Thích Ca Phật Đài

517 reviews
Viết review

Nằm ở mạn sườn Núi Lớn, ngôi chùa nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Cổng quay về hướng đường Trần Phú, toàn thể khuôn viên rộng lớn cùng một vườn tượng Phật. Đấy chính là chùa Thiền Lâm - nơi tọa lạc Thích Ca Phật Đài.

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: 608 Trần Phú, Phường 5, Tp. Vũng Tàu.

  • Giá vé: Miễn phí

Nếu là một Phật tử, mến mộ, yêu thích Phật giáo hay các ngôi chùa cổ tự của Việt Nam, hoặc bất kỳ tín đồ du lịch muốn ghé đến một điểm đến tôn giáo, tâm linh trong hành trình vi vu khám phá của mình tại Vũng Tàu thì nhất định phải ghé đến Thích Ca Phật Đài - Công trình quần thể tôn giáo, danh lam thắng cảnh bậc nhất tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu. Với kiến trúc độc đáo, truyền thống, không gian tâm linh vô cùng yên bình sẽ đưa du khách như bước đi đến gần hơn với Đức Phật cảm nhận được sự uy nghi và đức độ của Ngài trong những giờ tham quan, để lòng mình nương nhờ cửa Phật tại Thích Ca Phật Đài. Nơi đây đích thật là điểm thanh tu, tịnh tâm lý tưởng cho các Phật tử, khách du lịch muốn tìm chốn thanh tịnh, có không khí thiên nhiên mát mẻ trong lành. Nếu du khách đang lên kế hoạch cho hành trình vi vu du lịch Vũng Tàu, du khách hãy nhất định một lần ghé đến Thích Ca Phật Đài để cảm nhận từng vẻ đẹp yên bình của chốn thiêng Phật Pháp nơi đây.

Giới thiệu về Thích Ca Phật Đài

Thích Ca Phật Đài là một công trình kiến trúc Phật giáo quy mô như một quần thể rộng lớn thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông. Ngôi chùa được xây dựng bên mạn sườn của Núi Lớn nên nơi đây luôn thoáng đãng, yên bình, đưa du khách như bước vào “cõi tiên” đưa lòng mình bước gần đến Phật. Quần thể kiến trúc này được điêu khắc tinh xảo kể về cuộc đời của Đức Phật thích Ca từ lúc chào đời đến lúc nhập niết bàn trang nghiêm vô siết.

Cảnh quan tại Thích Ca Phật Đài lại non xanh nước biết, nơi đây biết đến như một địa điểm hành hương của nhiều du khách đến đây kính viếng, thờ tự hàng năm trong suốt hơn 45 năm tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu. Công trình tọa lạc ngay con đường Trần Phú sầm uất, không hề khó cho du khách trong việc di chuyển đến với nơi đây. Quần thể với nhiều kiến trúc như Chùa và cụm vườn tượng Phật tích. Trong đấy tồn tại ba ngôi chùa linh thiêng chính là Thiền Lâm Tự, chùa Hộ Pháp, chùa Hoa Sơn, các ngôi chùa mang vẻ đẹp vô cùng riêng biệt, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng xinh đẹp, mang đậm nét kiến trúc chùa chiền cổ kính, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều pho tượng Phật khổng lồ ấn tượng như là tượng Kim thân Phật Tổ cao 5,6m, Bảo tháp Xá Lợi, pho tượng Phật nằm uy nghiêm dài hơn 12m.

Thích Ca Phật đài là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Vũng Tàu và trên khắp miền Nam. Với những ai yêu mến Phật pháp, hay muốn tìm một chốn yên bình giữa lòng thành phố xô bồ, cuộc sống tấp nập, hoàn toàn có thể tìm đến Thích Ca Phật Đài. Nếu du khách có dịp đến du lịch Vũng Tàu hãy một lần đến với nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp, tìm hiểu, học hỏi về kiến thức Phật giáo, kiến trúc chùa chiền, hay cúng dường, thờ tự, hoặc chỉ đơn giản là đến viễn cảnh nghỉ ngơi. Du khách sẽ chẳng mất một phí nào cả khi ghé đến Thích Ca Phật Đài, nên hãy tận dụng cơ hội tìm đến nơi đây, tìm đến bên Phật, tìm về con đường giác ngộ, bình an.

thich-ca-phat-dai

Thích Ca Phật Đài có gì hay? có gì đẹp?

Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc mang nét đẹp kiến trúc tôn giáo Phật giáo chùa chiền tiêu biểu. Với khuôn viên rộng hơn 5 ha, nơi đây cho xây dựng nhiều công trình được phân thành 3 cấp theo hình tháp cao, được biết cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển. Trong đó, cấp 1 là Tam quan và vườn hoa, đến Cấp 2 gồm khu nhà mát, nhà trưng bày và Cấp 3 là khu Phật Tích và Thiền Lâm. Du khách chắc hẳn sẽ vô cùng ấn tượng khi bước chân đến đây, một không gian rất đỗi yên bình, viễn cảnh nơi chốn an yên đưa con người ta tìm đến sự giác ngộ, nương nhờ nơi chốn Phật thiêng liêng.

Thích Ca Phật Đài bao gồm nhiều ngôi chùa và Khu vườn Tượng Phật tích linh thiêng. Với cấp bậc đầu tiên là khu Tam quan và vườn hoa, những bước chân đầu tiên đến Chùa du khách sẽ bước qua Tam quan hay được gọi là Cổng Tam quan, một lối kiến trúc truyền thống thường sẽ được xây dựng ở nhiều ngôi đình, miếu, chùa cổ kính. Từng bậc tam cấp dẫn lối như đưa du khách bước vào chốn thiêng, bắt đầu cho một hành trình tìm đến bên Phật. Du khách đến đây chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự trong lành bởi nơi đây không chỉ yên tĩnh mà còn vô cùng thoáng đãng, nhẹ nhàng, thoải mái nơi tâm hồn.

Thiền Lâm Tự chính là ngôi chùa chính nơi đây. Ngôi chùa đơn sơ phủ sắc vàng nổi bật được khắc rõ tên Thiền Lâm Tự trên tường, gây ấn tượng đến với du khách khi ghé thăm. Ngôi chùa đã tồn tại từ những năm 1950, trong suốt nhiều năm lịch sử đến nay công trình thờ tự này vẫn luôn là trung tâm thờ tự chính trong quần thể Thích Ca Phật Đài. Tuy mang nét bài trí đơn giản, nhưng chánh điện nơi đây vô cùng uy nghiêm, có đầy đủ các tượng Phật và được nhiều Phật tử đến bái thờ.

Chùa Hộ Pháp cũng nằm trong quần thể Thích Ca Phật Đài, ngôi chùa này được cho xây dựng vào năm 1970. Tên ban đầu của ngôi chùa được biết là Tịnh thất Thiện Huệ, sau hai năm đã được đổi tên thành Thiên đường Hộ Pháp. Chùa Hộ Pháp mang nét kiến trúc vô cùng đặc sắc với ánh vàng rực của những mái ngói vút cao, tuy không quá to lớn nhưng những ngôi chùa khác, nhưng nơi đây lại mang một vẻ đẹp rất uy nghiêm, cổ kính, thu hút mọi du khách từ cái nhìn đầu tiên.

Sau cùng là ngôi chùa Hoa Sơn, ngôi chùa được xây dựng thời gian vào năm 1969, được đặt trên sườn núi cao, gần vị trí của Chùa Hộ Pháp. Để đến được với Chùa Hoa Sơn, du khách sẽ bước thêm vài bậc tam cấp dẫn lối. Thời điểm đầu, ngôi chùa này chỉ là một am tranh đơn sơ để tu tập, khoảng thời gian sau, phát triển hơn nơi đây được xây dựng thành một ngôi chùa nhỏ, tuy đơn giản nhưng vô cùng trang nhã, cảnh quan xung quanh chùa lại rất an yên, các bức tượng Phật giáo lại vô cùng uy nghiêm.

Điểm nhấn tại Thích Ca Phật Đài chính là tượng Kim thân Phật Tổ cao 5,6m, là nơi đặt ba viên ngọc xá lợi Phật. Bức tượng sừng sững có mặt bằng hình bát giác, tượng Phật được xây dựng hình tượng Đức Phật đang ngồi trên tòa sen cao 6m vô cùng trang nghiêm. Ngoài ra, Thích Ca Phật Đài còn có công trình Bảo Tháp Xá Lợi, cao đến 17m, trên cao là một búp sen và đặc biệt hơn bên trong cho đặc 13 viên xá lợi Đức Phật được trịnh trọng Ngài Hòa thượng Thánh Tăng Narada cúng dường. Nhà Bát Giác tại Thích Ca Phật Đài cũng được các lữ khách hành hương thường hay ghé đến. Ngôi nhà mang nét kiến trúc thanh thoát, đặc biệt là bức tượng Phật chuyển pháp luân ngồi trên tòa sen trên đỉnh vô cùng trang nghiêm.

Phần quan trọng còn lại của quần thể Thích Ca Phật Đài là Khu vườn Tượng Phật tích linh thiêng, nơi đây có nhiều cụm pho tượng tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Tượng Bồ Tát đản sinh, tượng trong hình dáng dưới hình tượng cậu bé đang chỉ một tay lên trời. Cụm Bồ Tát xuất gia, thể hiện giai đoạn tiếp nối trong cuộc đời của Đức Phật, dưới hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc. Cụm tượng Voi, khỉ dâng hoa quả được đặt ở khu vực giữa cụm Bồ Tát xuất gia và cụm Đức Phật chuyển Pháp luân tái hiện câu chuyện của những chúa đàn sau thời gian ẩn dật xa lánh thế giới bên ngoài, tìm được Đức Phật cảm hóa và bày tỏ tấm lòng hoan hỉ nguyện phục vụ Đức Phật. Tượng Đức Phật nằm quay về hướng Tây là pho tượng dài hơn 12m, cao 2.4m, quanh bệ tượng bài trí tượng 9 vị Tỳ-kheo đứng chắp tay.

Qua đó thấy được sự quy mô của công trình quần thể Thích Ca Phật Đài, từng con chữ cũng không thể nào tả nỗi sự uy nghiêm, nổi bật, đặc sắc trong lối kiến trúc Phật giáo truyền thống nhưng cũng vô cùng sắc sảo, phải chính du khách đặt chân đến đây, tự cảm nhận mới thấy và hiểu được nét đẹp cuốn hút ở nơi đây. Quả thật, Thích Ca Phật Đài như một chốn thiêng để mọi Phật tử có thể đến nương nhờ cửa Phật, tìm thấy chính mình, bỏ lại những áp lực, muộn phiền của cuộc sống thế tục ở phía sau.

thich-ca-phat-dai

thich-ca-phat-dai

Tham quan Thích Ca Phật Đài

Thắp hương, lễ Phật luôn là một phần nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Khi đến với Thích Ca Phật Đài gần như các Phật tử, người dân đều luôn thực hiện để bày tỏ lòng tôn kính, sùng bái, cầu nguyện về những điều tốt lành.

Dâng nén tâm hương lên chư Phật thực chính là trọn dâng đời sống đạo đức, tránh điều ác, siêng làm việc thiện, giúp đỡ người khác, bỏ lại những trói buộc vướng mắc khiến tâm không bình an.

Cúng dường tức nghĩa là dâng lễ vật như thức ăn, hoa, nhang, đèn, kinh sách,... đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Đây gần như trở thành một phần nghi thức mà người dân Việt Nam hay đến các ngôi chùa để thực hiện, bày tỏ lòng thành, nhận thức về sự sống, kiếp người. Du khách nếu có cơ hội đến với Thích Ca Phật Đài, nếu muốn bày tỏ tâm ý, lòng biết ơn vô độ của chính bản thân thì có thể đến cúng dường, và tiếp tục cho chuyến hành trình du lịch Vũng Tàu thêm ý nghĩa.

Cầu nguyện là một phần trong tâm thức của con người, con người ta luôn muốn những điều tốt lành, những sự thành công, bình an hay sức khỏe và thế họ luôn muốn gửi gắm những suy nghĩ từ tận tâm can đến một đấng toàn năng có thể lắng nghe và ban phước. Du khách hoàn toàn có thể đến Thích Ca Phật Đài để cầu nguyện về những điều mà mình mong muốn, có thể là cho bản thân, gia đình, người thân, bạn bè. Du khách có thể cầu nguyện thành tâm về công ăn, việc làm, đời sống, học tập, sức khỏe,... hoặc nếu khi chẳng biết cầu nguyện về điều gì, thì lúc này du khách hãy để cho tâm hồn được thư thái, an yên, và đơn giản nghĩ về những điều tốt đẹp mong muốn có được.

Thích Ca Phật Đài được xứng danh như một danh lam thắng cảnh nổi bật tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu, hàng năm có hàng triệu du khách đến đây để tham quan, cúng viếng. Đến tham quan, check-in tại ngôi chùa cổ kính này hoàn toàn là một ý tưởng lý tưởng, với chi phí 0 đồng, lại có nhiều cảnh đẹp, không gian thoáng mát, từng ngóc ngách đều mang những nét đẹp, ý nghĩa, câu chuyện riêng, chắc hẳn sẽ không làm du khách thất vọng khi đến tham quan Thích Ca Phật Đài.

Học hỏi, tìm hiểu, khám phá luôn là những điều luôn phải được diễn ra, tiếp tục mãi trong hành trình đời sống của con người, đặc biệt với những ai yêu thích về văn hóa, kiến trúc Phật giáo có thể tìm đến đây để chiêm ngưỡng, tận mắt chứng kiến, chạm đến một trong những thành tựu của con người xa xưa để lại, hay hiểu hơn về tín ngưỡng, văn hóa Phật giáo - tôn giáo lớn nhất của đất nước Việt Nam. Nơi đây quả thật rất xứng đáng được nhiều người trẻ biết đến hơn, để thêm hiểu biết, thêm tự hào cho một nền tôn giáo, một lòng tự hào dân tộc lớn lao trong lớp trẻ ngày nay.

thich-ca-phat-dai

Nên đến Thích Ca Phật Đài khi nào?

Để chuyến đi thêm ý nghĩa hơn du khách có thể đến tham quan Thích Ca Phật Đài vào những ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm để dâng hương, lễ Phật, cúng dường, hòa mình vào không khí đậm đà nét văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của con người Việt Nam:

Đại lễ Phật Đản ngày 15/4 âm lịch: Đây là ngày trọng đại mà hầu hết các Phật tử gần xa luôn hướng về, ngày lễ Phật Đản kính mừng ngày Đức Phật Đản Sinh được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm. Đây là một trong ba ngày lễ lớn của giới Phật giáo, vào ngày này khắp nơi các ngôi chùa nói chung và Thích Ca Phật Đài nói riêng luôn được trang trí trịnh trọng đèn hoa, cờ muôn nơi, người người nô nức tìm về nơi đây để lễ Phật cầu nguyện.

Đại lễ Vu Lan ngày 15/7 âm lịch: Đây gần như là một trong những ngày lễ lớn trong năm không chỉ của người theo đạo Phật mà còn là ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Hiếu thảo cha mẹ luôn là đức tính cao quý của người Việt và lễ Vu Lan Báo Hiếu là ngày lễ nhắc nhở bậc con cháu luôn biết hiếu kính, tôn trọng đến bậc cha mẹ của mình. Cứ mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, người dân lại tề tựu đến Chùa cài lên áo một bông hồng nhỏ và bày tỏ lòng hiếu nghĩa đến cha mẹ của mình. Vào dịp này du khách có thể đến Thích Ca Phật Đài để cùng hòa mình vào bầu không khí thiêng liêng này.

Lễ Đức Phật Thành Đạo 8/12 âm lịch: Đây là ngày lễ quan trọng đối với mọi Phật Tử, là ngày kỉ niệm Đức Phật thành đạo. Là ngày Đức Phật từ một con người thế gian xuất gia, từ con người mê thành con người giác, là ngày Đức phật đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về con đường chính ngộ. Một ngày lễ quan trọng và luôn được đề cao trong lòng Phật tử, nhắc nhở con người ta ghi ơn, tưởng nhớ về Đức Phật từ bi.

Ngoài ra, ở Phật giáo còn những ngày lễ khác như 01/1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc ; 19/2: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh; 19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ tát thành đạo;... Không chỉ vào những dịp lễ mà bất cứ vào thời gian nào, du khách luôn có một tấm lòng hướng thiện đều có thể đến Thích Ca Phật Đài để tìm đến Đức Phật, tham quan, viễn cảnh, cầu nguyện với những điều tốt lành.

Thích Ca Phật Đài ở đâu?

Chùa Thích Ca Phật Đài tọa lạc tại số 608 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tầu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Bà Rịa Vũng Tàu và được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Cách di chuyển đến Thích Ca Phật Đài

Vì chùa Thích Ca Phật Đài nằm ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến chùa rất dễ dàng. Du khách có thể di chuyển theo 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Từ trung tâm thành phố Vũng Tàu bạn di chuyển theo đường Lê Lợi, rồi rẽ về đường Trần Phú, đến số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu là tới chùa Thích Ca Phật Đài bạn nhé.
  • Cách 2: Từ bãi Trước biển Vũng Tàu, bạn đi đường Trần Phú theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp chùa Thích Ca Phật Đài

Các điểm tham quan gần Thích Ca Phật Đài

  • Trận địa Pháo và hầm Thủy Lôi Núi Lớn: 2,7 km
  • Thiền viện Chơn Không: 2,9 km
  • Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu: 3,8 km
  • Bạch Dinh: 3,9 km
  • Khu du lịch Hồ Mây: 4 km
  • Bãi Trước: 4,4 km
  • Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu: 4,9 km
  • Bãi Sau: 6,3 km
  • Tượng Chúa Kito Vua: 7 km
  • Kinh nghiệm tham quan Thích Ca Phật Đài

Để chuyến tham quan Thích Ca Phật Đài thêm phần trọn vẹn du khách có thể theo dõi những điều sau đây và lưu ngay lại để bản thân thật sự sẵn sàng đến với ngôi chùa cổ linh thiêng:

  • Du khách nên chuẩn bị trang phục trang nghiêm, đứng đắn, lịch sự khi đến với Thích Ca Phật Đài, vì nơi đây là một điểm đến thờ tự, cần thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm trong hành động, lời nói, trang phục khi đến nơi đây.
  • Du khách tham quan Thích Ca Phật Đài cần chú ý cảnh giác bảo vệ tư trang, tài sản cá nhân, tránh để xảy ra những trường hợp không may mắn.
  • Nếu du khách có thắp hương hãy cẩn thận và phòng chống cháy, nổ.
  • Tuyệt đối không được làm ồn, mất trật tự, giữ vệ sinh chung nơi công cộng, tôn trọng, gìn giữ cảnh quan chùa luôn được sạch đẹp.
  • Để thuận tiện du khách có thể xem qua tình hình thời tiết, tránh di chuyển, tham quan, du lịch vào những thời điểm có thời tiết xấu.
  • Du khách nên chủ động để điện thoại hay thiết bị di động ở chế độ rung, hoặc im lặng khi đến với Chùa.
  • Tuyệt đối không mang lễ mặn đến Chùa, du khách có thể lựa chọn hoa quả, hương hoa, kẹo bánh để lễ Phật.
  • Không được tự ý lấy hay sử dụng các đồ vật, tài sản trong chùa về làm của riêng, khi đến vào chánh điện luôn giữ sự nghiêm trang, đứng đắn.

Đã cập nhật vào ngày 27/07/2023
4.59
dựa trên 517 đánh giá
5
74.47%
385
4
14.12%
73
3
8.7%
45
2
1.55%
8
1
1.16%
6
Hình ảnh
avatar
avatar
Dư Hoàng Long 2019-11-02 11:19:55

Thích Ca
tượng phật đài uy nghiêm, tráng lệ

Trả lời
avatar
Phương Linh 2019-06-25 10:31:25

Khá đẹp
Ở đây có 1 vườn Phật khá lớn, đặc biệt có tượng Phật Thích Ca rất lớn.
Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp như những ngày đầu xây dựng. Cảnh quang thanh bình và yên tĩnh

Trả lời