Chùa Cầu Hội An

1320 reviews
Viết review

Chùa Cầu còn có nhiều tên gọi khác như cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều, là một biểu tượng của Hội An. Tên gọi Lai Viễn Kiều mang ý nghĩa rất hay và đặc biệt - cầu đón khách phương xa.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Du khách mua vé khi vào phố cổ. 120.000 VNĐ cho khách nước ngoài và 80.000 VNĐ cho người dân bản xứ. Vé có giá trị trong 24 giờ.

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Hình ảnh du lịch
Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An
Xem tất cả ảnh

“Ai đi phố Hội, chùa Cầu

Để thương, để nhớ, đều sầu vì ai

Để sầu cho khách vãng lai

Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu”

Khi nhắc về Hội An, mọi người sẽ nghĩ về những căn nhà cổ phủ màu sơn dầu mộc mạc, đơn sơ đầy nét hoài niệm. Những chiếc đèn hoa đăng đủ màu sắc trôi nhẹ nhàng trên con sông Hoài tạo nên một nét thơ. Một dải đèn lồng đa sắc đa kiểu đang đung đưa giữa cơn gió nhẹ nhàng nơi phố cổ. Nhưng… vẫn in lại dấu ấn đậm sâu trong tâm trí của du khách mỗi khi nhắc về Hội An chính là hình ảnh ngôi Chùa Cầu đậm nét hoài cổ nằm hướng về con sông lung linh bởi những ánh đèn hoa đăng. Tồn tại qua trăm năm tuổi, Chùa Cầu Hội An không chỉ là là địa điểm tham quan nổi tiếng mà còn là linh hồn đời sống văn hóa - tinh thần của người dân Hội An. Du lịch Hội An thật là thiếu sót khi bạn không ghé lại nơi đây.

Giới thiệu về Chùa Cầu

Được mọi người xem như là dấu ấn sâu đậm, một thời vàng son của mảnh đất cổ Hội An, Chùa Cầu chính là một biểu trưng cho sự giao lưu văn hóa, giao thương mạnh mẽ giữa Việt Nam - Nhật Bản ở thời nhà Nguyễn. Trải qua mấy thế kỷ, mặc cho thời gian và biến động của thời cuộc lịch sử, Chùa Cầu vẫn hiên ngang tồn tại đến ngày nay với dáng vẻ trầm mặc, cổ xưa. Khi du lịch Hội An, ngoài được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn của công trình cổ kính, du khách sẽ có những phút giây lắng đọng để được nghe và biết về lịch sử của nơi vừa là “Chùa”, vừa là “Cầu” này.

Nguồn gốc tên gọi Chùa Cầu và những tên gọi khác

Tên gọi Chùa Cầu theo truyền thuyết Nhật Bản về thủy quái Mamazu

Theo tích xưa của người Nhật, lúc trước có con thủy quái tên Mamazu (hay còn gọi là con Cù). Con thủy quái này rất to lớn với phần đầu nằm ở Nhật Bản, phần lưng nằm ở Hội An và phần đuôi nằm ở Ấn Độ. Con quái vật hung dữ này thường tạo ra những thiên tai để phá hoại đời sống người dân: bão lũ, động đất, sóng thần,... Chính vì vậy, để khống chế thủy quái Mamazu, người Nhật đã xây dựng ở Hội An cây cầu có hình dạng như một thanh kiếm lớn, đâm xuyên vào lưng nó, trấn yểm để nó không thể tác oai tác quái. Sau đó, người ta xây dựng thêm phần chùa, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu.

Những tên gọi khác của chùa Cầu

Cây cầu được xây dựng bởi các thương nhân Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17. Do đó cây cầu còn hay được gọi là cầu Nhật Bản.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đã đặt tên cho cây cầu này là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là “cầu đón khách phương xa”.

Lịch sử hình thành Chùa Cầu

Theo niên đại ghi chép ở xà nóc cùng văn bia ở chân cầu thì cây cầu được xây dựng đầu tiên vào năm 1817, dưới thời chúa Nguyễn , và kể từ đó cho đến ngày nay thì Chùa Cầu cũng đã trải qua khá nhiều lần tu bổ lớn nhỏ vào khoảng các năm: 1865, 1915, 1986. Nhưng có điều đáng tiếc là qua nhiều lần tu bổ thì nhiều nét kiến trúc mang phong cách Nhật Bản ban đầu đã bị phai nhạt và thay thế vào đó là phong cách kiến trúc Việt – Trung như hiện nay. Tháng 02/1990, Chùa Cầu được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp quốc gia.

Thông tin cần biết về Chùa Cầu

  • Địa chỉ: 186 Trần Phú, phường Minh Anh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

  • Giờ mở cửa: 9h đến 11h và 15h đến 22h.

  • Giá vé: 120.000 đồng cho khách nước ngoài và 80.000 đồng cho khách Việt. Với giá vé này, bạn có thể tham quan các điểm có tính phí trong Hội An.

  • Hình ảnh Chùa Cầu hiện được xuất hiện trên tờ tiền 20.000 đồng.

Chùa Cầu có gì hay? có gì đẹp?

Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp cổ kính rêu phong của thăng trầm lịch sử, Chùa Cầu còn chính là vẻ đẹp của sự giao lưu của ba nền văn hóa Việt - Trung - Nhật. Hầu như khi đi du lịch Hội An, du khách sẽ được đến tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp hoài cổ của Chùa Cầu, cùng nhau check-in, sống ảo tại nơi đây. Và hơn thế nữa là được lắng nghe những câu chuyện thú vị về ngôi Chùa Cầu này.

Kiến trúc Chùa Cầu

Mặc dù nơi đây đầu là một công trình nghệ thuật kiến trúc mang đậm nét phong cách Nhật Bản, tuy nhiên qua vài lần tu sửa, Chùa Cầu hiện nay lại có nhiều đường nét nghệ thuật kiến trúc của một ngôi chùa cổ Việt Nam pha trộn với Trung Quốc.

Chùa Cầu có tổng chiều dài và rộng khoảng 18x3m và bắc qua nhánh nhỏ sông Hoài. Cây cầu được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên với các đường nét trạm trổ tinh tế. Cấu trúc cầu là mặt bằng bao gồm 3 phần chính: 2 phần của đầu cầu và 1 phần của thân cầu. Mỗi đầu cầu sẽ có 3 nhịp chính và phần thân cầu sẽ có 5 nhịp chính được đặt trên những trụ gạch cắm trực tiếp xuống nước.

Ngôi chùa ngăn cách với cầu bằng một lớp vách gỗ và hệ thống cửa thượng song hạ bản quen thuộc trong kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu làm bằng gỗ và có 3 hệ mái ứng với 3 phần cầu.

Mái chùa thiết kế theo kiểu mái ngói âm dương hỗn hợp với các thiết kế mái hình vòng cung đặc trưng. Hai bên chùa là hành lang hẹp để du khách có thể nghỉ mát. Phần mái có khá nhiều chi tiết chạm khắc trên mép ngói và gờ mái, nổi bật hơn là những chiếc đĩa gốm men lam được khảm trên mái. Chùa Cầu còn lưu giữ và bảo tồn nhiều tấm bia đá cổ lưu chép lại lịch sử xây dựng của công trình và của cả phố cổ Hội An.

Chùa Cầu là Chùa nhưng lại thờ Thần?

Tuy gọi là chùa nhưng thực chất ở nơi đây lại không thờ những vị Phật hay Bồ Tát. Chùa Cầy dựng nên để thờ thần bảo hộ Bắc Đế Trấn Vũ – là một vị thần lớn của Đạo giáo và được người dân tôn sùng bởi ông chính là người đã bảo hộ dân làng trước thiên tai, bão lụt , bảo vệ vùng đất này. Người dân nơi đây đặt lòng tin của mình vào vị thần phù hộ và cầu mong ngài sẽ ban cho họ một cuộc sống may mắn, an lành và hạnh phúc hơn.

Ngoài ra ở hai đầu cầu Chùa có thờ cặp linh hầu (hình tượng con khỉ) và thiên cẩu (hình tượng con chó) – là đôi linh vật canh gác và trấn yểm Chùa Cầu. Ngày nay, vào những lễ lớn, người dân Hội An đều đến tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ để thực hiện nghi lễ và cầu mong được ngài phù hộ bình an, làm ăn phát tài, độ trì gia đạo.

Bí ẩn tượng “linh hầu” và “thiên cẩu” ở Chùa Cầu

Ở hai đầu cầu phía Đông chùa có cặp chú chó và đối lập với chúng là phía đầu Tây là cặp con khỉ. Cả bốn linh vật được người dân nơi đây vô cùng kính cẩn đặt cho tên là "linh hầu" (khỉ) và "linh khuyển" (chó) – là biểu tượng canh giữ, trấn khí của công trình. Thế nhưng cho đến bây giờ, việc giải thích vì sao lại đặt biểu tượng linh khuyển và linh hầu tại Chùa Cầu vẫn đang là điều ẩn số.

Theo quan niệm của dân gian thì việc có biểu tượng của con khỉ và con chó ở hai đầu Chùa Cầu là nhằm đánh dấu cho năm động thổ (năm Thân) và năm hoàn thành (năm Tuất) đối với công trình Chùa Cầu.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo lại cho biết rằng là trong quan niệm thần đạo của Nhật Bản thì khỉ và chó là những ứng hóa thân của những vị thần và còn là linh vật trong quan niệm tín ngưỡng thờ cúng của người Nhật Bản. Cho nên, việc đặt biểu tượng "hầu" và "khuyển" tại Chùa Cầu cũng là lẽ đương nhiên. Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu thì khác thì việc đặt biểu tượng hai con vật này tại Chùa Cầu mang ý nghĩa về phong thuỷ của người Á Đông.

Trên Chùa Cầu Hội An có khắc câu đối bằng chữ Hán như sau:

"Thiên cẩu song tinh an cấn thổ

Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân"

tạm dịch là:

"Hai sao thiên cẩu án ngữ đất cấn

Hai tướng tử vi định giữ cung khôn"

là bằng chứng sống động về sự hiện hữu của hình tượng "thiên khuyển" và "thiên hầu" tại Chùa Cầu. Đây cũng là gợi ý lý thú cho những ai đang nghiên cứu về văn hóa - tông giáo Hội An nói riêng và văn hoá - tôn giáo Á Đông nói chung.

Kinh nghiệm tham quan Chùa Cầu

Để chuyến tham quan Chùa Cầu được thuận lợi một cách trọn vẹn nhất, quý khách nhớ ghi chú và bỏ túi ngay những kinh nghiệm hữu ích sau đây:

  • Kinh nghiệm tham quan chùa Cầu Hội An dành cho quý khách chính là thuê thêm hướng dẫn viên địa phương Hội An. Bạn sẽ biết được Chùa Cầu ở đâu để lắng nghe những câu chuyện và cảm nhận được nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo của công trình.

  • Thời điểm thích hợp để cho du khách có thể tham quan Chùa Cầu tầm khoảng 9 giờ sáng hoặc 2 đến 3 giờ chiều. Lúc này Chùa Cầu sẽ không quá đông đúc người đi lại.

  • Chùa Cầu Hội An là nơi linh thiêng nên khi vãn cảnh và hành lễ, bạn không nên chen lấn, xô đẩy nhau. Thay vào đó hãy đi nhẹ nhàng, nói nhỏ khẽ và giữ yên lặng quan sát để tỏ lòng thành kính và cư xử văn minh.

Đã cập nhật vào ngày 23/06/2023
4.63
dựa trên 1320 đánh giá
5
77.2%
1019
4
13.64%
180
3
6.44%
85
2
0.83%
11
1
1.89%
25
avatar
avatar
Yến Mai 2023-06-28 10:54:33

mỗi lần đến là 1 lần nhớ

Trả lời
avatar
Dư Hoàng Long 2019-11-02 11:44:15

chùa Cầuđược xây dựng khá lâu, rất cổ kính

Trả lời
avatar
Quan 2019-09-11 16:11:59

Chùa Cầukiến trúc ở đây khá độc đáo có thể thấy đây như là biểu tượng của hội an.Sẽ quay lại trong thời gian sớm nhất

Trả lời
avatar
Trương Phượng 2019-08-18 12:12:40

dep ma dong nguoi quaCheck in dep

Trả lời
avatar
Nguyễn Đình Tùng 2019-07-29 16:40:53

Chùa Cầu-Biểu tượng của Hội AnChùa Cầu được các thương gia người Nhật xây dựng từ thế kỉ thứ 17 với kiến trúc một cây cầu nối liền Trần Phú với Nguyễn Thị Minh Khai bắc ngang sông Thu Bồn.Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Hội An.Nếu bạn có ghé Hội An thì chắc hẳn không thể không đi qua Chùa Cầu được ^^.Ở đây có các chị bán tào phớ hết sức dễ thương nên nếu tới đây tham quan hãy ủng hộ mấy chị nhé ^^ chỉ có 15k cho một ly tào phớ mát lạnh ^^ thật tuyệt các bạn nhỉ

Trả lời
avatar
Ngoc Tran 2018-12-10 13:22:03

Tuyệt vờiChùa được xây bởi người Nhật, bắc qua sông để thúc đẩy giao thương. Cầu được in trên tờ tiền 20.000 việt nam đồng. Cầu là nơi tất nhiều du khách ghé thăm và chụp ảnh tại phố cổ Hội An.

Trả lời