Hội An
mask
Đã đi
Sắp đi
Gody-er đã đến

Hội An

Hội An là một thành phố cổ và là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Thành phố này nằm ở trung tâm của miền Trung Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Hội An có lịch sử lâu đời với hơn 2.000 năm phát triển và từng là một trung tâm thương mại sầm uất của khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đến nay, Hội An vẫn giữ được nhiều di sản văn hóa lịch sử và là một trong những thành phố cổ đẹp nhất của châu Á.

Hình ảnh du lịch Hội An
Hoi An with love
Phố cổ Hội An
HỘI AN - THÁNG 02
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu Hội An

Thành phố Hội An có một kiến trúc đặc trưng với các tòa nhà cổ và đường phố nhỏ hẹp, tạo nên một không gian sống động và thơ mộng. Điểm đến đáng chú ý nhất của Hội An là Phố cổ Hội An, nơi có rất nhiều các tòa nhà cổ, chùa, đền, cầu cổ... Tại Phố cổ, du khách có thể tìm thấy những món quà lưu niệm độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc sản và tham gia các hoạt động thú vị như tắm bùn, thuyền rồng, dạo phố trên xích đu.

Ngoài Phố cổ, Hội An còn có nhiều địa điểm du lịch đáng chú ý khác như chùa Cầu Nhật Bản, quảng trường Bạch Đằng,... Tại đây, du khách có thể tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân địa phương. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các hoạt động như đi bộ đường quê, cắm trại, chơi golf, chèo thuyền... tại các khu du lịch xung quanh Hội An.

Nếu bạn muốn tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo khi đến Hội An, hãy thử thưởng thức các món ăn đặc sản như cao lầu, mì quảng, bánh đập, bánh bao... hay khám phá những cửa hàng bán lụa tơ tằm, mỹ phẩm, đồ handmade... của người dân địa phương.

Nguồn gốc tên gọi Hội An

Xưa kia, người phương Tây hay gọi Hội An bằng cái tên “Faifo”, hàm nghĩa là Đô thị hay thương cảng, phố cảng quốc tế. Nhưng đây chỉ được xem là cách gọi, mà tên gọi được ghi chép chính thức là cái tên “Hoài Phô”. “Hoài Phô” mang hàm nghĩa sâu xa hơn là sự hội tụ của “Hội Nhân - Hội Thủy - Hội Văn”. Dù không xác định chính thức những cái tên được gọi vào thời gian nào, nhưng hết thảy “Hội An” vẫn luôn là một tên gọi thân thương, nổi tiếng, mang nhiều câu chuyện và dấu ấn lịch sử vẻ vang của một vùng đất thương cảng ngày xưa cho đến nay. 

Thông tin cần biết về Hội An

  • Dân số:  98,599 (2021)
  • Diện tích:  61,71 km2
  • UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999
  • Biển số xe: 92C1
  • Mã vùng điện thoại: 0235
  • Mã bưu chính/Zip: 51300

Du lịch Hội An có gì hay? có gì đẹp?

Hội An là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam và có nhiều lý do để bạn nên đến thăm thành phố này.

Thời tiết, khí hậu

Thời tiết tại Hội An không quá khắc nghiệt, được đánh giá là một vùng đất có khí hậu ấm áp quanh năm. Vào mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5 là thời điểm tốt nhất đến du lịch Hội An, Hội An có nắng rực rỡ, ít mưa, thuận tiện để du khách có những chuyến đi trọn vẹn. Tuy vậy, khi thời tiết vào mùa mưa, du khách cũng có thể ngắm nhìn một phố cổ nên thơ, duyên dáng, thơ mộng dưới những làn mưa phảng phất. Tuy vậy, theo dõi thời tiết, du khách nên hạn chế đến với Hội An vào mùa mưa lớn, thủy triều dân cao với các đợt lũ dân sẽ khiến trải nghiệm du khách trở nên hạn chế.

Lịch sử

Hội An như được biết đến là một thương cảng sầm uất, suốt những năm thế kỉ 17 - 18, rất nhiều thuyền buôn từ khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây đều đến đây để giao thương, từ đó hình thành nên một vùng đất giao thoa nhiều nền văn hóa và vẫn còn tồn tại đến nay. Hội An bắt đầu trở thành khu thương cảng bậc nhất Đông Nam Á theo sử sách ghi chép bắt đầu từ những năm 1570, khi Nguyễn Hoàng cùng con trai trấn thủ tại Quảng Nam, cho phép xây dựng thành lũy và phát triển thông thương kinh tế. Hội An tồn tại mãi theo dòng thời gian, chứng kiến biết bao câu chuyện lịch sử, cứ thể hình thành và phát triển, chuyển mình trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Văn hóa, con người

Hội An được ví như một “bảo tàng sống”  về kiến trúc và lối sống đô thị của Việt Nam được gìn giữ cùng với thời gian. Vì xuất phát là một thương cảng sầm uất, Hội An trở thành một vùng đất giao thương, hòa quyện và đa tầng văn hóa. Song song, chính nơi đây cũng nơi đặc biệt cho nét văn hóa cảng thị truyền thống tiêu biểu của Đông Nam Á. Giá trị văn hóa Hội An thể hiện rõ nét qua những nét kiến trúc trôi lối xây dựng nhà cổ, hội quán, đền chùa, lễ hội truyền thống, lối sống sinh hoạt, hương vị ẩm thực đặc trưng. Một vùng đất cổ xưa, thật khó để tưởng tượng được, giữ cuộc sống phố thị hiện đại vẫn còn đó một phố cổ Hội An hàng đêm vẫn thắp sáng đèn lồng, hát bài chòi trên dòng sông Đoài, lênh đênh con nước trên thuyền sông Hoài êm ả. Người dân Hội An hiền hòa, hiếu khách, chắc bởi lẽ vì là người con gốc thương cảng nên người dân ở đây vô cùng nhiệt tình, tiếp đón tất cả mọi vị khách ghé thăm quê hương một cách nồng hậu.

Lễ hội

Lễ hội là một phần tồn tại trong đời sống sinh hoạt, tinh thần của mọi người dân. Hội An cũng thế, xuất chiều dài nhiều năm hình thành, xây dựng và phát triển, các giá trị truyền thống lễ hội tại đây vẫn luôn được người dân gìn giữ. Đến nơi đây hãy cho phép bản thân một lần hòa mình vào những lễ hội sau đây để hiểu hơn về văn hóa và con người Hội An:

Lễ vía Bà Thiên Hậu: Đây là lễ hội thường niên được tổ chức vào 23/3 âm lịch hằng năm tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang, lễ vía có nguồn gốc từ đồng bào Hoa kiều sinh sống tại Hội An nhằm suy tôn thờ phượng Bà Thiên Hậu.

Lễ vía Bà Thu Bồn: Lễ hội truyền thống diễn ra tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến Bà Thu Bồn, một người phụ nữ có công trong sự nghiệp gây dựng nên nghề nông - ngư nghiệp nơi đây. Đến với lễ hội du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm xem tế lễ, đua thuyền tranh tài, hô hát bài chòi tại chợ Thu Bồn.

Dư hội cầu Bông: Người dân Hội An vào dịp mùng 7/01 âm lịch sẽ tổ chức dư hội cầu Bông tại xã Cẩm Hà, đến với lễ hội du khách được hòa mình vào không khí thành kính biết ơn các vị tiền nhân đã khai lập ra làng rau Trà Quế. Không khí lễ hội nô nức, náo nhiệt, mang đậm bản sắc văn hóa nên hằng năm luôn thu hút rất nhiều lượt khách du lịch đến đây để trải nghiệm.

Lễ hội Làng Gốm Thanh Hà: Lễ hội diễn ra vào mùng 10/01 âm lịch hằng năm. Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng dân cư của người dân xứ Thanh Hà - Hội An. Được tổ chức với trọn vẹn phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần chủ và phần hội náo nhiệt như hát bài chòi, thi chuốt gốm,... Nếu có dịp ghé thăm Hội An vào những ngày sau tết, đừng quên trải nghiệm lễ hội thú vị này.

 

Ẩm thực

 

Khi đến bất kì nơi đâu đừng quên trải nghiệm tinh hoa ẩm thực của nơi đó. Hội An cũng thế, Hội An như một vùng đất tinh hoa hội tụ ẩm thực với nhiều món ăn đậm đà hương vị mà còn hiện hữu những nét đẹp văn hóa thông qua những câu chuyển ẩn chứa bên trong món ăn. Đến đây du khách đừng quên thưởng thức những món ăn sau đây:

Cao Lầu Hội An: Món ăn mang nét ẩm thực giao thoa, Cao Lầu xuất hiện từ những năm thế kỷ mà cảng Hội An được thông thương, bấy giờ nó được xem như thứ “cao lương mĩ vị” chỉ đặc trưng có được tại Hội An. Cao Lầu là sự kết tinh của những sợi mì vàng ươm, tôm, thịt xíu, da heo, rau sống và nước dùng đặc biệt. Phải thật sự đến với Hội An, thưởng thức Cao Lầu tại chính bầu không khí phố cổ nhộn nhịp nơi đây thì mới là một trải nghiệm trọn vẹn khi du lịch Hội An.

Mì Quảng Hội An: Dạo bước trên những con phố cổ Hội An hay bất cứ nơi đâu tại Thành phố Hội An, du khách hãy nhớ dừng chân đến tiệm mì quảng để thưởng thức trọn vẹn hương vị mì Quảng Hội An. Món ăn đặc sản của xứ Quảng gây thương nhớ bởi hương vị truyền thống đặc trưng, sợi mì giai giòn, nước mì đậm đà tạo nên một hương vị khó quên.

Bánh đập hến xào Hội An: Bánh đập từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch đến với Hội An. Khi ăn bánh đập, người dân sẽ dọn kèm với món hến xào, từ đấy trở thành một bộ đôi ẩm thực đầy sức học. Khi thưởng thức bánh đập du khách đừng quên đập vào tay, như thế thì mới chuẩn cách ăn bánh đập.

Bánh mì Phượng Hội An: Bánh mì Phượng ngày nay trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều bạn bè quốc tế du lịch đến Hội An. Ăn bánh mì Phượng du khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt của loại nước sốt chuẩn vị, ổ bánh mì nóng hổi, giòn rụm nhưng lại níu chân biết bao thực khách gần xa. 

Trà Mót: Đây là thức uống thảo mộc dân dã, gần gũi nhưng lại nức tiếng cả vùng Hội An. Loại trà này nguồn gốc từ chính Hội An, xuất hiện ngay trên con đường Trần Phú. Thức uống với dư vị thanh mát, được nấu từ nhiều loại thảo mộc thiên nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe. Cùng với đó là cách trang trí bắt mắt với ống hút bằng tre, ly giấy và vài cánh hoa sen, tuy giản đơn nhưng lại trở thành một phần hình ảnh du lịch Hội An. Khi đến với Hội An, du khách đừng quên thưởng thức qua một cốc trà Mót thơm lành.

Các điểm tham quan nổi tiếng ở Hội An

Chùa Cầu: Đây được xem như là biểu tượng của Hội An và là điểm đến yêu thích hầu hết khách du lịch Hội An đều muốn check-in tại đây khi đặt chân đến du lịch Hội An. Chùa Cầu mang nét kiến trúc đậm chất Việt, với mái ngói âm dương lợp kín, điêu khắc tinh hoa. Chùa thờ vị thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ cho vùng đất nơi đây vô cùng linh thiêng.

Hội Quán Phúc Kiến: Đây là địa điểm mang trọn kiến trúc Trung Hoa cổ điển. Hội quán có không gian rộng và sâu, là điểm đến thu hút với vô vàn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu kiến trúc và văn hóa thờ tự nơi đây. Sau nhiều lần trùng tu, nhưng Hội Quán Phúc Kiến vẫn luôn giữ được nét kiến trúc truyền thống, rực rỡ.

Nhà Cổ Tấn Ký Hội An: Đây là một ngôi nhà cổ tư nhân, được xây dựng vào thế kỷ 18, được vinh danh Di sản văn hóa thế giới. Đến ngày nay, Nhà Cổ Tấn Ký vẫn luôn giữ lại cho mình nét hoài cổ của lối kiến trúc nhà cổ Hội An xưa. Khi đến du lịch Hội An du khách nhất định hãy dừng chân đến đây để có thể chiêm ngưỡng một nét kiến trúc cổ xưa và độc đáo.

Làng Gốm Thanh Hà: Đây là một làng nghề truyền thống tại Hội An tồn tại hơn 500 năm tuổi. Đến với nơi đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm được vang danh “thổ sản quốc gia” dùng để tiến vua vào những năm về trước. Không những có thể khám phá về quy trình làm gốm, du khách còn có thể tự tay nhào nặn ra các sản phẩm riêng mình, quả thật là một trải nghiệm độc đáo.

Chợ Hội An: Một địa điểm tham quan rất phù hợp với những ai yêu thích sự nhộn nhịp, muốn khám phá những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt, cộng đồng của người dân địa phương. Ngoài trải nghiệm mua sắm tại Chợ Hội An, du khách còn có thể lắng nghe chất giọng đậm chất Hội An và giao tiếp cùng với những tiểu thương hào sản nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử - văn hóa: Dành cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa thì Bảo tàng Lịch sử - văn hóa Hội An là một điểm đến lý tưởng. Nơi đây lưu giữ và trưng bày rất nhiều hiện vật từ gốm, sứ, giấy gỗ,.. ghi dấu lại hầu hết các giai đoạn phát triển của vùng đất thương cảng một thời.

Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm tham quan du lịch khác ở Hội An cũng hấp dẫn không kém như: Cù Lao Chàm, làng rau Trà Quế,...

Những hoạt động, trải nghiệm khi du lịch Hội An

Du lịch Hội An muôn màu, muôn vẻ các trải nghiệm hoạt động lý thú. Khi đến Hội An hãy trải nghiệm những hoạt động sau để có một chuyến đi đáng nhớ với kỉ niệm khó phai:

Trải nghiệm các hoạt động thủ công tại các làng nghề truyền thống: Tại Hội An tồn tại với 4 làng nghề truyền thống nổi tiếng là làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng nghề làm lồng đèn và làng rau Trà Quế. Hãy một lần ghé thăm những làng nghề này để có thể khám phá và trải nghiệm tự tay thực hiện các món đồ yêu thích, cùng với đó là tìm hiểu, hòa chung nét sống sinh hoạt cộng đồng của người dân bản địa.

Đi dạo phố cổ về đêm: Về đêm là lúc phố cổ trở nên nhộn nhịp và rực rỡ nhất. Đêm đến người dân Hội An thắp sáng dãy phố bằng nhiều lồng đèn sáng rực, lung linh sắc màu. tạo nên một không khí vô cùng đặc sắc. Dạo phố, ngắm lòng đèn, thả hoa đăng là những trải nghiệm không thể thiếu khi du lịch Hội An về đêm.

Đi thuyền trên sông Hoài buổi tối: Lại là một hoạt động thú vị về đêm đối với khách du lịch khi đến với Hội An. Lênh đênh trên thuyền, ngắm nhìn những làn nước dạ bóng ánh sáng đủ màu của lồng đèn trên phố, tận hưởng bầu không khí trong lành, nhộn nhịp của phố thị chắc chắn là một trải nghiệm khó quên.

Trải nghiệm Hát Bài Chòi: Một trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng đất miền Trung. Bài Chòi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, không khí khi biểu diễn hát Bài Chòi vô cùng nhộn nhịp với thanh âm từ các nghệ sĩ hát Bài Chòi, tiếng hò reo của người chơi, cờ hoa, chòi, chiếu, ánh sáng rực rỡ tạo nên một không gian văn hóa vô cùng đặc trưng, thú vị.

May đồ thời trang lấy ngay: Thời gian gần đây, Hội An còn nổi tiếng bởi một trải nghiệm may y phục lấy ngay. Đây là một trải nghiệm vô cùng được yêu thích với khách du lịch nước ngoài, họ có thể chọn những thước vải lụa đẹp mắt, sau đó được các thợ may Hội An lành nghề đo kích thước và một cách thần tốc, bộ y phục chuẩn chất thời trang được giao ngay thần tốc đến tay khách hàng.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 22/06/2023