại như chùa Long Đọi Sơn-thời lý, đền Trần Thương-thời Trần. Cùng với đó là các làn điệu, trò chơi dân gian đang được chú trọng khôi phục như: hát múa Lải Lèn, múa rối nước (thôn Nội Rối).

Trải qua dòng thời gian của lịch sử, người dân Hà Nam nổi tiếng với truyền thống hiếu học với 58 vị đại khoa có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phục hưng đất nước như Trương Công Giai, Bùi Văn Dị,...Hà Nam cũng là quê hương của những nghệ sĩ tài ba như nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà văn Nam Cao. Tất cả những nét đẹp về văn hóa và con người tạo nên một vùng đất đa sắc màu, hấp dẫn từ cảnh quan thiên nhiên đến những giá trí văn hiến ngàn đời.

Thời tiết, khí hậu Hà Nam

Thời tiết Hà Nam luôn ổn định quanh năm. Du lịch Hà Nam mùa nào cũng đẹp tuy nhiên, mỗi mùa lại có một nét đặc trưng khác nhau. Cuối đông đầu xuân là mùa của những lễ hội. Cuối hè đầu thu lại là thời điểm lý tưởng để ngắm vẻ của cảnh sắc sông núi với chùa Tam Chúc tựa như một bức vẽ non nước hữu tình điểm xuyến thêm sắc hồng dịu dàng của mùa sen nở rộ. Vì thế, tùy vào sở thích mà du khách có thể lựa chọn thời điểm để khám phá những vẻ đẹp khác nhau của vùng đất núi Đọi sông Châu.

Ẩm thực Hà Nam

Hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh sắc tự nhiên, những điểm du lịch tâm lịch nổi tiếng mà Hà Nam còn có một nền ẩm thực phong phú sẵn sàng chinh phục vị giác của bất kỳ  khách khó tính nào. Dưới đây là một vài đặc sản du khách có thể thưởng thức khi du lịch tại Hà Nam

  • Thịt dê núi: nổi tiếng với đàn dê ở vùng Phủ Lý, Kim Bảng, Thanh Liêm. Được chăn thả tự nhiên, ăn rau rừng quanh năm trên các núi nên thịt dê nơi đây có vị ngọt, chắc và không hôi. Các món ăn sẽ được chế biến bằng những gia vị đơn giản nhằm giữ được hương vị đặc trưng của dê núi: dê tái chăn, dê xào lăn, dê nướng,...
  • Cá kho làng Vũ Đại: làng Vũ Đại đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam thông qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Không chỉ vậy làng còn có món cá trắm đen kho niêu nức tiếng từ Bắc vào Nam, xuất khẩu sang nhiều nước như nước Mỹ, Nga, Đức,..và một số nước khu vực châu Á. Cá kho làng Vũ Đại mang hương vị truyền thống của làng quê Bắc Bộ từ các gia vị cơ bản như riềng, sả và được kho trong nhiều giờ liền. Do đó, thành phẩm nồi cá kho có màu nâu cánh gián đẹp mắt, không tanh và thịt chắc nhưng xương lại mềm nhừ.
  • Bánh đa Kiện Khê: đây là món ăn vặt được người dân Hà Nam và các tỉnh lân cận vô cùng yêu thích. Bánh được chế biến rất công phu từ khâu chọn gạo đến các nguyên liệu khác như dừa, lạc, vừng. Vì thế, bánh sau khi nướng giòn, vị thơm và đậm đà hơn các loại bánh đa khác.
  • Chuối “tiến vua” Đại hoàng: nằm trong top 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam (2012). Quả chuối nhỏ, đều nhau, khi chín vỏ mỏng và thịt có màu vàng hơi hồng, hương thơm nhẹ dịu. Chuối ngự Đại Hoàng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như kali, axit amin, cùng nhiều loại kháng chất khác nên đây là đặc sản mà du khách thường hay mua về làm quà tặng cho bạn bè và người thân. 

Lễ hội Hà Nam

Là vùng đất của nhiều lễ hội được tổ chức quanh năm. Hòa mình vào không khí vui tươi khi tham gia lễ hội ở Hà Nam du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu  về các tín ngưỡng và văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.

  • Lễ hội đền Bà Đanh: hàng năm vào ngày 17 tháng 2 âm lịch dân nhân thôn Đanh Xá lại tổ chức lễ hội hoành tráng. Đây là lễ hội cầu mong thần linh phù trợ cho sản xuất thuận lợi, mưa thuận gió hòa và mang lại cho nhân dân đời sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài các nghi lễ truyền thống ngày nay, lễ hội còn được tổ chức nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền, cờ tướng,...
  • Hội làng Gừa: được tổ chức tại làng Gừa huyện Thanh Liêm vào mùng 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm trong không khí đầu xuân vui tươi và háo hức. Các nghi thức tế lễ và lễ rước xách được thực hiện bởi các vị cao niên trong làng. Hội làng Gừa còn là nơi tranh tài giữa các đội thi đấu trong làng như đánh vật, cướp cầu,...để thể hiện tinh thần thượng võ và hào kiệt của trai tráng trong làng.
  • Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: là lễ hội được lưu truyền từ thời vua Lê Đại Hành và được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức long trọng nhằm tỏ lòng biết ơn tổ tiên trong việc khai phá đất đa, phát triển nông nghiệp. Đặc sắc nhất trong lễ cày tịch điền là sẽ chọn một cụ ông có uy tín và thần thái uy nghiêm hóa thân thành vua Lê Đại Hành cùng với chú trâu to khỏe thực hiện nghi thức cày cấy đầu tiên trong thửa ruộng thu hút rất nhiều du khách tham quan háo hức chờ đón.

Các điểm du lịch nổi tiếng

Được thừa kế nhiều tài nguyên du lịch nhân văn trường tồn qua hàng thế kỷ, sự ưu tiên của tạo hóa về tự nhiên, cùng với khối óc của người dân tạo nên một Hà Nam thật đẹp, thật duyên dáng trong mắt du khách. Dưới đây, hãy cùng tôi tham khảo một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nam mà du khách có ghé thăm:

  • Bát Cảnh Sơn: nằm tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Sở dĩ gọi là Bát Cảnh Sơn vì nơi đây là dãy núi có 8 cảnh. Vào thời chúa Trịnh Sâm thì nơi đây được lập cung phục vụ cho chúa và các đại thần đến du ngoạn. Trước đây tại vùng núi này có 8 ngôi chùa, nhưng do thời gian và chiến tranh một số ngôi chùa đã bị phá hủy. Với phong cảnh hữu tình có sông, có núi Bát Cảnh Sơn là địa điểm thú vị của khách tham quan thập phương đến ngắm cảnh và lễ chùa vào các dịp trong năm.
  • Ngũ Động Thi Sơn: là hệ thống hang động gồm 5 hàng nối liền nhau trong lòng núi Cấm. Bên trong động là những thạch nhũ với muôn hình dạng và kích thước khác nhau tạo nên một không gian đầy màu sắc, huyền ảo. Đây cũng là nơi gắn liền với giai thoại lẫy lừng của Lý Thường Kiệt. Dân gian truyền lại rằng khi đi qua thôn Quyền Sơn thì lá cờ của ông tung bay. Lý Thường Kiệt xem đó là điềm lành trước khi đi chinh phạt phương Nam rồi cùng các nghĩa quân làm lễ tế đại thắng. Sau đó, đội quân của Lý Thường Kiệt đại thắng trở về và đặt tên cho cho ngọn núi là Cuốn Sơn (1 trong 5 ngọn núi trong Ngũ Động Sơn).
  • Khu du lịch sinh thái Tam Chúc: nổi tiếng trong nước và quốc tế với ngôi chùa lớn nhất thế giới - chùa Tam Chúc. Được bao quanh bởi khu rừng tự nhiên, những dãy núi đá vôi và hồ nước xanh biếc. Khu lịch sinh thái Tam Chúc không chỉ là một địa điểm hành hương nổi tiếng mà còn trở thành điểm check in cho nhiều bạn trẻ bởi phong cảnh nơi đây tựa như một bức vẽ tuyệt tác cộng hưởng bởi vẻ đẹp tự nhiên và khối óc tài ba của người dân xứ Hà Nam.
  • Đền Lảnh Giang: tọa lạc tại làng Yên Lạc huyện Duy Tiên. Đền thờ Tam vị danh từ thời vua Hùng thứ 18 và vợ chồng công chúa Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Khuôn viên rộng 8000m2 được phủ màu xanh bởi các rừng cây ăn trái, bến nước và đầm sen. Du khách nên đến vào khoảng đầu tháng 6 và tháng tháng 8 âm lịch để tham gia lễ hội đặc sắc được tổ chức tại đền.
  • Làng lụa tơ tằm Nha Xá: nằm trên bờ đê của dòng Hồng thơ mộng. Là làng quê thanh bình với tiếng con thoi dệt vải nhịp dàng, đan xen còn có các ngôi biệt thự kiểu Pháp. Đến với làng lụa Nha Xa du khách có thể tận mắt chứng kiến những dải lụa đầy sắc màu được người thợ thủ công nhuộm bằng các chất liệu thiên nhiên như Cánh kiến, Lá bằng,..

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Núi Ngọc và chùa Bà Đanh Động Phúc Long Hang Luồn và ao Dong Bát Cảnh Sơn Kẽm Trống

2. VĂN HÓA

Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ca trù, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.

3. ĐỊA LÝ

Hà Nam tiếp giáp phía bắc với thành phố Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60 km.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thời gian thích hợp nhất để du lịch là vào tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 4, đó là lúc chuyển mùa thời tiết ấm áp và dễ chịu, không quá nắng gắt hay hanh khô.

2. Phương tiện

1. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách

3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

2. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

3. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Món ngon đặc sản tại Hà Nam Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý Cá kho niêu làng Vũ Đại Chuối ngự Đại Hoàng Bún Tái Kênh

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội Long Đọi Sơn. Lễ hội đền Lảnh Giang. Lễ hội Đình đá - An Mông. Lễ hội làng Đọi Tam. Lễ hội làng Ngô Xá Lễ hội làng Ngô Thượng. Lễ hội làng Nguyễn. Lễ hội Ngọc Động.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 19/09/2024