Bắc Ninh
mask
Đã đi
Sắp đi
191,176 Gody-er đã đến

Bắc Ninh

Với diện tích tổng cộng 823 km², Bắc Ninh trở thành tỉnh nhỏ nhất tại Việt Nam. Tuy nơi này nhỏ bé, nhưng lại là cái nôi của trung tâm Kinh Bắc cổ xưa, nơi tình cảm văn hóa rực rỡ đọng lại trong từng công trình kiến trúc và cách sống truyền thống. Vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính của chùa Dâu, chùa Bút Tháp và những điệu nhạc quan họ mượt mà, say đắm mang đậm chất dân gian, cùng nhau tạo nên sự quyến rũ đặc biệt của Bắc Ninh - "cây cổ thụ" trong nền văn hóa đồng bằng sông Hồng.

 

 

Hình ảnh du lịch Bắc Ninh
#Roadtrip 8 tiếng về xứ Kinh Bắc
Có Một Bắc Ninh mang tên  “ Anh “
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Bắc Ninh

Tọa lại tại trung tâm Đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 30km, Hải Phòng 110km. Tiếp giáp với các tỉnh: Hải Dương (phía Đông), Hưng Yên (phía Nam), Bắc Giang (phía Bắc), Hà Nội (phía Tây). Là tỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Bắc Ninh nằm trên các hệ thống giao thông trọng điểm của cả nước như quốc lộ 1A, đường cao tốc; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, hệ thống sông lớn, rộng: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình . Đây là điểm rất thuận lợi cho du khách có thể dễ dàng đến với xứ xở Kinh Bắc bằng nhiều cách: đường hàng không (sân bay Nội Bài), đường bộ, đường thủy.

Toàn tỉnh có 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài ,1 thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. Mỗi vùng có rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử không chỉ có giá trị riêng của địa phương mà còn có ý nghĩa đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn đối với quốc tế như: Đền Đô, chùa Phật tích, chùa Dâu,...Với địa hình xen lẫn những núi thấp với độ cao từ 20-120m, các núi lại thương nằm gần các con sông với những di tích như chùa, đền, miếu tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình chỉ có riêng tại xứ xở Kinh Bắc. 

Từ thời xa xưa, Bắc Ninh là cửa ngõ, là phên dậu chắn che cho Đông Đô-Thanh Long xưa và nay là thủ đô Hà Nội. Dù cho dòng chảy của lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh, Bắc Ninh hiện vẫn còn hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian, làng nghề. Và đáng tự hào nhất của người dân xứ Kinh Bắc là làn điệu Dân ca Quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không chỉ vậy, Bắc Ninh có có những nét riêng mà chúng ta còn chưa khám phá trọn vẹn. Do đó, khi ghé thăm vùng đất quê hương của quan họ du khách chắc chắn sẽ tìm thấy những kỷ niệm khó quên trong chuyến du lịch của mình.

Nguồn gốc tên gọi Bắc Ninh

Theo sách Đồng khánh dư địa chí ghi chép: thời kỳ Hồng Bàng (nước Văn Lang) chia cả nước thành 15 bộ hành chính trong đó phần lớn diện tích Bắc Ninh ngày nay thuộc bộ Vũ Ninh. Trải qua nhiều biến động lịch sử, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi gọi là trấn Bắc Ninh. Tên gọi Bắc Ninh có thể là sự kết hợp giữa Kinh Bắc và Vũ Ninh tạo thành.

Thông tin cần biết về Bắc Ninh

  • Dân số: 1.413.486 người (2022)
  • Diện tích: 823 km²
  • Biển số xe:  99 
  • Mã vùng điện thoại: 222
  • Mã QH: 256
  • Mã bưu chính/Zip: 22000

Du lịch Bắc Ninh có gì hay? có gì đẹp?

Với chiều dài lịch sử từ thời kỳ lập quốc, Bắc Ninh là tọa độ, điểm đến lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là điểm đến hấp dẫn với sắc màu, âm thanh của hàng trăm lễ hội, làn điệu dân ca và sự đắm say đến ngẩn ngơ của những công trình lịch sử với tuổi đời hàng trăm năm.

Lịch sử Bắc Ninh

Bắc Ninh được nhiều người nhắc đến với tên gọi Kinh Bắc, bởi đây là tên gọi vùng đất có nền văn hiến lâu đời. Từ một vùng đất với nền kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp lúa nước thời phong kiến, rồi trở thành cứ điểm quân sự thời Pháp thuộc. Sau khi ký hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở miền Bắc 1954, tỉnh Bắc Ninh cùng miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam. Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành Hà Bắc (nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là trọng tâm kinh tế-xã hội quan trọng của Hà Bắc). Năm 1996, tỉnh Hà Bắc lại được tách thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ đó đến nay, Bắc Ninh đã phát triển thành tỉnh dẫn đầu về sản xuất công nghiệp và là một trong những nền kinh tế top đầu cả nước.

Văn hóa, con người Bắc Ninh 

Là nơi khai mở của nền văn minh Đại Việt nên Bắc Ninh được thừa kế một nền văn hóa nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Du lịch xứ Kinh Bắc chắc chắn sẽ làm du khách trầm trồ với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục nơi có thành cổ Luy Lâu, nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam (chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp,..) và nơi mà nghệ thuật âm nhạc (dân ca quan họ), hội họa (tranh Đông Hồ) thăng hoa.

Bắc Ninh - vùng đất của địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương-thủy tổ đầu tiên của người Việt, Lý Bát Đế- 8 vị vua thời Lý. Người dân Bắc Ninh vốn thuần phác, cần cù, hiếu khách quý người. Họ không chỉ giỏi làm nông mà còn là những người thợ lành nghề. Vì thế, ở Bắc Ninh hiện nay còn 62 làng nghề chủ yếu trong các lĩnh vững chế tác tinh xảo như mỹ nghệ, gốm,...

Thời tiết, khí hậu Bắc Ninh

Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1).Biên độ nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.

Thời điểm thích hợp nhất để khám phá trọn vẹn về văn hóa, phong tục tập quán là từ 1 đến tháng 3 vì đây là mùa lễ hội chùa Dâu, hội Lim, đền Đô,..Cuối năm, trong không khí đông lành lạnh khi thu đã qua mà xuân chưa kịp tới, những ruộng hoa cải nở rộ vàng rực bên dòng sông Đuống rất thích hợp để du khách check in, thả hồn vào những lối mòn nho nhỏ chìm lấp giữa luống cải vàng kèm hương thơm thoang thoảng nhẹ dịu của tiết trời cuối năm. 

Ẩm thực Bắc Ninh

Đặc trưng là những cánh đồng lúa mênh mông và chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên những món ăn nơi đây cũng mang đậm hồn quê, dung dị, phảng phất hương vị quê hương. Các làng ở Bắc Ninh đều có những món ăn đặc sản riêng, tuy nhiên chúng đều có những nét đặc trưng của ẩm thực vùng Kinh Bắc và được sử dụng từ các nguyên liệu dân dã được người dân trực tiếp nuôi trồng.

Những món ăn nổi tiếng và thu hút của Bắc Ninh có thể kể đến như: bánh khúc làng Diềm bùi béo, bánh phu thê Đình Bảng-cái nôi của bánh phu thê, nem làng Bùi-món ăn truyền thống hàng trăm tuổi, cháo thái Đình Tổ, thịt chuột ép lá chanh Đình Bảng, và cuối cùng ngất ngây với hương vị nồng nàn của rượu làng Vân.

Lễ hội

Bắc Ninh là địa phương đứng thứ ba cả nước về số lượng lễ hội. Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là di sản được đúc kết từ nền văn hiến ngàn năm của dân tộc, không chỉ đậm đà bản sắc mà còn chứa đựng nhiều giá trị, hồi ức tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và người dân xứ Kinh Bắc nói riêng. Mỗi năm người dân nơi đây tổ chức khoảng hơn 500 lễ hội với quy mô từ cấp làng xã, cấp tỉnh, đến cấp quốc gia. Trong đó có những lễ hội đầu năm thu hút hàng triệu du khách thập phương về tận hưởng không khí lễ hội.

  • Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ: đây là lễ hội được người dân thôn Đồng Kỵ-làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ giàu có bậc nhất vùng Kinh Bắc tổ chức hàng năm vào sáng sớm mùng 3 tết. Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ vị Thiên Cương - người được tôn thờ là Thành Hoàng mang lại sự sung túc, may mắn cho dân làng. Đội rước pháo gồm những thanh niên ưu tứu nhất trong làng, theo quan niệm của người dân nhà ai có con tham gia đội rước pháo được coi là vịnh hạnh lớn, là phúc phần đầu năm của gia đình. Theo sau là các vị trưởng bối, người có chức sách cùng người dân trong làng.
  • Hội chùa Phật tích: hội Phật tích còn được gọi là hội Khán hoa mẫu đơn diễn ra từ ngày 4-5 tháng Giêng hàng năm. Hội chùa gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ là các hoạt động dân hương cầu Quốc thái dân an, cầu bình an cho nhân dân, phật tử vào tối mùng 5. Phần hội gồm các hoạt động nghệ thuật, văn nghệ. Đi hội Phật tích, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng người chim Phật Tích-bức tượng có nét đặc thù rất riêng khác hẳn với với các phong cách nghệ thuật cổ Nam Á, trong đó có Ấn Độ và Đông Nam Á. Ngoài ra, chùa Phật Tích còn là nơi lưu trữ của bức tượng Đại Phật-tượng lớn nhất Việt Nam được công nhận vào năm 2002.
  • Hội Lim: 13 tháng giêng hàng năm, nhân dân huyện Tiên Du lại nô nức tổ chức hội Lim (được xem là lễ hội lớn nhất của tỉnh).Tham dự lễ hội du khách sẽ hòa mình vào  những làn điệu Quan họ duyên dáng của các liền anh, liền chị đối đáp giao duyên. Cộng thêm không khí hân hoan tươi vui của năm mới, đầy màu sắc của cờ hoa, trang phục truyền thống của các nghệ sĩ biểu diễn. Du khách như được lạc vào quá khứ với lễ hội xuân rực rỡ, đầy thi vị của xứ Kinh Bắc ngàn năm.

Các điểm đến du lịch nổi tiếng

Tuy không được thiên nhiên ưu ái với những bãi biển xanh, cát trắng hay những dãy núi cao, hùng vĩ, Bắc Ninh lại có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phúc được đúc kết qua nhiều thế kỷ. Đó là nét trang nghiêm, tôn kính của chùa chiền, sự trường tồn của các di tích lịch sử hay khối óc sáng tạo của con người qua các làng nghề truyền thống. Phải nói rằng tất cả vẻ đẹp nhân văn ấy là niềm tự hào của người dân xứ Kinh Bắc cần cù và tài giỏi.

Các địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng mà du khách có thể tham quan khi đến với Bắc Ninh:

Chùa Dâu

Chùa Dâu hay còn được gọi với những tên khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu Tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất cả nước được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên, nơi khởi nguồn của đạo Phật tại Việt Nam. Tọa lại tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến hành hương, nghiên cứu các giá trị lịch sử. Bởi đây được xem là trung tâm Phật giáo ra đời sớm hơn cả hai trung tâm Phật Giáo của thời Hàn là Bành Thành và Lạc Dương.

Hội Dâu được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch vào ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni hàng năm, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với nhiều nét độc đáo của tổng Dâu xưa vẫn được duy trì và đã đi vào câu ca dân gian:

“ Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

  Dù ai buôn bán trăm nghề

Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.

Làng Đình Bảng

Tiếp đến sẽ là đình làng cổ và nổi tiếng nhất xứ Kinh Bắc-đình làng Đình Bảng. Được xây dựng từ năm 1700-1736, đây là công trình kiến trúc tuyệt xảo, đồ sộ với hơn 500 bức phù điêu và vẫn giữ được hình ảnh lối kiểu thức nhà sàn dân tộc. Trải qua hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, đình Bảng đã trở thành điểm tựa, niềm tự hào của người dân xứ bắc cũng như nhân dân cả nước. 

Đền Đô

Ban đầu đền là ngôi nhà mà dân làng Đình Bảng đã xây dựng để nghênh đón vua Lý Công Uẩn về thăm quê hương. Sau khi vua Lý Công Uẩn băng hà, Lý Thái Tông lên ngôi kế vị, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha. Hiện nay, đền thờ 8 vị vua nhà Lý. Đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam xuất hiện hiện tượng “Bát Đế vân du - Long vân hội tụ” (hiện tượng tám vầng mây) lúc 8 giờ sáng ngày 5/7/1998 vào chính ngày khởi lễ giỗ vua Lý Anh Tông.

Là chốn linh thiêng, nơi linh khí của đất trời giao hòa, với kiến ​​trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật. Đền Đô kế thừa những giá trị đậm nét của triều đại nhà Lý huy hoàng bên trong nội thất của nó. Nếu có dịp về thăm Bắc Ninh, bạn hãy đến thăm Đền Đô để lắng đọng tâm hồn, sống lại những ngày cha ông ta dựng nước, ngẫm nghĩ về lịch sử hào hùng của đất nước. 

Thành cổ Luy Lâu

Men theo dòng sông cổ vẫn được người dân nơi đây gọi với cái tên sông Dâu (nằm trên địa bàn huyện Thuận Thành) ta sẽ đến được với thành Luy Lâu. Thành cổ Luy Lâu là một chứng tích quan trong chứng minh rằng nơi đây từng được coi là kinh đô thứ hai của nước ta sau Cổ Loa vào thế kỷ II. Nhiều cổ vật trong thành được công nhận là cổ vật quốc gia như đồ gốm, gạch ngói thời Hán, móng gạch,...

Làng tranh Đông Hồ

Ngay từ khi còn là học sinh tiểu học, hẳn ai cũng đã từng đọc qua bài đọc “Tranh làng Hồ” trong sách Tiếng Việt lớp 5. Những bức tranh Đám cưới chuột, Đàn gà mẹ con,.. đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Các bức họa ấy đã được các nghệ nhân của làng Đông Hồ giữ gìn và phát huy hơn 400 năm nay. Khi đến thăm làng tranh Đông Hồ, du khách có thể thoải mái check in cùng các bức vẽ tuyệt đẹp tại nhà di sản văn hóa nghề làm tranh dân gian tranh Đông Hồ. Hoặc trực tiếp “học việc” qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân để có thể tự tay tạo ra bức tranh cho riêng mình.

Hỏi - đáp khi du lịch Bắc Ninh

Dưới đây là một vài câu hỏi quan trọng khi đi du lịch Bắc Ninh thường gặp, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi:

Quán ăn ngon Bắc Ninh nên ghé?

Lẩu Đài Loan Manwah Bắc Ninh: Lẩu Đài Loan với nước lẩu ngọt tự nhiên, 9 loại gia vị và thảo mộc đặc trưng của Đài Loan.

  • Địa chỉ: Tầng 1 tòa nhà Việt Long, 36 Lý Thái Tổ, Ninh Xá
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
  • Giá: 290.000 – 329.000 VNĐ

Vịt quay Lạng Sơn Bà Tặng: Vịt quay vàng ươm, hương thơm đặc trưng của Lạng Sơn.

  • Địa chỉ: 70 Lê Văn Thịnh, Suối Hoa
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 20:00
  • Giá: 200.000 – 250.000 VNĐ

Ốc Phù Lưu: Quán ăn nổi tiếng với món ốc tươi ngon, kết hợp với nước chấm đặc biệt.

  • Địa chỉ: 140 Chợ Giầu, Từ Sơn
  • Giờ mở cửa: 15:00 – 22:00
  • Giá: 15.000 – 80.000 VNĐ

Mỳ gà tần Oanh: Quán nổi tiếng với món mỳ gà tần có hương vị đặc trưng, được nhiều người yêu thích.

  • Địa chỉ: 61 Lê Văn Thịnh, Suối Hoa
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 21:00
  • Giá: 50.000 – 60.000 VNĐ/suất

Nên tham quan những lễ hội truyền thống nào khi đến Bắc Ninh

  • Lễ hội Đền Dâu: Diễn ra vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm, là dịp lễ cầu khấn của người dân Bắc Ninh.
  • Lễ hội Dâu Đầy Tình: Tổ chức vào tháng 3 âm lịch tại Chùa Dâu, có các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và vui chơi dân gian.

Mua sắm gì ở Bắc Ninh?

Bạn có thể mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương như tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, bánh phu thê,...

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Đền Đô – địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Ninh Chùa Dâu – địa điểm du lịch tâm linh ở Bắc Ninh Làng gốm Phù Lãng – điểm vui chơi ở Bắc Ninh Chùa Bút Tháp, ngôi chùa cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh Đình làng Đình Bảng Làng tranh Đông Hồ- địa điểm vui chơi hấp dẫn ở Bắc Ninh

2. VĂN HÓA

Bắc Ninh có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử sống động truyền thống văn hoá Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di sản văn hoá, các lễ hội dân gian. 

3. ĐỊA LÝ

Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km về phía đông bắc. Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang Phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Khí hậu trên Bắc Ninh rất mát mẻ nên bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất là vào mùa hè (tháng 5-7) vì đây là lúc Bắc Kạn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu nhất.

2. Phương tiện

1. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách 

3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn.  Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất.  Xích lô   Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô. 

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,.. 

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

2. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.   Đổi tiền tại các ngân hàng lớn. 

3. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng. 

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Thịt chuột Đình Bảng. Gà Hồ Bún làng Tiền. Cỗ chay Đào Xá Bánh tẻ làng Chờ Cháo thái Đình Tổ Rượu làng Vân. Bánh đa Kế

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Hội Lim. Lễ hội đền Bà Chúa Kho. Lễ hội Đền Đô Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ Lễ hội chùa Dâu. Lễ hội chùa Phật Tích. Lễ hội chùa Bút Tháp.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất. 

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 28/10/2024