Thái Nguyên
mask
Đã đi
Sắp đi
155,320 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở phía bắc, chỉ cách thủ đô Hà Nội 80km. Với nhiều danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa đặc sắc và hệ thống đền - đình - chùa, tất cả những điều này tạo nên một bức tranh đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử và thiên nhiên Thái Nguyên. Có lẽ vì vậy mà du lịch Thái Nguyên đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Hình ảnh du lịch Thái Nguyên
Mùa thu Việt Bắc 2
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Thái Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa 2 vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với Bắc Kạn ở phía Bắc, giáp với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và giáp thủ đô Hà Nội phía Nam.

Mặc dù Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình của Thái Nguyên không hề phức tạp so với các tỉnh trong khu vực. Thái Nguyên có nhiều dãy núi hướng Bắc - Nam và thấp dần về phía Nam. Cấu tạo vùng núi phía Bắc của tỉnh chủ yếu đá bị bào mòn mạnh và tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Còn khu vực Phía nam là dãy núi Tam Đảo, với đỉnh cao nhất là 1.590m và còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn chắn gió, với đỉnh cao nhất là 1262m. Hai sông lớn chảy qua tỉnh là sông Cầu và sông Công.

Thái Nguyên có 2 thành phố là thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công, 1 thị xã là thị xã Phổ Yên và 7 huyện là các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Thái Nguyên có gần 1,3 triệu người (2019) với hơn 45 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số (70%) và các dân tộc thiểu số là 336.029 người chiếm (30%) như Tày (10,15%), Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa… sinh sống chủ yếu ở 5 huyện miền núi như huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nền văn hóa đa dạng và di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn gần như nguyên vẹn, và cùng với truyền thống cách mạng còn được mệnh danh là “Thủ đô gió ngàn”. Ngoài ra, Thái Nguyên vừa khai thác các tuyến đường cao tốc nối Thái Nguyên, Hà Nội và nhiều nơi khác, du lịch Thái Nguyên những năm gần đây trở thành điểm đến mới, hấp dẫn, trẻ trung.

Nguồn gốc tên gọi Thái Nguyên

Tên gọi Thái Nguyên bắt nguồn từ Hán Việt. Thái nghĩa là rộng lớn còn Nguyên có nghĩa là ruộng và bằng phẳng. Năm 1965, chính phủ gộp 2  Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh  Bắc Thái, đến năm 1996 chia tỉnh Bắc Thái để khôi phục lại Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Thông tin cần biết về Thái Nguyên

  • Dân số: 1,3 triệu người (2019)
  • Diện tích:189,7km2
  • Độ cao: 200
  • Biển số xe: 20
  • Mã vùng điện thoại: 0208
  • Mã QH: 164
  • Mã bưu chính/ Zip: 250000

Du lịch Thái Nguyên có gì hay?

Thái Nguyên là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiện tại có hơn 200 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, 50 di tích cấp quốc gia và 550 di sản văn hóa phi vật thể. Trong thời gian qua Thái Nguyên bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc, quảng bá các giá trị văn hóa với bạn bè trong và ngoài nước. Ngoài ra, Du lịch Thái Nguyên đang tiến hành quy hoạch các khu du lịch mới như Động Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hồ Suối Lạnh...cùng hệ thống khách sạn chất lượng, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế. Du lịch Thái Nguyên hứa hẹn trở thành một đến mới mẻ, thu hút du khách.

Lịch sử hình thành

Trước kia, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định của nước Văn Lang. Thái Nguyên trải qua nhiều lần đổi tên từ thế kỷ 3 cho đến khi thành lập kinh đô Thăng Long của nhà Lý và trở thành lá chắn bảo vệ kinh thành phía Bắc. Nam Thái Nguyên xưa kia là tiền tuyến sông Cầu, nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa quân Lý và quân Tống.
Tỉnh Thái Nguyên được thành lập rất sớm vào ngày 4-11-1831. Từ năm 1956 đến năm 1975, Thái Nguyên thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Năm 1890, Thực dân Pháp chia Thái Nguyên thành hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, hai tỉnh này hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái.

Năm 1997 chính phủ tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Chính phủ Việt năm quyết định thành lập thành phố Sông Công vào ngày 15/05/2015 và thành lập thành phố Phổ Yên vào ngày 10/04/2022.

Khí hậu

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm và do ảnh hưởng của vòng cung Ngân Sơn và Bắc Sơn. Nhiệt độ trung bình năm 25 °C và lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.500 mm. Thái Nguyên được chia thành 2 mùa.

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, đây là mùa hè, thu, thời tiết vào thời điểm này khá nóng và nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7 xen lẫn với những cơn mưa giông. Từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa nhiều và tiết trời chuyển sang mùa thu có khí hậu mát mẻ, thỉnh thoảng có những cơn mưa lạnh.

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, đây là mùa đông, xuân, thời tiết vào thời điểm này hanh khô, lạnh nhất vào tháng 11, 12 do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông được chia thành 3 vùng: Vùng rất lạnh ở Bắc Võ Nhai. Vùng lạnh trung bình ở các huyện Định Hóa, Phủ Lương và Nam Võ Nhai. Vùng ẩm ở Đại Từ, Đồng Hỷ, Phủ Bình, Phổ Yên và Thành phố Sông Công, Thái Nguyên.

Văn hóa, con người Thái Nguyên

Ngoài các di tích lịch sử, những tài sản văn hóa phi vật thể độc đáo cũng khiến du khách mê mẩn. Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có những bản sắc văn hóa riêng biệt và được bảo tồn như hát sli, hát lon, hát ả đào, nghề thủ công, dệt vải, múa rối của người Tày, Nùng; hát Pá Dung của người Dao trong những ngày tết; làn điệu Soọng Cô của người Sán Dìu; Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Sán Chỉ, múa Tắc Sính của người Sán Chay ở huyện Phú Lương và Lễ cấp sắc của người Dao ở Đại Từ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Đặc biệt, nghệ thuật hát “đàn Then” của các dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ẩm thực

Thái Nguyên không chỉ là nổi tiếng về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo mà còn là nơi có nền văn hóa ẩm thực của hơn 45 dân tộc anh em vô cùng đặc sắc. Đến Thái Nguyên nhất định phải thử qua những món ăn nổi tiếng như Cơm lam, bánh chưng Bờ Đậu, bánh cooc coc... với hương vị rất riêng mà không vùng miền nào có được.

Tôm cuốn Thừa Lâm - là món ăn truyền thống thơm ngon, mang hương vị đậm đà của người làm bánh cuốn Thừa Lâm.
Đậu phụ Bình Long - là đặc sản của huyện Võ Nhai và cũng là đặc sản của Thái Nguyên, với hương vị đặc trưng, thơm ngon nổi tiếng.
Coóc Mò - đặc sản của người Tày ở Thái Nguyên, từ lâu món ăn này đã trở thành quà không thể thiếu của các em nhỏ vào những ngày quan trọng đầy tháng, thôi nôi...
Bánh Chưng Bờ Đậu - Là loại bánh chưng làm từ Hạt nếp Định Hóa, rất nổi tiếng vùng Đông Bắc ,với tay nghề điêu luyện của những người thợ làm bánh làng Bờ Đậu.
Nem chua Đại Từ – không chỉ là món thịt được ủ lên men dậy mùi chua mà còn là một phần của sự một phần gắn bó thân thuộc trong ẩm thực Thái Nguyên.

Lễ Hội

Thái Nguyên không chỉ được biết đến với những cảnh đẹp mà còn có nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau. Các lễ hội là một trong những lý do khiến Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều khách du lịch. Thông qua các lễ hội này, du khách được tìm hiểu về nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của con người nơi đây.

Lễ hội đền Đuổm: diễn ra từ ngày 6 - 8/1 hằng năm tại huyện Phú Lương để tưởng nhớ Dương Tự Minh, người có công khai quốc vào thời Hậu Lê và cầu cho mùa màng tươi tốt, đời sống nhân dân ấm êm.

Lễ hội xuân Chùa Hang: diễn ra vào ngày 14/1 âm lịch hằng năm tại tại huyện Định Hóa, để tạ ơn thần linh, cầu xin mưa thuận gió hòa, bản làng yên ấm. Đây là lễ hội độc đáo của các dân tộc Định Hóa được tổ chức từ những năm 1950.

Lễ hội Lồng Tồng: diễn ra vào ngày 10/1 âm lịch hằng năm tại huyện Định Hóa, để cầu xin thời tiết thuận lợi, mùa màng tươi tốt, đây là biểu hiện sinh động của nền văn hóa giàu bản sắc của người Tày ở Định Hóa.

Lễ hội đền Giá: diễn ra vào ngày 5 - 6/1 âm lịch hằng năm tại huyện Phổ Yên. , lễ vật có mâm cơm và ba nong cà, những thức ăn mà theo truyền thuyết mà Thánh Gióng đã từng ăn và sau đó nổi lên đánh giặc Ân.

Lễ hội đền Bến Than: diễn ra ngày 8 - 9/1 âm lịch hằng năm tại phường Hoàng Văn Thụ, để tưởng nhớ đức Mẹ Thoại có công trị thủy, bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân, đây là nét sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, tâm linh của của người dân Thái Nguyên.

Lễ hội “Võ Nhai nơi cội nguồn”: diễn ra từ ngày 21 - 22/3 tại huyện Võ để quảng bá bản sắc văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đặc sắc của Võ Nhai, Thái Nguyên, giới thiệu đến du khách thập phương. Đồng thời, lễ hội còn là nơi giao lưu, gặp gỡ giao lưu văn hóa của các dân tộc.

Lễ hội đình – đền – chùa Cầu Muối: diễn ra vào ngày 4/1 âm lịch hằng năm tại xã Tân Thành, để tưởng nhớ các anh hùng bảo vệ Tổ quốc và cầu thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân địa phương đến dâng hương và thực hiện các nghi lễ.

Lễ hội Hích Đồng Hỷ: diễn ra được tổ chức trong 2 ngày 14,15/1 âm lịch hàng năm huyện Đồng Hỷ,để cúng vía Sán Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tứ Phủ. Phần hội có hát then của dân tộc Tày, Nùng, hát giao duyên nam nữ và hát giao duyên Sli (Nùng), Xoong Cọ (Sán Dìu).

Tết nhảy của người Dao: diễn ra vào ngày 1 và 2/1 âm lịch theo lịch âm tại huyện Võ Nhai, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và cảm tạ công lao của tổ tiên. Tết nhảy của người Dao là một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống cộng đồng của người Dao.

Các điểm du lịch phổ biến ở Thái Nguyên

Nhắc đến du lịch Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với những chiến tích lịch sử, như Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích Quốc gia tưởng niệm 60 Liệt sĩ TNXP Đại đội 915, di Tích Quốc Gia 27/07. Ngoài ra, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với nhiều cảnh đẹp và vùng chè đặc sản “chè Thái, gái Tuyên”. Không những thế, nhiều điểm du lịch tư nhân trên địa bàn tỉnh cũng đã đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá văn hóa của du khách như: Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân...

Du lịch ở huyện Phổ Yên

Đền Giá: Cẩm La, Phổ Yên, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Chùa Đôi Cao: Tân Hương, Phổ Yên, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Đền Lục Giáp: Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Hồ Ghềnh Chè Bình Sơn, Sông Công, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Trại ngựa Bá Vân: Bình Sơn, Sông Công, Thái Nguyên

Giá vé: 150.000 đ/vé

Khu du lịch sinh thái Dũng Tân: Đường TDP Khuynh Thạch

TX Sông Công

Giá vé: 150.000 đ/vé

Du lịch ở huyện Đại Từ

Khu du lịch Hồ Núi Cốc : Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên

Giá vé: 130.000 đ/vé

Suối Kẹm : La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên

Giá vé: 300.000 đ/vé

Suối Cửa Tử : Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Núi Võ : Văn Yên, Đại Từ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Núi Văn : Văn Yên, Đại Từ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Du lịch ở huyện Định Hóa

Khu di tích ATK Định Hóa: Phú Định, Định Hóa, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Khu di tích lịch sử Đồi Khau Tý: Bản Quyên, Định Hóa,Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Di tích lịch sử Đồi Phong tướng: Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Đồi Tỉn Keo: Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Thác Khuôn Tát: Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Du lịch ở huyện Đồng Hỷ

Đền Mộ Ông Hoàng Bẩy: Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Chùa Hang: Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Chợ Văn Hán: Văn Hán, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Đền Long Giàn: Khe Mo, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Du lịch ở huyện Phú Bình

Khu du lịch sinh thái Hồ Kim Đĩnh : Tân Kim, Phú Bình, Thái Nguyên

Giá vé: đang cập nhật

Chùa Cầu Muối : Tân Thành, Phú Bình, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Chùa Hộ Lệnh : Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Du lịch ở huyện Phú Lương

Đền Đuổm: Động Đạt, Phú Lương, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Đền Trình: Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Làng Đồng Tâm: Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Thung Lũng Tình Yêu Yên Lạc: Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Làng nghề chè Khe Cốc: Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Du lịch ở huyện Võ Nhai

Cụm hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà: Phú Thượng, Võ Nhai, Thái Nguyên

Giá vé: 50.000 đ/vé

Thác Nặm Rứt: Thần Sa, Võ Nhai, Thái Nguyên

Giá vé: miễn phí

Khu di tích Khảo cổ học Thần Sa: Thần Sa, Võ Nhai, Thái Nguyên
Giá vé: miễn phí

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Đặc trưng thời tiết ở Thái Nguyên được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thường nóng ẩm mưa nhiều tập trung chủ yếu trong tháng 8. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, điển hình thời tiết là khô lạnh, đặc biệt tháng 11.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Đồi chè Tân Cương Hồ Núi Cốc Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà Đền Đuổm Hồ Vai Miếu Thác Nặm Rứt

3. VĂN HÓA

Thái Nguyên là vùng có nhiều di sản, di tích nổi tiếng như Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK), Khu di tích núi Văn, núi Võ xếp hạng quốc gia.

4. ĐỊA LÝ

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km². Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương Phía nam giáp thành phố Sông Công Phía tây giáp huyện Đại Từ Phía đông giáp huyện Phú Bình.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi, xe máy

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Máy bay

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Tàu hỏa, xe khách

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Mobi, Vina, Viettel

2. INTERNET

Wifi phủ sóng ở các khu vực công cộng Mạng 3G, 4G

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các TTTM lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1 món ăn bình dân dao động từ 20.000 - 100.000vnđ

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bánh cooc mò Thái Nguyên Bánh chưng bờ đậu Thái Nguyên Nem chua Đại Từ Thái Nguyên Đậu phụ Bình Long Thái Nguyên Trám Hà Châu Thái Nguyên Tôm cuốn Thừa Lâm Thái Nguyên

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Hội đền Đuổm Hội Lồng Tồng

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Những thuốc cần thiết khi đi du lịch: Thuốc chống say tàu, xe Các loại thuốc về tiêu hóa Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệ Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa Thuốc xoa bóp Thuốc trị bệnh cá nhân

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 28/10/2024