Hội quán Quảng Đông - Hội An
Hội quán Quảng Đông (hay còn gọi là hội quán Quảng Triệu) chính là điểm đến nổi tiếng, luôn tấp nập khách du lịch quanh năm và là một trong những hội quán lâu đời góp phần tô đậm nét cổ xưa của phố cố Hội An.
Hội quán Quảng Đông (hay thường được gọi là hội quán Quảng Triệu). Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn và thường xuyên thu hút đông đúc du khách tham quan vì nơi đây là một trong những hội quán nổi tiếng nhất mang nét cổ kính của phố Hội. Hội quán có nét kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của văn hoá Trung Hoa. Đây cũng là địa điểm được khá nhiều khách du lịch ghé thăm và tìm hiểu khi du lịch Hội An.
Giới thiệu về Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông là một trong các hội quán có lịch sử hình thành lâu đời nhất tại phố cổ Hội An của tộc người Hoa nói tiếng Quảng Đông. Đặc biệt, hội quán này là nơi có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá cổ truyền của người Trung Hoa suốt thời kỳ sinh sống ở Hội An. Từ sự tinh xảo và khéo léo của kỹ thuật điêu khắc chạm trổ trên những bức hoành phi và bao lam... Cho thấy sự phong phú trong nghi thức thờ cúng cùng các tầng nghĩa phía sau đó của họ.
Lịch sử hình thành Hội quán Quảng Đông
Thương cảng Hội An ngày xưa rất nhộn nhịp. Nơi đây đã thu hút rất nhiều sự quan tâm cũng như viếng thăm của khá đông các thương buôn ngoại quốc. Một trong số đó thì phổ biến nhất cũng là những người bán buôn gốc Hoa Kiều.
Vào năm 1885, hội quán Quảng Đông đã được thành lập từ một thương buôn Hoa Kiều. Ban đầu, mục tiêu chính của việc xây dựng hội quán là dành để thờ Đức Khổng Tử và với Thiên Hậu Thánh Mẫu. Mãi cho đến năm 1911, hội quán được tu sửa và đổi thành thờ phụ Quan Công với Tiền Hiền.
Nơi đây cũng chính là nơi thờ tự tín ngưỡng khá nổi tiếng của dân thương lái buôn bán. Và đây cũng là nơi thờ cúng và hội họp của hội đồng hương để giúp đỡ trong đời sống và việc làm.
Ý nghĩa của việc xây dựng Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông cũng có cái tên gọi là Hội quán Quảng Triệu hay chùa Ông bởi vì phía mặt trong thờ Quan Công - là một vị danh tướng lừng lẫy của Trung Quốc. Theo quan niệm của những người Trung Quốc xưa thì ông quan đã mang 6 chữ "trung - nghĩa - tín - trí - nhân - dũng" sẽ là vị tiên nhân mang đến sự thuận lợi, êm xuôi để giúp đỡ mọi sự làm ăn của người dân được "thuận buồm xuôi gió".
Thời điểm lý tưởng để tham quan Hội quán
Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Hội An hay viếng thăm Hội quán Quảng Châu là vào khoảng tháng 3 cho đến tháng 8. Lúc này, thời tiết ít mây, nhiều gió và nắng ấm nên du khách sẽ có nhiều tấm ảnh sống ảo vô cùng độc đáo tại nơi đây. Và khoảng thời gian để đi viếng thăm Hội quán là vào khoảng 3h đến 5h chiều. Lúc này, những cơn nắng gắt sẽ dịu nhẹ đi, những tia nắng chiếu xuyên qua Hội quán làm cho nơi này như một bức tranh tô tuyệt thế. Khoảng thời gian này, cữ mỗi một nháy ảnh là du khách sẽ có liền một bức ảnh đẹp mê hồn.
Thông tin cần biết về Hội quán Quảng Châu
Thời gian mở cửa
Hội quán Quảng Đông hoạt động từ khoảng 6h – 20h mỗi ngày. Do vậy, bạn nên lên lịch trình trong ngày để đến tham quan hội quán vào khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Hiện tại, khá đông du khách đã tìm về hội quán nhằm tìm hiểu lịch sử và ghi nhớ lại nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với hội quán.
Giá vé vào Hội quán
Giá vé vào cửa của hội quán sẽ gộp cùng với vé vào khu phố cổ. Điều này được hiểu là du khách tham quan Hội quán chỉ cần mua vé vào thăm khu phố cổ là 80.000 VNĐ/vé (người Việt) và 150.000 VNĐ/vé (khách du lịch quốc tế).
Hội quán Quảng Đông có gì hay? Có gì thú vị?
Trong số những hội quán tại phố cố Hội An thì hội quán Quảng Đông dường như là dễ dàng nhận diện nhất với bốn tượng hình rồng được khắc tại cổng. Ngoài hình tượng rồng bằng gốm thì còn có các họa tiết trang trí , đồ vật tại hội quán hay các tác phẩm chạm khắc tinh xảo,... tất cả thể hiện khá rõ ràng văn hóa truyền thống Quảng Đông. Không những vậy, nơi đây cũng là nơi diễn ra các nghi thức cúng bái rất thiêng liêng mà người phố Hội đã lưu giữ lâu đời nay.
Kiến trúc của Hội quán
Hội Quán Quảng Đông được thiết kế và xây dựng trên việc phối hợp của đá và gỗ, nhờ vậy mà Hội quán có được nét thân quen và gần gũi với bất kỳ khách du lịch đến thăm. Đặc biệt có thể nhắc đến các đường nét hoa văn chạm trổ tinh tế của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Tổng thể công trình được xây dựng theo hình dạng chữ "Quốc" gồm những hạng mục:
-
Cổng Tam Quan: Tới thăm Hội An chắc hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp trước cổng Tam Quan. Vừa bước đi vào bạn sẽ thấy 3 bức tranh uy nghiêm của 3 vị tướng lừng danh xứ Trung Hoa thời kỳ Tam Quốc là: Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi.
-
Nhà tiền điện: Đây là nơi được thiết kế khá cầu kỳ và có diện tích khá là rộng lớn. Bên trong là các tấm tranh được khảm đá to và trạm trổ vô cùng cầu kỳ. Đáng lưu ý nhất chính là phần mái ngói nhiều tầng theo chuẩn nét kiến trúc Trung Hoa. Ngay cả phần nóc cũng được khắc những truyền thuyết và huyền thoại dưới các triều đại Trung Hoa.
-
Khuôn viên: Khu đất tương đối rộng lớn với nhiều cây xanh thường xuyên được chăm bón và uốn nắn cong theo những hình thù như: Rồng, Phụng, Hạc... Biểu tượng về tương lai phát đạt và hưng thịnh, giàu có.
-
Tả vu và hữu vu: Cũng là khu vực nối liền hậu cung – tiền điện. Đây cũng là phần được xây dựng tương đối cầu kỳ nhưng vẫn duy trì được phong cách của một nơi tôn nghiêm.
-
Chánh điện: Cũng là nơi đa số khách tham quan sẽ ngáng chân lại khá lâu. Với các trụ đỡ được phân chia thành 3 gian, chính giữa thờ phụng ông Quan Công và hai bên được thờ phụng 2 vị thần là Tài Bạch Tinh Quân cùng với vị Phước Đức Chánh Thần.
-
Khu đón tiếp khách: Thường là nơi dùng vào những cuộc hội họp và đón tiếp khách cũng như thường bàn thảo những công việc quan trọng.
-
Hậu viên: Được xây dựng với diện tích tương đối rộng rãi. Xung quanh hậu viên có trồng cây cảnh và hòn non bộ phun nước lớn thành hình rồng bằng đá chạm khắc tỉ mỉ. Bức tranh Quan Vân Trường đứng uy nghiêm khiến bất cứ ai cũng đều nể phục.
Nét đặc sắc trong thờ cúng của Hội quán
Khi mới được xây thì Hội quán là nơi thờ phụng Đức Khổng Tử cùng Thiên Hệu Thánh Mẫu. Thế nhưng, vào năm 1911 nơi đây lại đổi qua thờ phụng Quan Công cùng Tiến Hiền.
Vào khoảng thế kỉ XV – XIX thì Hội An là thương cảng vô cùng đông đúc và nhộn nhịp. Lúc bấy giờ, người Trung Quốc sang Việt Nam làm việc và sinh sống ngày càng nhiều. Họ đã tạo ra cộng đồng người Việt đông đảo tại nơi đây. Và việc họ mang những nét tín ngưỡng văn hóa bản địa của họ đến đây là điều hiển nhiên cho sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của người Hoa Kiều.
Điều một người Hoa làm nghề buôn bán hay là bất kỳ những người Hoa khác luôn nghĩ rằng: việc thờ cúng ông Quan Công sẽ mang tới sự may mắn, giúp gia chủ có thêm sự thành công trong đời sống và sự nghiệp.
Những di vật cổ bên trong Hội quán
Rất nhiều di vật cổ xưa có tại đây được đưa từ Trung Quốc sang. Đó là bốn bức hành phi và cặp đôi gốm sứ men thơm có lưu hương thơm trầm với chất liệu bằng đồng có chiều cao đạt khoảng 1m6 .
Điểm đáng lưu ý nhất có thể nhắc đến là tượng Quan Công ngự trên xe ngựa đang trên đường hộ tống và bảo vệ phu nhân của Lưu Bị. Bức tranh tường có giá trị về mặt ý nghĩa bởi nó đã kể những câu chuyện có thực trong lịch sử Trung Hoa. Nó cũng được trưng bày trang nghiêm tại đây và được khách du lịch khắp nơi ghé xem và chụp hình.
Nếu du khách đi du lịch Hội An tự túc thì nên tìm hiểu thêm những thông tin về các di vật nhằm để biết thêm nhiều về các lược sử của những bức hoạ tại Hội quán. Còn nếu du khách đi tour Hội An trong ngày nên thuê hướng dẫn viên địa phương để được tư vấn và hỗ trợ thăm quan những di vật cổ tại đây.
Những hoạt động lễ hội diễn ra trong Hội quán
Lễ hội Nguyên Tiêu
Vào rằm tháng chạp theo lịch âm thì lễ hội Nguyên Tiêu sẽ thường tổ chức khoảng 2 – 3 ngày. Đây là thời gian bắt đầu khởi hành các chuyến hàng buôn đầu của năm mới sau tết nguyên Đán. Mục đích của lễ hội nhằm cúng tế và mong muốn có được một năm mới hanh thông, cầu may mắn.
Lễ hội được tổ chức với quy mô khá hoành tráng cùng với những tiết mục nghệ thuật như: múa lân sư rồng, đốt pháo giả hay những trò dân gian. Ngày nay, lễ hội vẫn được duy trì mỗi năm một lần. Cứ mỗi mùa lễ Tết Nguyên Tiêu, ở Hội An mỗi tối đều sáng rực ngọn lửa đèn hoa đăng trong đêm. Người dân thắp đèn lồng trên sông nhằm mong ước về sự may mắn và bình an cho năm mới.
Lễ hội cúng vía Quan Công
Tại Hội Quán Quảng Triệu (Quảng Đông) cũng thường tổ chức lễ cúng vía Quan Công vào ngày ngày 24/6 (âm lịch). Đây là phong tục truyền thống lâu đời của người dân Hội An. Phần lễ với nhiều nghi thức và vật lễ đặc sắc, cầu kỳ, lôi cuốn được đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng. Phần hộ sẽ là màn múa lân sư rồng và rước hội trong thanh âm náo nhiệt và rộn ràng.
Kinh nghiệm khi tham quan Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông (Quảng Triệu) không những là địa điểm tham quan thu hút du khách, nó cũng là nơi linh thiêng và thờ phụng lâu đời. Chính vì vậy, bạn cần chú ý một vài điểm dưới đây nhằm có hành trình du lịch vui vẻ và ý nghĩa.
- Lựa chọn trang phục lịch sự: Đây là địa điểm thờ phụng và là nơi linh thiêng cho nên bạn hãy chọn những bộ đồ thanh lịch và nhã nhặn. Tránh những chiếc đầm hay quần jean bó và hãy trang điểm nhẹ.
- Tế nhị khi đến đây: Tại đây có quy định là không nói chuyện lớn tiếng hay trêu đùa nhau thế nên bạn cần cẩn thận hơn nữa khi tới tham quan. Không nên nói chuyện lớn thôi nhưng bạn cũng có thể trò chuyện nhỏ nhẹ. Luôn giữ vệ sinh và giữ gìn trật tự công cộng tại khuôn viên.
- Nên đem theo: Ô và dép lào hay kem chống nắng sẽ thoải mái dưới ánh mặt trời của Hội An và tiện lợi khi đi tới những điểm tham quan khác tại khu phố Hội.