Đền Lăng (Lang Temple)
Địa chỉ: xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm.
Đền Lăng hay còn được gọi là đền Ninh Thái ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm. Đền thờ vua Đinh, vua Lê cùng Tam vị đại vương.
Đền Hạ được gọi là đền Lăng vì ngoài việc thờ chung tất cả các vị ở các đền kia, nơi đây còn có lăng mộ dòng họ Lê Hoàn trên quê gốc của nhà Tiền Lê. Đền Lăng được đầu tư trở thành điểm du lịch của tỉnh Hà Nam.
Đền Lăng nằm gần đường Đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 66 km, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 32 km. Từ thành phố Phủ Lý xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 9 km, đến phố chợ Động, thôn Cõi sẽ tới Đền Lăng.
Đền Lăng là di tích quan trọng nhất thờ Lê Đại Hành và hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều trên quê hương nhà Tiền Lê. Tương truyền, Lê Hoàn quê gốc ở Tràng An nhưng đời ông nội của ông là Lê Lộc đã dời đến Liêm Cần, ở đây có dấu tích một khu đất bằng phẳng mà nhân dân địa phương cho đó là dấu nhà cũ của Lê Lộc.
Khu di tích lịch sử còn có núi Côi, tương truyền có Mả Dấu là nơi ông nội Lê Hoàn được hổ đưa vào an táng khi hổ nhận ra đã giết nhầm cha nuôi.
Trong các di tích, hiện mả Dấu đã được tu sửa, phục dựng khá hoàn chỉnh. Đây là ngôi mộ của cụ Lê Lộc, ông nội Lê Hoàn, bị hổ trắng là con nuôi tưởng nhầm là người trộm đó vồ chết. Chữ “Dấu” ở đây theo quan niệm dân gian của người Việt cổ, được hổ chôn – hổ táng và người chết sau khi táng mà mộ được đất đùn lên to khác thường thì đó được coi là mộ phát. Mả Dấu với nghĩa chìm sâu trong chuyện kể làng Bảo Thái là in dấu buổi đầu sự phát tích của nhà Tiền Lê. Theo nghĩa này, hành vi của hổ trắng không còn là sự che giấu lỗi lầm nữa mà chính là làm nên điềm lành trong tự nhiên của vùng Bảo Thái, hay ý chỉ hồn thiêng sông núi nơi đây.
- Địa chỉ: xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam