Cà Mau
mask
Đã đi
Sắp đi
129,891 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Cà Mau

Cà Mau với nét đẹp đặc trưng của vùng đất địa linh nhân hòa với nhiều tài nguyên hấp hấp dẫn được nhiều du khách ưu ái ví von cho vùng đất này với cái tên “đất biết nở, rừng biết đi, biển sinh sôi”. Du khách khi đến du lịch Cà Mau sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nên thơ, bình dị, những hình ảnh bình yên nhưng không kém phần sôi động của một tỉnh thành nằm cuối bản đồ Việt Nam. Khi đến với Cà Mau, du khách còn có cơ hội tham gia các lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi “đất mũi”.

Hình ảnh du lịch Cà Mau
28 ngày về đến Hà Nội hàng trình của tuổi 22 tốt đẹp
ĐẤT MŨI CÀ MAU
Chùa Quan Đế - tp Cà Mau
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Cà Mau là điểm cuối của con đường Hồ Chí Minh với diện tích là  5.275,51  km2, dân số khoản 1.425.800 (2022). Chỉ cách TPHCM khoản hơn 300km (du khách có thể đi máy bay từ TPHCM đến với Cà Mau với chuyến bay thẳng chỉ mất hơn 1 tiếng). 

Tỉnh Cà Mau được nhiều người biết đến là điểm cuối của Tổ quốc, dải đất tận cùng của Tổ quốc là điểm đến thiêng liêng trong lòng những người con đất Việt. Du khách khi đến với Cà Mau sẽ cảm thấy tâm hồn thư thả, một chút lắng đọng về cội nguồn đặc biệt là tình yêu nước, yêu quê hương trong trái tim.

Thông tin cần biết về tỉnh Cà Mau

  • Dân số: 1.425.800 (2022)
  • Diện tích: 5.275,51  km2
  • Biển số xe: 69
  • Mã vùng điện thoại: 0290
  • Mã QH: 964
  • Mã bưu chính/ Zip: 98100

Du lịch Cà Mau có gì hay? có gì đẹp?

Là một trong những tỉnh thành tại miền Tây Nam Bộ có sự phát triển hấp dẫn của vùng đất địa linh nhân hòa, cảnh non nước hữu tình. Du khách khi đến du lịch Cà Mau sẽ cảm nhận với không khí quê bình dã, lịch sử xưa hấp dẫn, văn hóa con người nhân hậu, lương thiện, cùng các món ăn ngon lành, hay các lễ hội hấp dẫn..

Lịch sử

Là một vùng đất trẻ, chỉ mới được khai phá khoảng hơn 300 năm xây dựng và phát triển, Cà Mau đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử vô cùng hấp dẫn và đặc sắc. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có ghi chép lại rằng xưa kia vào thời vua Gia Long vùng đất Cà Mau hiện tại chỉ là những gò đất cao ven sông, chỉ có một vài phụ lưu thì mới có người sinh sống, khai khẩn mà lập ấp, lập xóm làng. Mãi đến thời vua Tự Đức, Cà Mau vẫn là một vùng đất mà chỉ là những khu rừng tràm, rừng đước, vẹm chả mấy ai sinh sống bởi nguồn nước nhiều phèn và thiếu nước ngọt.

Song, đến cuối thế kỷ 17, mảnh đất này được khai phá bởi ông Mạc Cửu. Sau đó, ông Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất cho nhà Nguyễn, rồi được con của ông là Mạc Thiên Tứ vâng lệnh triều đình lập Long Xuyên. Trải qua nhiều giai đoạn,mãi đến năm 1997 tỉnh Cà Mau được thành lập theo nghị quyết của Quốc hội khóa IX, tại kỳ họp thứ 10.  

Đếm du lịch tại Cà Mau, du khách sẽ được nghe những câu chuyện kể vô cùng hấp dẫn về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất cuối của Tổ quốc, để thêm yêu thương những con người chân chất nơi đây, hiểu hơn về cuộc sống, quá trình hình thành của đất nước Việt Nam.

Văn hóa, con người

Là địa phương sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Hoa, Việt, Khmer và một số ít văn hóa người Tày. Với nhiều nét giao thoa độc đáo giữa các dân tộc tạo nên nhiều nét độc đáo, đặc biệt trong văn hóa tại Cà Mau. Mảnh đất này còn chứa đựng nhiều mẫu chuyện, các giai thoại hào hùng và đầy sự ly kỳ của cha ông trong thời kỳ kháng chiến còn mãi như các di tích lịch sử ghi dấu ấn các chiến công vang dội ấy như: Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc (Trung tâm Kế hoạch phản gián CM12); Bến Vàm Lũng - điểm cuối của Đường Hồ Chí Minh trên biển; Di tích lịch sử căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước; Di tích lịch sử và thắng cảnh đảo Hòn Khoai với cuộc khởi nghĩa của thầy giáo Phan Ngọc Hiển; Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán...

Từ bao đời nay, con người Cà Mau gắn liền với cuộc sống miền sông nước quen thuộc. Họ vẫn duy trì lối sống bình dị, chân thành, vẫn buôn bán trên các con ghe, con xuồng. Họ vẫn còn sử dụng các dụng cụ đánh bắt đơn giản gắn liền với các con nước như ghe cào, cất vó, đăng, dựng chà, đặt lợp… Du lịch Cà Mau, khi đi dọc các con kênh, con sông dù lớn hay nhỏ du khách vẫn sẽ nhìn thấy cách sinh hoạt, cách sống thân thuộc của người dân nơi đây đã trải qua nhiều thế hệ. 

Thời tiết, khí hậu

Thời tiết khí hậu tại Cà Mau thích hợp cho du khách tham quan quanh năm, với khí hậu trung bình chỉ khoảng 26 độ C , nhiệt độ ấm áp với độ ẩm trung bình chỉ 85,6%. Cà Mau có hai mùa là mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm tiếp theo. khi đi du lịch vào mùa khô du khách nên trang bị thêm cho cá nhân những chiếc áo chống nắng mỏng, ô (dù) che, kem chống nắng, mũ, nón.. để có thể có tham quan Cà Mau trọn vẹn nhất.  

Vào mùa khô (nhằm khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau), là thời điểm đẹp thích hợp nhất khi đi du lịch Cà Mau. Nơi đây vào mùa khô rất đẹp, thời tiết mát mẻ, có nắng nhẹ, rất hợp cho các hoạt động tham quan, vui chơi ngoài trời. 

Mùa mưa (nhằm khoảng tháng 5 đến tháng 11), nơi đây tuy hơi khó khăn cho việc di chuyển. Nhưng khi du lịch Cà Mau vào mùa này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn vào mùa nước lên như bông điên điển, bông súng non, cá linh chắc thịt, cá sặc được chế biến vô cùng hấp dẫn.

Ẩm thực 

Nền ẩm thực đặc biệt tại Cà Mau luôn là điều hấp dẫn nhiều du khách. Với các nguyên liệu tươi sống, được nuôi hay trồng trọt trong vườn nhà, hay đặc biệt là được bắt ngay trên các con sông, con kênh với chất lượng đảm bảo. Khi đến du lịch tại Cà Mau, ngồi bên các túp lều nhỏ được dựng ngay sát bờ sông, các nhà hành địa phương với các món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc sắc, lạ miệng đậm vị địa phương đã níu chân nhiều du khách phương xa khi đến du lịch tại nơi đất mũi này.   

Đến du lịch Cà Mau phải thưởng thức các món ăn đầy hương vị địa phương hấp dẫn như: đặc sản cua Cà Mau, cá lóc nướng trui ăn cùng bánh tráng, lẩu mắm rau choại,chuột đồng chiên sả ớt, rau đắng đất, rau tàu bay, con vọp nướng, gỏi nhộng ong, ốc len xào dừa, cá nâu kho trái giác, các món ăn làm từ ba khía, cây bồn bồn, lẩu cá kèo, khô cá kèo, chả mực trứng, đọt xoài, cháo tống... 

Lễ hội

Là một trong những tỉnh thành thu hút du khách với nhiều điều hấp dẫn. Lễ hội tại Cà Mau cũng là một trong những lý do mà nhiều du khách lựa chọn khi đến với vùng đất địa linh nhân hòa này.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc (tổ chức vào ngày 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm ): là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất tại Cà Mau được tổ chức tại cửa sông Ông Đốc (ở huyện Trần Văn Thới, Cà Mau). Lễ hội tổ chức bởi các ngư dân miền biển tại Cà Mau. Đây là dịp lễ để họ cầu ngư, cầu cho biển yên, sóng lặng, gió hòa, ngư dân ra khơi nhiều may mắn, mọi người hạnh phúc, bình an…

Lễ vía bà Thiên Hậu Cà Mau (tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hàng năm): lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Hoa trong tỉnh Cà Mau, tại chùa Thiên Hậu (xã Phú Hưng, Cái Nước, Cà Mau). Lễ hội tổ chức vô cùng trang nghiêm với các phần lễ truyền thống, sau là các phần hội đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia với cờ, hoa phấp phới cùng tiếng trống, tiếng kèn của đoàn lân  sư rồng làm cho không khí lễ hội thêm phần náo nhiệt, rộn ràng. 

Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau (tổ chức vào tháng 2 Âm lịch hàng năm): tại đình thần Tân Lộc ( huyện Thới Bình, Cà Mau). Lễ là phần quan trọng không chỉ mang yếu tố tâm linh cầu cho mùa màng nông nghiệp trong vùng bội thu, đất nước bình yên, đời sống người dân hạnh phúc. Ngoài ra, còn là dịp để người dân trong vùng tụ họp, trao đổi các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ngồi lại với nhau để gắn bó hơn tình làng nghĩa xóm.

Nếu yêu mến các Lễ hội và muốn tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây du khách còn có thể đến tham quan các lễ hội hấp dẫn khác như:  Lễ Tết Chôl Chnăm Thmây (vào tháng 4 Dương lịch hàng năm), Lễ hội Kỳ Yên (vào tháng 5 Âm lịch hàng năm)…

Điểm đến hấp dẫn tại Cà Mau

Manh nhiều điều hấp dẫn với thiên nhiên đầy sự hấp dẫn, lôi cuốn. Du khách khi đi du lịch Cà Mau sẽ được chiêm ngưỡng những khung cảnh tuyệt đẹp, những con kênh, dòng nước, những ngôi nhà được xây dựng ngay trên các con kênh, con sông. Sự xinh đẹp, giản dị, bình yên trong từng ngóc ngách nhỏ đều rất thơ, rất dung dị, yên bình. 

Rừng quốc U Minh Hạ: là điểm đến nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên mang nhiều nét hoang sơ với nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm như chim, rái cá, khỉ, tê tê, rùa,.. Du lịch tại U Minh Hạ, lênh đênh trên con thuyền nhỏ, len lỏi trong khung cảnh thiên nhiên đầy kỳ thú, hưởng không khí mát lành của thiên nhiên rừng tràm xanh ngát. Nơi đây còn là điểm đến đặc sắc cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn. 

Mũi Cà Mau: được biết đến là điểm cuối của Việt Nam, cách trung tâm thành phố Cà Mau hơn 100km, là điểm đến linh thiêng thu hút nhiều du khách. Đến với Đất Mũi, du khách sẽ tham quan cột mốc tọa độ Quốc gia, biểu tượng cảnh pano hình tượng chiếc thuyền căng gió, con tàu hướng ra biển khơi. Chụp ảnh cùng biển tượng mũi Cà Mau, cua Cà Mau hay các hình tượng vô cùng đẹp mắt và đặc biệt tại nơi đây.  Du khách còn có thể khám phá cái đẹp của miền đất sinh thái ngập nước khi đi cầu khỉ xuyên rừng.

Hòn Đá Bạc: là một cụm đảo tại Cà Mau (gồm 2 hòm khác là: hòn Đá Lẻ, Hòn Ông Ngộ). Điểm đặc trưng của Hòn Đá Bạc là nơi tập hợp vô số nhiều hòn đá nằm san sát nhau, xếp thành nhiều lớp với hình thù lạ mắt như: bàn tay tiên, bàn chân tiên, giếng tiên… Ngoài ra ra khi đến đây, du khách còn có thể tham gia các hoạt động tham quan, ngắm biển, tắm biển hay thưởng thức hải sản. 

Khu du lịch biển Khai Long: là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều du khách. Nơi đây có những bãi cát dài, biển xanh trong, hệ sinh thái rừng ngập ngập mặn thú vị. Là điểm đến thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn. Du khách khi đến tham quan khu du lịch xinh đẹp này sẽ được chìm đắm trong khung cảnh biển êm, sóng nhẹ, thanh bình và nên thơ.

Ngoài các điểm hấp dẫn trên, du khách còn có thể đến tham quan các điểm thú vị khác như: chùa bà Thiên Hậu Cà Mau, nhà dây thép, đầm Thị Tường, khu vườn chim Cà Mau… 

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thời tiết được chia làm 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 – tháng 4 năm sau). Tùy theo, thời gian cũng như mục đích mà các bạn hãy lựa chọn cho mình thời điểm đi phù hợp nhất.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Chùa bà Thiên Hậu Nhà dây thép Mũi Cà Mau Bãi Khai Long Hòn Đá Bạc

3. VĂN HÓA

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn". Cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh do không chấp nhận triều đình nhà Thanh nên đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Vào năm 1808, Thời Gia Long thứ 7, đổi tên đạo Long Xuyên thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Năm 1825, Thời Minh Mạng thứ 6, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.

4. ĐỊA LÝ

Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: Phía Đông giáp với Biển Đông Phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan Phía Bắc giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Bus Taxi Xe ôm Xuồng

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay Cà Mau

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1 và quốc lộ 63 và quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. INTERNET

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Rất nhiều nơi ở thành phố Cà Mau chấp nhận thanh toán qua thẻ cũng như bằng các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 50.000-20.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Phở Một món ăn không thể thiếu khi nói về ẩm thực Việt. ... Bún riêu Bánh xèo. Bún nước lèo Bún bò Cơm tấm Bánh mỳ Bánh tầm bì

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

1/1: Tết Nguyên Đán. 15/1: Tết Nguyên Tiêu (Lễ Thượng Nguyên). 3/3: Tết Hàn Thực. 10/3: Giỗ Tổ Hùng Vương. 15/4: Lễ Phật Đản. 5/5: Tết Đoan Ngọ. 15/7: Lễ Vu Lan. 15/8: Tết Trung Thu.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Liên hệ bệnh viện gần nhất

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 08/12/2024