Cao Bằng
mask
Đã đi
Sắp đi
79,700 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh biên giới miền núi phía Đông Bắc, đầy thu hút với vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và khí hậu mát mẻ suốt cả bốn mùa. Khi nhắc đến Cao Bằng, du khách thường liên tưởng ngay đến những khung cảnh tráng lệ và hoang dại, nơi mà sự nguyên sơ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Ngoài ra, vùng này còn nổi tiếng với rừng nguyên sinh và mạng lưới sông suối phong phú.

Nhắc tới Cao Bằng là người ta thường liên tưởng ngay đến Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng còn nổi tiếng với hình ảnh thác Bản Giốc hùng vĩ kết hợp với cảnh quan thiên nhiên núi rừng độc đáo, tạo nên một vùng sơn thủy hữu tình, cộng với quần thể hang động nguyên sinh có tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc, độc đáo. Hứa hẹn đem lại nhiều điều bất ngờ cho du khách đến thăm vùng đất này.

Hình ảnh du lịch Cao Bằng
MIỀN BIÊN VIỄN
20 địa điểm từ Bắc vào Nam bạn nhất định phải đi trước khi lấy chồng
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh biên giới miền núi phía Đông Bắc, giáp Trung Quốc ở phía Bắc và Đông Bắc, giáp Hà Giang và Tuyên Quang ở phía Tây, giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn phía Nam. Diện tích tự nhiên Cao Bằng là 6.703,42 km2. Địa hình khá phức tạp bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối dày đặc... Có độ cao trên 300m và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng: Vùng địa trũng - địa hình bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng; Vùng núi đất – địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, sở hữu nhiều núi cao như Phja Dạ với độ cao tới 1980m; Vùng đá vôi - nơi có nhiều núi đá vôi, 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250m.

Nhìn chung, các con sông ở Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh. Hiện nay, Cao Bằng có 4 con sông chính là sông Bằng Giang, sông Quây Sơn, Sông Gâm, sông Bắc Vọng. Trong đó 3 con sông Bằng Giang, Gâm và sông Bắc vọng đều bắt nguồn từ Trung Quốc.

Cao Bằng là tỉnh có 1 thành phố là thành phố Cao Bằng và 9 huyện là huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Trùng Khánh. Với tổng số dân là 84.421 người (2023). Trong đó dân tộc Tày chiếm đa số 41%, Nùng 31,1%, H'Mông 10,1%, Dao 10,1%, Việt 5,8%, Sán Chay 1,4% và hơn 11 dân tộc có dân số trên 50 người.

Nguồn gốc tên gọi Cao Bằng

Cái tên Cao Bằng là một trong những địa danh được đặt tên từ rất sớm. Năm 1676, nhà Lê lấy lại vùng đất Cao Bằng của nhà Mạc và đặt cho địa danh nơi đây là Cao Bình. Đến thời Tây Sơn, tên gọi Cao Bình bị đọc trại thành Cao Bằng.

Thông tin cần biết về Cao Bằng

  • Dân số: 84.421 (2023)
  • Diện tích: 6.703,42 km2
  • Độ cao: 200
  • Biển số xe: 25
  • Mã vùng điện thoại: 0206
  • Mã QH: 040
  • Mã bưu chính/ Zip: 270000

Du lịch Cao Bằng có gì hay? có gì đẹp?

Cao Bằng là một vùng đất có hơn 20 dân tộc như Thái, Tày, Nùng, Dao, H'mong... mỗi dân tộc mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng. Khi đến thăm Cao Bằng, du khách sẽ được trải nghiệm những điều tuyệt vời, điển hình như thưởng thức những bài hát dân ca truyền thống như Sli, Then, hát loan, hát then; khám phá những nghi lễ độc đáo của các dân tộc như lễ mừng sinh nhật người Tày, người Lô Lô đen, lễ cưới người Mông, lễ Phì Hăm của người Tày Nùng, lễ hội Nàng Hai và Lễ hội Thanh Minh, lễ hội chùa Sùng Phúc... Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức những đặc sản nổi tiếng và những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc như lạp xưởng, xôi nếp, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh xèo, bánh chè lam... 

Lịch sử

Từ những buổi đầu dựng nước, Cao Bằng đã là nơi cư trú của người Việt cổ, bằng chứng là các di chỉ khảo cổ và di tích khai quật ở Hòa An, Thông Nông, Quảng Uyên… Cao Bằng được ghi vào sử sách từ rất sớm. Cao Bằng xưa là ngoại của bộ Vũ Định; giáp Lưỡng Quảng ở phía Đông Bắc; giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn Tây Nam và gồm 1 lộ và 4 châu.

Ngày 27/12/1978, Cao Lạng được chia thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn; thị xã Cao Bằng thành tỉnh lỵ của tỉnh Cao Bằng. Ngày 25/09/2012, Thành phố Cao Bằng được thành lập trên cơ sở diện tích và dân số thị xã Cao Bằng.

Văn hóa con người Cao Bằng

Văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đang dần trở thành điểm nhấn đặc sắc. Trang phục phổ biến ở Cao Bằng là trang phục dệt và nhuộm chàm thủ công của các dân tộc Tày, Nùng, sặc sỡ nhất là của các dân tộc Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô... 

Người Tày, Nùng thể hiện tình yêu và sự thích nghi với thiên nhiên, còn người Dao, Mông, Lô Lô với bộ vòng... quanh cổ, tay và thắt lưng, chúng luôn phát ra tiếng động khi di chuyển, muốn cảnh báo tất cả các loài động vật đến gần và họ là chủ nhân của lãnh địa này.

Tại các lễ hội có các làn điệu dân ca nhẹ nhàng, đằm thắm như: Lượn Cọi, Lượn Slương, Lượn Hạn, hát Then – Đàn tính, Hèo Phươ, Nàng Ới, Đá Hai, Páo Dung.. Kèm theo đó là múa khăn, múa chuông, múa trống, múa Sluong, múa chầu, múa quạt, múa ô và múa khèn. Tuy nhiên, cái đặc sắc nhất trong các làn điệu dân ca trên chính là hát Then - một hình thức sinh hoạt quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc Tày.

Cao Bằng còn là vùng đất của những làng nghề thủ công truyền thống nổi lên từ thế kỷ XI đến XVI. Hoạt động của các làng nghề không tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp như: nghề rèn, làm hương, làm giấy, làm ngói lợp, dệt vải thổ cẩm, đan lát tre đan, làm bánh…

Khí hậu, thời tiết Cao Bằng

Cao Bằng có khí hậu lục địa miền núi cao. Đây cũng là một trong những tỉnh đầu tiên đón gió mùa đông bắc của cả nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,6°C lượng mưa trung bình hàng năm là 1.442,7mm và độ ẩm tương là 81%. Cao Bằng được chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, Cao Bằng chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió Tây Nam mang lại độ ẩm cao và thường gây mưa nhiều và có nguy cơ xảy ra lốc xoáy và lũ quét là rất cao. Tháng 6 đến tháng 9 là mùa đẹp của Cao Bằng, khi thác Bản Giốc đổ nước tung bọt trắng xóa, nhiều ruộng bậc thang chín vàng. 

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết trong khoảng thời gian này, có mưa phùn và lạnh. Vào tháng Hai, những đám mây dày đặc di chuyển qua khu rừng vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tháng 3 là thời điểm hoa lê nở rộ và tháng 10 là thời điểm của hoa dã quỳ hay kiều mạch.

 Ẩm thực

Nhiều món ăn ngon phổ biến ở Cao Bằng được chế biến từ gạo nếp Pì Pất, nếp Ong nổi tiếng như xôi xéo, bánh trôi, xôi ngũ sắc... được chế biến công phu từ màu sắc thực vật trong tự nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng với 5 màu sắc khác nhau. Bánh khảo, bánh pẻng phạ thơm lừng, bột nếp dẻo hòa quyện với mật ong.

Ngoài ra tỉnh còn có nhiều đặc sản nổi tiếng khác như: tương đen Méc Cảng, vịt cỏ phơi sương om mác mật, vịt quay tẩm lá mác mật, tép cuốn lá cải xanh, thạch trắng, mác cà tắm, canh đỗ trắng nấu hoa chuối rừng, ong xào măng, kẹo ngà hooc, chè lam…

Trên tuyến đường từ huyện Hòa An qua Thông Nông và Hà Quảng là những dãy núi đá cao với nhiều cây trồng, vật nuôi bản địa như lợn đen, gà đen, bò H'mông, ngô, lạc, lúa nếp nương... Được người dân địa phương chế biến thành những món ăn đặc trưng như: thịt bò, thịt heo gác bếp, bánh ngô, khẩu sli, heo ủ bột ngô, mèn mén... 

Ngoài những món ngon trên, trong bữa ăn của người dân còn có các loại rau, củ rừng theo mùa như canh hắc sâm, củ sâm tiên mao, canh đậu trắng…

Lễ Hội

Cao Bằng ngoài phong cảnh núi non hùng vĩ và gắn liền với các di tích lịch sử thì còn có lễ hội vừa trang nghiêm vừa sôi động, đặc sắc thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm.

Lễ hội Lồng Tồng: diễn ra vào ngày 4 – 10/1 âm lịch hằng năm, đây là một lễ hội truyền thống của người Tày – Nùng, lễ hội được tổ chức để cầu Thần Nông ban sự may mắn đến cho dân làng và cầu xin một mùa màng bội thu.

Lễ hội đền Kỳ Sầm: diễn ra vào ngày 10/1 âm lịch hằng năm, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao - anh hùng người Tày có công trong lịch sử dựng nước, giữ nước, đây cũng là dịp để người dân và du khách vui xuân, tham quang và xin lộc đầu năm.

Lễ hội đền Vua Lê: diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hằng năm, lễ hội mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, giáo dục truyền thống yêu nước đầy tự hào của dân tộc và được tổ chức để tri ân các bậc danh nhân, anh hùng có công với mảnh đất này.

Lễ hội Mẹ Trăng: diễn ra vào khoảng từ ngày 30/1- 22/3 âm lịch hằng năm, đây là một tín ngưỡng của dân tộc Tày, với ý nghĩa rước Mẹ Trăng về ban phước lành cho người dân trong bản và cầu xin một mùa màng bội thu.

Lễ hội du lịch thác Bản Giốc: bao gồm lễ rước nước cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa tại chùa Trúc Lâm Bản Giốc và các hoạt động quảng bá sản vật, ẩm thực địa phương, triển lãm ảnh, thi đấu thể thao, hội thi hát dân ca, dân vũ…

Các điểm du lịch phổ biến ở Cao Bằng

Cao Bằng là một vùng đất địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp kỳ thú với những dãy núi và rừng xanh mênh mông. Đặc biệt, du lịch Cao Bằng còn thu hút du khách bởi những địa danh mang sắc thái lịch sử đặc trưng. Chính những yếu tố này đã khiến Cao Bằng trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

Thác Bản Giốc

Địa chỉ: xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Giá vé: 45.000đ/vé

Thác Bản Giốc là một trong bốn thác nước xuyên quốc gia lớn nhất thế giới. Điểm hấp dẫn và độc đáo của thác Bản Giốc là dòng thác không chảy thẳng từ trên xuống ở thác chính mà uốn khúc qua những ngọn đồi, chia tầng như những bậc thang khiến cho nước sông Quây Sơn uốn khúc thành những dải trắng xóa kết hợp với màu xanh của cây cối và nắng trời Cao Bằng tạo nên bức tranh hoàn hảo.

Động Ngườm Ngao

Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 

Giá vé: 30.000đ/vé

Động Ngườm Ngao được công nhận là danh thắng cấp quốc gia vào năm 1998. Với chiều dài 2144 m, sâu 61m và ba cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Đây là một hang động đá vôi có nhiều hóa thạch san hô, được hình thành dưới lòng biển cổ đại cách đây khoảng 400 triệu năm. Vào mùa hè, nhiệt độ trong hang tạo cảm giác mát mẻ, vào mùa đông năm rất ấm áp. 

Pác Bó

Địa chỉ: xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Giá vé: 25.000đ/vé

Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Khu di tích gồm hang Bo Bam, hang Cốc Bó, bãi Cô Rác, suối Lê Nin, núi Các Mác. Đặc biệt, nhiều sự kiện quan trọng của lễ hội đã diễn ra tại nơi này. Trong đó có Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cuộc bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Giá vé: miễn phí

Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Chùa được thiết kế thuần Việt với kết cấu gỗ lim, gạch ngói, mái dao truyền thống và hệ thống câu đối Việt Nam. Chùa được xây dựng với nhiều yếu tố: Tam quan, khuôn viên tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tòa Tam Bảo, nhà thờ Tổ, Đức Thánh Trần, tượng anh hùng Nùng Trí Cao.

Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo

Địa chỉ: xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Giá vé: miễn phí

Đây là nơi diễn ra lễ thành lập và triển khai Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khu di tích gồm 5 điểm quan trọng: Cụm di tích rừng Trần Hưng Đạo; Hang Thẩm Khẩu; Đồn Phai Khắt; Đồn Nà Ngần; Di tích Va Pha. Đến với địa điểm du lịch này, du khách vừa có thể tìm hiểu về truyền thống lịch sử những ngày đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam và vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Bản Pác Rằng

Địa chỉ: xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Giá vé: 50.000đ/vé

Bản Pác Rằng có 250 người thuộc dân tộc Nùng với nhiều làng nghề thủ công thú vị và phong phú văn hóa độc đáo. Bản nằm ẩn mình trong thung lũng xanh tươi đầy nắng gió của vùng núi phía Đông Bắc. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi nhà truyền thống của người Nùng. Họ thiết kế ngôi nhà sàn theo kiến ​​trúc hai tầng: tầng trệt là nơi chăn nuôi gia súc và làm lò rèn còn tầng trên là là nơi họ sinh hoạt.

Vườn Quốc Gia Phia Đén - Phia Oắc 

Địa chỉ: xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Giá vé: miễn phí

Hỏi - đáp khi du lịch Cao Bằng

Để có chuyến du lịch Cao Bằng trọn vẹn, nhiều trải nghiệm thú vị, dưới đây là một số câu hỏi thực tế có thể gặp trong chuyến đi:

Thuê xe máy Cao Bằng ở đâu?

Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá Cao Bằng và cần thuê xe máy, hãy tham khảo danh sách các địa chỉ sau đây để có những lựa chọn phù hợp:

Phương Hải

  • Địa chỉ: Số 159 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Giá thuê xe số: 150.000đ/ngày
  • Giá thuê xe ga: 200.000đ/ngày
  • Số điện thoại: 098 428 49 01

Trung Kiên Motor

  • Địa chỉ: Phố Kim Đồng/211 Cầu Bằng Giang, P. Hợp giang, Cao Bằng
  • Giá thuê xe số: 150.000đ/ngày
  • Giá thuê xe ga: 200.000đ/ngày
  • Số điện thoại: 0918 281 444

Anh Lộc

  • Điện thoại: 0985 161 999
  • Địa chỉ: Tổ số 23, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, Cao Bằng

Anh Qúy

  • Điện thoại: 0888 067 899
  • Địa chỉ: Tổ 29 Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, Cao Bằng

Thời gian tốt nhất trong năm để du lịch Cao Bằng là khi nào?

Thời gian tốt nhất để du lịch Cao Bằng là từ tháng 8 đến tháng 10 khi thời tiết mát mẻ và thác Bản Giốc đạt lưu lượng nước cao nhất. Ngoài ra, mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 cũng là thời điểm đẹp để ngắm hoa mận, hoa đào nở rộ.

Những món ăn đặc sản tại Cao Bằng nên thử?

Đến Cao Bằng, bạn nên thử các đặc sản như phở chua, bánh trứng kiến, bánh áp chao, vịt quay 7 vị, và mèn mén – một món ăn làm từ ngô.

Đây là khu rừng đặc biệt trong Hệ thống Công viên Non nước Cao Bằng, được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tháng 1/2018, Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén được công nhận là vườn quốc gia đầu tiên của tỉnh Cao Bằng, với mục tiêu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc trưng. Vườn có tổng diện tích hơn 10.000 ha với thảm thực vật đa dạng, bao gồm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng ẩm á nhiệt đới gió mùa và rừng lùn. 

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Mỗi mùa Cao Bằng lại mang một vẻ đẹp khác nhau, nhưng nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Nơi đây không chỉ nổi danh và thu hút khách du lịch bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử như hang Pắc Pó hay suối Lê Nin mà còn cuốn hút bời phong cảnh núi rừng hùng vĩ, những cung đường quyến rũ và những danh thắng tuyệt đẹp. Thời điểm được cho là tốt nhất để đi du lịch Cao Bằng đó là tháng 8 - 9 hoặc 11 - 12.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Thác Bản Giốc Suối Lê Nin – khu di tích Pác Pó Hồ Thang Hen Động Ngườm Ngao Chùa phật tích Trúc Lâm Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo

3. VĂN HÓA

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nám. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.

4. ĐỊA LÝ

Có tổng diện tích tự nhiên 6.690,72 km vuông, chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ trung bình trên 200 m. Núi non trùng điệp. Hình thành nên 3 vùng rõ rệt: miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. 

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn.  Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất.  Xích lô   Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô. 

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách 

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,.. 

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng. 

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.   Đổi tiền tại các ngân hàng lớn. 

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Vịt quay 7 vị  Bánh Khảo. Bánh Trứng Kiến.  Bánh chè Lam. Rau dạ hiến.  Miến dong đen. Lạp sườn.  Hạt dẻ Trùng Khánh.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Các lễ hội chính ở Cao Bằng. Hội Chùa. Thời gian: Mùng 6 đến 15/1 âm lịch. Hội Lồng Tồng. Thời gian: Mùng 2 đến 30/1 âm lịch.  Hội mời Mẹ Trăng. Thời gian: Hội tổ chức vào đầu mùa xuân sau tết Nguyên Đán kéo dài từ 10 đến 15 ngày.  Hội pháo hoa Quảng Uyên. Thời gian: 1-2/2 âm lịch. Hội Thanh Minh. Thời gian: Tháng 3 âm lịch.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất. 

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 18/09/2024