Thành Cổ Luy Lâu

50 reviews
Viết review
Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Luy Lâu là khu di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc có quy mô rộng lớn nhất với số lượng di tích phong phú nhất ở nước ta hiện nay.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: Thành Luy Lâu, Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh, Việt Nam

Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, các lũy thành bị san bạt đi nhiều. Tuy nhiên, trải trên diện tích rộng lớn cả khu vực nội và ngoại, thành cổ Luy Lâu vẫn còn những dấu tích cư trú, kiến trúc như: đường viền thành cao khoảng 1-3m so với mặt ruộng; dãy ao cổ nối với nhau chạy thành dải liên tiếp là vết tích của việc đào đất đắp hào cùng vô số hiện vật, di vật gạch ngói các loại, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…


Luy Lâu là ngôi thành đất, cấu trúc dạng chữ nhật, nằm gọn trong làng Lũng Khê, với quy mô khá lớn, kích thước của các lũy thành đo được như sau: lũy thành phía tây 328m, lũy thành phía đông 320m, lũy thành phía bắc 680m, lũy thành phía nam 520m.

Thành Luy Lâu nằm cách Hà Nội chừng 30km, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo đầu tiên của nền văn minh sông Hồng, hình thành khoảng hơn 2.000 năm trước và phát triển không ngừng trong nhiều thế kỷ. Vùng đô thị cổ này gắn liền với tên tuổi của Sĩ Nhiếp - người đưa Nho giáo vào VN và thực hành rất nhiều chính sách phát triển tại xứ Giao Châu nơi mình cai trị... Ông được hậu thế tôn làm Nam Giao học tổ và người dân thờ tự nhiều nơi

Luy Lâu cũng được biết đến là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt, là điểm dừng quan trọng trên con đường truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ sang các nước...


Đã cập nhật vào ngày 04/10/2019
4.42
dựa trên 50 đánh giá
5
68%
34
4
14%
7
3
12%
6
2
4%
2
1
2%
1
avatar
avatar
mapsong02 2019-06-27 16:35:06

di tích lịch sửTừng là một ngôi thành cổ từng nổi tiếng phồn hoa, đô hội của xứ Giao Chỉ xưa, tuy nhiên cho tới nay chỉ còn lại một cây cầu đá ngót 2.000 năm tuổi dẫn vào ngôi đền thờ Sĩ Nhiếp, người đầu tiên đưa Nho giáo vào Việt Nam. Quá khứ huy hoàng như vậy, nhưng trải qua thời gian đã chẳng ai còn nhớ tới Luy Lâu của ngày nào nữa. Vì thế mà những người trông coi ngôi đền ở đây giờ phải treo tấm biển công nhận Di tích quốc gia của Bộ Văn hóa ra tận ngoài cửa đền, để mọi người còn biết đây thực sự là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Trả lời