Thanh Hóa
mask
Đã đi
Sắp đi
176,106 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Thanh Hóa

Thanh Hoá nổi tiếng với Thành nhà Hồ với kiến trúc kiên cố, có tuổi đời hơn 600 năm tuổi độc đáo - là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá kiên cố còn sót lại trong cả khu vực Đông Nam Á, và là một số ít di tích còn sót lại trên thế giới. Nơi đây là mảnh đất với đa dạng tài nguyên thiên nhiên tụ họp cả đất trời Việt Nam với nhiều tài nguyên thiên nhiên, những con đường biển thẳng tắp, di tích lịch sử văn hóa, tình cảm gắn bó của con người. Đến đi du lịch Thanh Hóa du khách được dịp chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ và tìm hiểu nhiều hơn về mảnh đất, con người nơi đây.

Hình ảnh du lịch Thanh Hóa
Pù Luông - Thanh Hoá
PÙ LUÔNG CUỐI MÙA LÚA NĂM ẤY
Puluong Travel
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Thanh Hóa

Thanh Hoá là tỉnh thành trực thuộc Bắc Trung Bộ, tại điểm cực Bắc của Thanh Hoá chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 3 tiếng đi xe qua cao tốc với quãng đường 160km. Phía Tây của Thanh Hoá giáp với Lào; phía Nam giáp với Nghệ An; phía Bắc giáp với 3 tỉnh thành là Ninh Bình, Sơn La và Hoà Bình; còn phía Đông giáp với biển Đông với  bờ biển dài lên đến 102km. 

Đi dọc theo chiều sâu văn hoá lịch sử Việt Nam, Thanh Hoá luôn được xem là địa giới ổn định về mặt hành chính. Xứ Thanh là miền đất sinh sống của đông đảo anh em đồng bào dân tộc sinh sống chủ yếu là người Việt (Kinh), Thái, Mường, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú với số lượng đông đảo với nhiều màu sắc văn hoá, mỗi dân tộc lại mang một sắc thái riêng của mình tạo nên bức tranh văn hoá đa sắc màu cho mái nhà chung nơi xứ Thanh yên bình. Bên cạnh đó, vùng đất này còn là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam với nguồn tài nguyên hội tụ của tiềm năng kinh tế với dạng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông: núi đồi, trung du, đồng bằng ven biển với các bãi cát dài, nguồn tài nguyên du lịch phong phú từ rừng núi, biển cả cùng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch tốt. 

Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn là nơi hội tụ của nhiều di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, mang dấu ấn lịch sử cách mạng truyền thống với hơn 94 di tích được công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia. Cùng với nét tài hoa của kỹ thuật xây dựng cùng sự chung tay gìn giữ và phát triển, Thành nhà Hồ đã theo xuyên suốt chiều dài lịch sử bảo tồn gần như nguyên vẹn dù ở trên hay dưới mặt đất. Thành nhà Hồ được coi là thành đá duy nhất còn sót lại trong kho tàng kiến trúc của văn hóa Đông Nam Á, và một số ít trên thế giới (bên cạnh Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc,...)

Nguồn gốc tên gọi Thanh Hóa

Thanh Hoá mang với tên gọi ban đầu là Thanh Hoa (mang ý nghĩa là tinh hoa trong sạch) vào năm Minh Mệnh thứ 12 (tức năm 1831). Đến năm 1843, đổi thành Thanh Hoá. Từ đó, địa danh Thanh Hoá ra đời. Mặc dù đã qua nhiều thời đại, nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng, Thanh Hóa vẫn giữ mãi danh xưng Thanh Hóa vẫn không thay đổi cho đến tận bây giờ. 

Từ khi Thanh Hoá bắt đầu có tên gọi trong địa giới hành chính, người dân Thanh Hóa qua nhiều giai đoạn, nhiều thế hệ mà cùng nhau bồi đắp góp sức, góp công vào công cuộc bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, họ tạo nên nhiều giá trị tinh thần, giá trị vật chất không chỉ cho người dân trong tỉnh mà còn lại các địa phương lân cận và đi sâu vào tình đoàn kết, yêu thương của dân tộc Việt Nam.

Thông tin cần biết về Thanh Hóa

  • Diện tích: 11.129,48 km2
  • Dân số: 3.740.400 (2022)
  • Biển số xe: 36
  • Mã vùng điện thoại: 0237
  • Mã QH: 380
  • Mã bưu chính/ Zip: 440000

Du lịch Thanh Hóa có gì hay? Có gì đẹp?

Lịch sử Thanh Hóa

Thanh Hoá với bề dày lịch sử ấn tượng, hào hùng và đa dạng nét văn hóa truyền thống độc đáo. Vào những năm của thời sơ kỳ, với các phát hiện và khai quật khảo cổ của các điểm di chỉ như Núi Quan Yên, Núi Đọ và Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi từ xa xưa đã có dấu hiệu của con người sinh sống trên mảnh đất này. 

Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa cũng là địa danh có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi dựng nên nhiều triều đại phong kiến ​​Việt Nam. Người con xứ Thanh xưa và nay đã viết nên bao trang sử hào hùng, được ghi nhớ với những tên tuổi như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...và nhiều anh hùng dân tộc khác. 

Bên cạnh đó Thanh Hoá còn có những trang lịch sử oai hùng với 1.535 di tích, với 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã được công nhận xếp hạng cấp tỉnh như Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Núi Đọ, thành Nhà Hồ, Hàm Rồng ...

Văn hoá, con người Thanh Hóa

Nằm trong vùng đất sử thi đặc sắc của văn hoá Bắc Trung Bộ. Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá sử thi lâu đời, với nhiều điều đặc sắc và độc đáo. Theo suốt hành trình lịch sử dân tộc, con người và thiên nhiên Thanh Hoá đã hòa chung nhịp thở, bảo tồn và phát huy truyền thống quý báu của một lượng lớn văn hoá đặc sắc cho chính tỉnh thành du lịch này. 

Nhiều điểm du lịch độc đáo cùng nền văn hoá cổ xưa được tìm thấy đã nói lên lịch sử, văn hoá hình thành mảnh đất xứ Thanh đã có từ bao đời. Hiện nay, di chỉ núi Đọ, hang Con Moong vẫn còn đó như minh chứng cho một nền văn hoá độc đáo đáo, phát triển liên tục từ văn hoá Sơn Vi, văn hoá Hoà Bình và còn cả văn hoá Bắn Sơn với tính chất lịch sử lâu đời, nhưng vẫn mang những nét đẹp ấy phát triển liên tục đi lên trở thành vùng đất lịch sử đến hiện nay.

Thời tiết, khí hậu Thanh Hóa

Nằm trong vùng chuyển tiếp của không khí có mùa đông lạnh của miền Bắc và không khí mát mẻ với hai mùa mưa nắng của miền Nam. Thanh Hóa lại mang khí hậu gần giống với khí hậu miền Bắc với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông với nhiều điều đặc sắc đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi có thể đi du lịch Thanh Hoá vào mọi thời điểm trong năm.

Mùa xuân (tháng 2 - tháng 4): Thanh Hoá bắt đầu vào xuân, thời tiết mùa này rất dễ chịu, là dịp lễ tết diễn ra vô cùng sôi nổi với nhiều lễ hội vui tươi, mang đậm nét văn hoá con người miền đất này.

Mùa hè (kéo dài từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8): xứ Thanh vào hè khá nóng, mưa nhiều. Đây cũng chính là thời điểm vô cùng thích hợp cho các hoạt động giải trí, tắm biển, dã ngoại..

Mùa thu (tháng 9 và tháng 10): nét dịu dàng, nên thơ của thu Thanh Hóa đã bắt đầu rực rỡ vào mùa này. Mùa thu đến, những lễ hội đặc của Thanh Hoá diễn ra vô cùng sôi nổi, đón chào đông đảo người dân từ mọi miền tổ quốc đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội Lam Kinh nổi tiếng.

Mùa đông (tháng 11 cho đến hết tháng Giêng năm sau): Đông sang, Thanh Hóa như khoác lên mình tấm áo choàng giá lạnh của thiên nhiên với không khí lạnh, khô, trong không khí còn có hơi sương và đón nhiều đợt gió Đông Bắc lạnh. Thời tiết lạnh, tạo cho khung cảnh thiên nhiên Thanh Hoá thêm phần kỳ vĩ và huyền bí. Tuy vậy, nếu du khách lựa chọn đi du lịch về miền đất sử thi này vào mùa đông thì hãy trang bị thêm những chiếc áo khoác dày, mũ và khăn tay giữ ấm để có thể tận hưởng hết cái không khí vào đông se lạnh của tỉnh Thanh Hoá. 

Lễ hội Thanh Hóa

Thanh Hóa từ lâu đã được biết đến là một mảnh đất giàu nét truyền thống văn hoá đặc sắc, đi kèm là bề dày lịch sử dân tộc truyền thống hào hùng. Các lễ hội Thanh Hóa luôn là một trải nghiệm hấp dẫn đối với nhiều du khách khi đến với mảnh đất Thanh Hoá này. Đó không chỉ là những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng mà còn là sự hiếu khách, thân thiện của những con người chân chất của mảnh đất này. 

Một số lễ hội du khách có thể tham khảo để hòa mình vào không khí sôi nổi của vùng đất xứ Thanh: 

Lễ hội Pôôn Pôông: tổ chức tại các bản vùng cao huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước… 

Thời gian lễ hội diễn ra: các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba (15/03 ÂL) và rằm tháng Bảy (15/07 ÂL) hàng năm. 

Lễ hội Phủ Na: tổ chức tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: ngày 01 đến ngày 16 tháng 2 (ÂL) và ngày 01 đến ngày 06 tháng 8 (ÂL) hàng năm. 

Lễ hội đền Nưa: tổ chức tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng (ÂL hàng năm). 

Lễ hội đền Sòng: tổ chức tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 2 (ÂL hàng năm). Ngày chính của lễ hội vào ngày 25/2 (ÂL). 

Lễ hội Cửa Đặt: tổ chức tại đền Cửa Đặt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: Vào mùng 5 tháng Giêng đến đầu tháng 2 âm lịch, hay các ngày đầu xuân hàng năm. 

Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước: tổ chức tại đền Độc Cước, Sầm Sơn, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: 16/01 (ÂL) hàng năm. 

Lễ hội rước kiệu vua Bà - Phủ Tía: tổ chức tại xã Vân Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa. 

Thời gian lễ hội diễn ra: vào khoản tháng 2 âm lịch hằng năm. 

Ẩm thực Thanh Hóa

Không chỉ nổi tiếng là mảnh đất với nhiều chiến tích lịch sử văn hoá, cảnh vật thiên nhiên nhiều điều độc đáo. Bên cạnh đó, những món ăn ngon hấp dẫn tại Thanh Hoá luôn là điểm thu hút du khách đến với mảnh đất địa linh nhân kiệt. Ẩm thực Thanh Hóa mang nhiều nét đẹp của nhiều vùng miền trên cả nước, nhưng vẫn giữ nét độc đáo riêng biệt của đặc trưng mảnh đất Bắc Trung Bộ hơn là nét ẩm thực miền Trung. Cách nấu và nêm nếm của người Thanh Hoá rất khác, họ coi trọng sự thanh dịu, hài hoà giữa các hương liệu đem đến do khách du lịch những bữa ăn ngon lành hấp dẫn. Bởi lẽ đó, ẩm thực xứ Thanh luôn được yêu thích bởi nhiều du khách khi ghé du lịch tại nơi đây. 

Ẩm thực nơi Thanh Hoá luôn làm cho du khách phải cảm thấy ấn tượng với hương vị thơm ngon vốn có của các loại nguyên liệu tươi mới, cách chế biến đơn giản nhưng lại đem đến hương vị khó nơi nào sánh bằng với các đặc sản: nem chua, bánh răng bừa, mắm tép, bánh cuốn, chè lam, nem nướng, chẻo nhệch, canh lá đắng, bánh gai Tứ Trụ, Bánh đa,...

Các điểm du lịch nổi bật tại Thanh Hóa

Càng đi sâu, tìm hiểu kỹ hơn về con người, về vùng đất  miền đất Thanh Hóa du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước thiên nhiên, trước sự bao la của một mảnh đất xinh đẹp là nơi hội tụ của dòng chảy lịch sử văn hoá Việt bền bỉ chảy mãi không ngừng. Đến đi du lịch Thanh Hoá, cảnh tượng của đất trời vào thu đẹp đến nao lòng của những tán rừng tại các khu bảo tồn, nhiều bãi tắm xanh mát làm tan đi bao nỗi mệt nhọc, là những khoản thời gian thoải mái mà nhiều khách du lịch đã lựa chọn đi du lịch Thanh Hoá.

Dưới đây là các điểm đến du lịch nổi bật ở Thanh Hoá mà du khách có thể tham khảo: 

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá 

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Bãi biển Sầm Sơn: thành phố Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Bãi biển Hải Tiến: khu du lịch biển Hải Tiến, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. 

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Bãi biển Hải Hòa: Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Cầu Hàm Rồng: Tào Xuyên, Hoằng Hoá, Thanh Hoá 

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Thành Nhà Hồ: Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Giá vé: 

  • Người lớn: 40.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 40.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

Suối cá thần Cẩm Lương: Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa. 

Giá vé: 

  • Người lớn: 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 10.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

Vườn quốc gia Bến En: Hải Vân, Như Thanh, Thanh Hoá 

Giá vé: 

  • Người lớn: 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 10.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

Khu di tích Lam Kinh: Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hoá. 

Giá vé: 

  • Người lớn: 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

Thác Voi: Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Hotline:  0373.313.721

Giá vé: 

  • Người lớn: 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 20.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

Thác Mây: Làng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Giá vé: miễn phí vào cổng

Lăng vua Lê Thái Tổ: QL47, Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. 

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Động Vĩnh An: Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Giá vé: miễn phí vào cổng 

Nông trại Golden Cow: Minh Quang, Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa.

Hotline: 0987.550.060

Giá vé: 

  • Người lớn: 30.000đ/vé
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 30.000đ/vé
  • Trẻ em (cao dưới 1m2): miễn phí

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Bãi biển Sầm Sơn Bãi biển Hải Tiến Bãi biển Hải Hòa Cầu Hàm Rồng Thành Nhà Hồ Suối cá thần Cẩm Lương Vườn quốc gia Bến En Làng cổ Đông Sơn

2. VĂN HÓA

Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái... Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.

3. ĐỊA LÝ

Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình Phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 216 km Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Vùng đất xứ Thanh được chia hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với nắng nóng, mưa lụt, hạn hán. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió mùa đông bắc, mưa ít, đầu mùa hanh khô. Thời gian lí tưởng để bạn du lịch Thanh Hóa là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 5 đến tháng 7.

2. Phương tiện

1. SÂN BAY QUỐC TẾ

Cảng hàng không Thọ Xuân

2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách Xe máy tự lái Oto tự lái Tàu hỏa

3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Bus

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

Một ly cafe: 20.000-40.000VND/ ly Một dĩa ốc: 50.000VND Nước suối: 6.000-10.000VND/ chai

2. ĐỔI TIỀN

Bạn có thể đổi tiền tại các điểm ngân hàng tại khu vực trung tâm

3. THẺ TÍN DỤNG

Chỉ những nhà hàng lớn tại Đồng Tháp chấp nhận thẻ tín dụng Tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bánh đúc sốt Bánh lá Thanh Hóa Ốc mút chùa Thanh Hà Bánh ích Bánh cuốn Thanh Hóa

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Hội đền Bà Triệu (22-24/2 âm lịch) Hội đền Dương Sơn (4 - 7/1 âm lịch) Hội đền Tép (21/8 âm lịch) Hội An Lạc (19/9 âm lịch) Lễ hội Mai An Tiêm (12 - 14/3 âm lịch)

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Liên hệ bệnh viện gần nhất, hãy mang theo những loại thuốc cơ bản như Đau đầu, sổ mũi, sốt, ...và các loại thuốc đặc trị cá nhân.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 29/10/2024