Trường Dục Thanh - Phan Thiết

519 reviews Viết review

Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường cổ này còn ghi dấu quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Thông tin cần biết

  • Địa chỉ: Số 39 đường Trưng Nhị, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

  • Giờ mở cửa: 07:00 AM

1. THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG DỤC THANH

Phan Thiết là điểm du lịch thu hút mỗi năm bởi nơi đây có thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Phan Thiết còn sở hữu khu di tích trường Dục Thanh đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.

truong-duc-thanh

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất dạy học tại đây, năm đó ông chỉ mới 20 tuổi. Tại đây, thầy Thành nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

lop-hoc-truong-duc-thanh

truong-duc-thanh-phan-thiet

Ngày nay trong trường Dục Thanh trở thành một bảo tàng sống, lưu giữ gần như toàn bộ những kỷ vật cách đây gần một thế kỷ. Trong đó có nhà Ngự - nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú, Ngọa Du Sào, cây khế sau vườn (người ta vẫn gọi là cây khế Bác Hồ).

vuon-sau-truong-duc-thanh

truong-duc-thanh-phan-thiet

truong-duc-thanh-phan-thiet

Khu di tích trường Dục Thanh đã trở thành một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm tham quan, học hỏi về lịch sử đáng chú ý khi bạn đến với Phan Thiết.

2. GIÁ VÉ KHU DI TÍCH TRƯỜNG DỤC THANH

  • Khách tham quan trường Dục Thanh hoàn toàn miễn phí.
  • Nếu bạn đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng ở đây để thuê hướng dẫn viên để biết thêm thông tin về lịch sử của ngôi trường này.

3. ĐỊA CHỈ VÀ GIỜ MỞ CỬA TRƯỜNG DỤC THANH

  • Mở cửa: 07:00 - 17:00 (hằng ngày)
  • Địa chỉ: 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết

4. ĐIỀU ĐẶC BIỆT Ở TRƯỜNG DỤC THANH

  • Từ ngoài cổng trường Dục Thanh, điều đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy chính là những mái nhà đầy rêu phong. Dù đã qua hơn trăm năm, nhưng những kiến trúc bên trong trường Dục Thanh vẫn được bảo vể nguyên vẹn.
  • Quang cảnh bên trong trường Dục Thanh được phủ một màu xanh mát của cây xanh. Những cây xanh ở đây được chăm sóc rất kĩ, trong đó có gốc khế cụ Nguyễn Thông trồng từ khi thành lập trường đến nay vẫn xanh tốt, hoa lá um tùm. Kiến trúc trường Dục Thanh gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng dạy học, một nhà lầu nhỏ, một nhà Ngư để giáo viên, học sinh lưu trú và một nơi tiếp khách được đặt tên là Ngọa Du Sào.
  • Phòng dạy học của trường Dục Thanh được xây bằng gỗ rất rộng, bên trong phòng học vẫn còn những bộ bàn ghế, bảng đen và 1 chiếc trống trường. Nhà Ngư nằm ở phía bên phải phòng học là nơi lưu trú của học sinh và giáo viên trong trường. Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Nơi đây được sử dụng làm chỗ tiếp khách quý, luận thơ và bàn công việc trong trường.
  • Bác Hồ khi mới vào trường là một thầy giáo trẻ tên là Nguyễn Tất Thành. Thầy là giáo viên dạy chữ Quốc Ngữ, Hán Văn và truyền bá tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ khi bắt đầu dạy học cho tới khi rời Phan Thiết vào Sài Gòn, trường Dục Thanh là nơi ở của Bác Hồ suốt khoảng thời gian này.
  • Đến tham quan trường Dục Thanh bạn sẽ được xem những hiện vật gắn bó với thời gian dạy học ở đây như bộ trường kỉ bác ngồi, bộ giường gỗ bác nằm ngủ, những bản văn bác soạn dạy học, tráp văn thư, nghiên mài mực… Tất cả những vật dụng Bác sử dụng được bảo quản rất cẩn thận như hồi bác còn ở.

5. NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH GẦN TRƯỜNG DỤC THANH

  • Tháp Poshanư
  • Bãi biển Đồi Dương
  • Lầu Ông Hoàng
  • Suối Tiên…

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp

3.8
dựa trên 519 đánh giá
5
57.8%
300
4
13.1%
68
3
5.97%
31
2
0.77%
4
1
1.93%
10

Hình ảnh

thiên di 2019-07-03 10:33:05

điểm đến lịch sử
Trường này là nơi Bác từng dạy trước khi đi tìm đường cứu nước.
Trường cổ, kiến trúc đẹp, còn lưu giữ các đồ vật của trường xưa kia.
Khuôn viên rộng rãi, mát mẻ, nhiều cây xanh

Trả lời
Nguyễn Ý Nhạc 2019-03-12 16:05:13

Trường Dục Thanh - Phan Thiết
Trường Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên), thuộc làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây và dạy học năm 1910 trước lúc Người vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Điều đáng nói là nơi đây không chỉ có lòng ái quốc, mà phương pháp giáo dục lẫn nội dung giảng dạy nơi trường học này được cho là tiến bộ nhất Bình Thuận một thời.
Ngày nay, khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền về Hồ Chí Minh, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ của địa phương cũng như cả nước.
Khu di tích trường Dục Thanh gồm có các công trình chính:
 Gian nhà lớn: những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp phía trước là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh.
 Nhà Ngư: nằm bên phải gian nhà chính được xây dựng năm 1906. Từ năm 1908 trở đi, được dùng làm nơi nội trú của học sinh. Ở dãy phía sau, là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông (Nơi mà cụ Nguyễn Thông ngâm thơ, bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước).
Đến với khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Bình Thuận chúng ta như trở về với những giá trị truyền thống của ông cha, những đồ dùng sinh hoạt bằng gỗ được trạm trổ như tràng kỷ, tủ chè…. Ngày nay, ngôi nhà được tu bổ lại nên hiện vật bên trong bị xáo trộn và thay đổi khá nhiều.
Trường Dục Thanh không chỉ đơn giản là một trường học mang lại chữ nghĩa cho bao học sinh, nơi đây còn được xem như cái nôi về tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước rất sâu sắc của người dân Bình Thuận.

Trả lời