Đắk Nông
mask
Đã đi
Sắp đi
94,398 Gody-er đã đến

Đắk Nông

Rừng núi Đắk Nông là một vùng đất đặc biệt với nắng, gió và thiên nhiên kỳ vĩ. Với đa dạng địa hình, nơi đây tạo ra vô số cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và hấp dẫn. Du lịch Đắk Nông ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách bởi sự phong phú và độc đáo của nó. Trên hành trình khám phá Tây Nguyên, du lịch Đắk Nông chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm kỳ thú không thể bỏ qua. Đắk Nông không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo của núi rừng Tây Nguyên, mà còn có những khám phá lộng lẫy và bí ẩn, khiến mọi người ngạc nhiên. Đặc biệt, du khách cũng có cơ hội tham gia vào các lễ hội độc đáo và khác biệt của các dân tộc địa phương.

Hình ảnh du lịch Đắk Nông
4 TỈNH TÂY NGUYÊN KON TUM – GIA LAI – ĐẮK LẮK -  ĐẮK NÔNG
Vịnh Hạ Long trên cạn tuyệt tác của thiên nhiên !!!
Trao Yêu Thương
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông nằm dưới chân dãy Trường Sơn, thuộc hướng Tây Nam của Tây Nguyên; Đắk Nông được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc, 10701’ đến 108010’ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk. Đắk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 

Đắk Nông có diện tích là 650.927 ha, sở hữu 08 đơn vị hành chính cấp quận, dân số Đắk Nông được thống kê năm 2019 là 625.822 người. Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên khoảng 6.515 km2, là nơi có 40 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 31,73%; Có 3 dân tộc thiểu số là M'Nông, Mạ và Êđê chiếm 11,05% dân số toàn tỉnh Đắk Nông.

Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông phát triển giao lưu với các tỉnh Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm nhất phía Nam; Đắk Nông sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của Cao nguyên Trung Bộ trong tương lai. Bởi vùng Duyên hải miền Trung và Vương quốc Campuchia là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông.

Nguồn gốc tên gọi Đắk Nông

Đắk Nông: Tiếng M’Nông có ý nghĩa là nước (đất) của người M’Nông. Theo ý kiến của một thành viên trên Diễn đàn Viện Việt học: Đắk Nông: vùng Đất (nước, lãnh thổ) của Con người (M'nông). Đây là ý kiến hợp lý (hiện chưa có tài liệu giải thích) bởi Đắk Nông là vùng đất lâu đời nhất trên cao nguyên M’Nông. Có đến 38,9% tổng số người M’Nông ở Việt Nam.

Thông tin cần biết về Đắk Nông

  • Diện tích: 650.927 ha
  • Biển số xe: 48
  • Tỉnh lỵ: Gia Nghĩa
  • Dân tộc: chủ yếu là 3 tộc người M'Nông, Mạ và Êđê
  • Dân số: 625.822 người (2018)
  • Vùng du lịch: Tây Nguyên
  • Mã vùng điện thoại: 261 

Du lịch Đắk Nông có gì hay? có gì đẹp?

Đến với Đắk Nông, bạn sẽ được khám phá từ các cánh rừng già nguyên sinh cho đến các vùng đồi núi cao. Đặc biệt, du lịch Đắk Nông sẽ khiến bạn vô cùng choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của thác nước ở khắp nơi. Nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử và các di sản đã được UNESCO công nhận. Cũng như bao vùng đất khác của xứ Tây Nguyên, cảnh vật nơi đây toát lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thăm thẳm, vừa hiểm trở, kỳ vĩ vừa nên thơ, trữ tình. 

Đắk Nông hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch tuyệt vời cho những ai đam mê khám phá những điều hoang sơ, ẩn chứa những điều bí mật và vui vẻ trải nghiệm những điều mới lạ, thú vị. Khi khám phá Đắk Nông, sẽ thấy nơi đây đẹp đến nhường nào. Vùng đất này kết hợp giữa vẻ đẹp lãng mạn và mộng mơ như Đà Lạt, hùng vĩ như Tây Bắc hay yên bình như vùng quê thôn dã.

Lịch sử

Đắk Nông có độ cao trung bình 600-700 m so với mực nước biển, là vùng đất lâu đời trên cao nguyên M'Nông. Bên cạnh đó cũng là nơi các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Êđê sinh sống lâu đời theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc. 

Tháng 1 năm 1959, chính quyền Sài Gòn cô lập một phần của tỉnh Đắk Lắk ở phía Tây, một phần của huyện Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức (địa giới hành chính của tỉnh Quảng Đức về cơ bản giống với địa giới hành chính ngày nay của tỉnh Đăk Nông) với ba huyện Khiêm Đức, Đức Lập, Kiến Đức và khu hành chính Đức Xuyên.

Năm 1962, Trung ương quyết định sáp nhập Đức Lập và Đức Xuyên vào tỉnh Đắk Lắk nghĩa là xóa bỏ tỉnh Quảng Đức và Kiến Đức nhập vào tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập vào tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 5 năm 1975, tỉnh Quảng Đức được khôi phục. Tháng 11 năm 1975, tỉnh Quảng Đức được nhập về tỉnh Đắk Lắk. 

Ngày 01 tháng 01 năm 2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở tách từ tỉnh Đắk Lắk.

Khí hậu Đắk Nông

Đắk Nông là vùng chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Cao nguyên Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Chế độ khí hậu mang những nét chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng với sự nâng cao của địa hình, nó có những nét riêng biệt. Đắk nông sở hữu đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm cao nguyên và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung hơn 90% lượng mưa cả năm. Và mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 

Mùa khô - du lịch Đắk Nông lý tưởng:

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 này là đẹp nhất để đi du lịch Đắk Nông, thời tiết lúc này đẹp nhất, nhiều nắng vì thế mà đây sẽ là một mùa rất lý tưởng để tham quan. Tháng 1 đến tháng 3 hàng năm cũng là lúc hoa cà phê nở rộ trên khắp các ngọn đồi của mảnh đất cao nguyên này. Loài hoa giống như "tuyết" trắng xóa trên khắp các ngọn núi và thu hút nhiều ánh nhìn. Những người đam mê du lịch sẽ không khỏi xuýt xoa đến đây để chiêm ngưỡng và check in.

Mùa mưa - mùa ngắm thác tuyệt mỹ:

Dù mùa mưa không phải đáp án cho câu hỏi mùa du lịch đẹp nhất ở Đắk Nông nhưng đây lại là thời điểm tuyệt nhất để khám phá và chiêm ngưỡng những con thác hùng tráng của non nước ở mảnh đất cao nguyên này. Đắk Nông có nhiều thác nước đẹp và nhiều thác nước trong số đó đã trở thành địa điểm du lịch bởi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Mùa mưa là thời điểm nước từ các con sông thượng nguồn đổ về rất đáng kể, tạo cho những tầng thác ở Đắk Nông một vẻ đẹp hùng vĩ huyền thoại. Đây cũng là lúc vẻ đẹp của thác được thể hiện một cách tuyệt vời nhất.

Ẩm thực

Ẩm thực Đắk Nông là nơi hội tụ của các dân tộc anh em với những nét văn hóa phong phú và đặc trưng. Hầu hết các món ăn được chế biến bằng cách nướng hoặc luộc hoặc nấu súp. Nguồn thực phẩm để chế biến cũng rất phong phú và sẵn có  trong tự nhiên như các loại gia súc được nuôi trồng và săn bắt. Hầu hết các món ăn đều chua và cay vì gia vị sử dụng là ớt, củ nén, sả, riềng... Những dịp lễ hội thường có các món ăn khác như cơm lam, rượu cần, đọt mây và các loại thịt nướng. Khi đến du lịch Đắk Nông, không chỉ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng đại ngàn. Mỗi đặc sản của Đắk Nông đều có một hương vị đặc trưng riêng nhưng đều khiến ai đã nếm thử đều lưu luyến mãi không quên. 

Đặc sản ăn tại địa phương:

  • Cá lăng Sarêpốk
  • Cơm lam
  • Canh chua kiến vàng
  • Canh thụt đọt mây
  • Đọt mây xào lá bép
  • Thịt giã của người Mạ
  • Lẩu lá rừng
  • Heo đồng bào

Đặc sản mang về làm quà:

  • Cà phê
  • Hạt tiêu
  • Chè Gia Nghĩa
  • Khoai lang Tuy Đức
  • Bơ sáp
  • Cà đắng
  • Rượu cần
  • Măng chua rừng

Lễ hội

Là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, các lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng văn hóa của người Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Nông nói riêng từ bao đời nay. Đắk Nông là nơi hội tụ của 40 dân tộc anh em với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng. Đời sống dân gian của  các dân tộc thiểu số trong tỉnh giàu tính sáng tạo, tinh tế trong  nghệ thuật thể hiện. Trong quan niệm của đồng bào M’Nông, vạn vật đều có linh hồn và mỗi con người sinh ra đều được thần linh che chở, bảo vệ để cuộc sống được ấm no, hạnh phúc. Từ đây phát sinh ra nghi lễ và lễ hội cầu nắng, cầu mưa, cúng xua đuổi tà ma, cúng thần lành để mừng phúc hay tạ ơn để ăn mừng.

Trong lễ hội, người dân muốn gửi gắm tâm hồn và ước nguyện đến thần linh, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và quan trọng nhất là cầu mong sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ của dân làng với nhau. Tại các lễ hội này, nghi thức đâm trâu thường được thực hiện để tạ ơn các vị thần đã phù hộ. Các điệu múa, diễn xướng cồng chiêng diễn ra xuyên suốt lễ hội tạo không gian sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng rất rõ nét trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông.

  • Lễ hội đua voi - Đua voi diễn ra hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch. Là một sự kiện văn hóa truyền thống của người dân Tây Nguyên. Buôn Đôn là cái nôi của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nên lễ hội thường được tổ chức tại đây. 
  • Lễ hội đâm trâu - Người Banar ở Tây Nguyên tổ chức lễ hội đâm trâu gọi là Groong Kpo Tonoi hay Koh Kpo vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, để chào đón năm mới, cầu mong một vụ mùa bội thu và mừng sức khỏe mọi người.
  • Lễ hội cúng bến nước - Một phong tục lâu đời nhất của người Ê Đê, cầu cho cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang lại niềm tin và hy vọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Ê Đê. 
  • Lễ hội cồng chiêng - Tiếng cồng chiêng không chỉ để giao tiếp với thần linh, báo tin cho mọi người trong buôn làng biết, mà còn là tiếng gọi tâm hồn của những con người Tây Nguyên đầy chất trữ tình và khát vọng yêu đời.
  • Lễ hội bỏ mã - Tục thờ cúng tổ tiên không nằm trong hoạt động văn hóa sinh hoạt của người dân Tây Nguyên. Vì vậy, khi một người qua đời được một năm hay ba năm thì người trong gia đình sẽ làm lễ bỏ mã.

Các địa điểm du lịch nổi bật

Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của rừng núi, những ngọn thác đồ sộ, những hồ nước nên thơ hay những buôn làng, xứ sở Đắk Nông hứa hẹn sẽ là địa điểm thú vị trên hành trình khám phá. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng và những con đường quanh co sẽ giúp bạn thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố. Toát lên vẻ đẹp bình dị và mộc mạc, nơi đây mang một nét rất riêng không nơi nào có được. Sự kỳ vĩ của núi rừng, tươi mát của sông suối hay sự thơ mộng của thảo nguyên xanh thẳm chắc chắn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên.

Hồ Tây Đăk Mil

  • Địa chỉ: thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Thác Diệu Thanh 

  • Địa chỉ: Cách thị trấn Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đak Nông chừng 5km và cách thị xã Gia Nghĩa chừng 8km theo quốc lộ 28
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Thác Liên Nung

  • Địa chỉ: Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đăk Nông
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Thác Lưu Ly

  • Địa chỉ: Xã Nâm N’Jang, Đắk Song, Đăk Nông
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí 

Vườn Quốc gia Yok Đôn 

  • Địa chỉ: Xã Krong na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: 20.000đ - 60.000đ

Khu du lịch sinh thái Nậm Nung

  • Địa chỉ: Đức Xuyên, Đắk Glong, Đăk Nông
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Thác Đắk G’lun

  • Địa chỉ: xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

  • Địa chỉ: xã Đắc P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

 

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên. Trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng Phía nam giáp tỉnh Bình Phước Phía tây giáp Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 120 km. Qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ gặp khó khăn khi di chuyển. Vì ở đây còn nhiều tuyến đường vẫn đang là đường đất. Vì vậy khi du lịch nên tránh mùa mưa. Mùa khô là những tháng đầu năm lúc này thời tiết khá dịu mát chưa quá nóng, nên lời khuyên cho bạn du lịch vào mùa khô là tuyệt nhất

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Hồ Ea Snô Thác Đắk Buk So Khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ Hồ Tà Đùng Thác ba tầng Thác Đăk G’lun

4. VĂN HÓA

Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Hạt tiêu Đắk N'rung. Khoai lang Tuy Đức. 4 Bơ sáp Đắk Mil. Măng chua rừng. Xoài Đắk Gằn. Sầu riêng Đắk Mil. Cá lăng sông Sêrêpốk. Cơm lam Đăk Nông.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội đua voi. Lễ hội đua voi là một trong những hội quan trọng của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Lễ hội cồng chiêng. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuật. Lễ cúng bến nước. Lễ bỏ mả Lễ mừng lúa mới. Lễ hội đâm trâu.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 29/10/2024