Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo

72 reviews
Viết review

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

“Nghĩa địa Hàng Dương vùi thây bao số phận

Hết lớp này lớp khác dập lên trên

Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên

Không bia mộ không tên và không tuổi…”

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vietnam

Nghĩa trang Hàng Dương cách trung tâm Côn Đảo 600m về hướng Đông Bắc và cách Bến Đầm 11.7 km qua đường Bến Đầm về hướng Bắc, là chứng tích của thực dân Pháp đô hộ nước ta và là dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng chiến sĩ Việt Nam suốt bao năm để giành độc lập tổ quốc.

Giới thiệu nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương sở hữu diện tích hơn 190.000m2. Từ đầu thế kỷ 19 đến thời kỳ Khủng bố trắng năm 1940, Pháp đã giết và chôn cất hơn hàng chục tù nhân Việt Nam tại nhà tù Côn Đảo. Nơi đây cũng là nơi an nghỉ của các anh hùng Lê Hồng Phong, Cao Văn Ngọc, Võ Thị Sáu...

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có hơn 20000 chiến sĩ đã xả thân vì tổ quốc tại Côn Đảo, nhưng đến nay chỉ mới phát hiện 1921 ngôi mộ, trong đó 713 ngôi mộ có tên. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hơn hàng chục nghìn tù nhân.

Vào ngày 19/12/1992 Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khởi công xây dựng, cải tạo. Sau đó, Công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha chia thành 4 khu:

Khu A: gồm 688 ngôi mộ, trong đó 91 ngôi mộ có tên và 597 ngôi mộ vô danh. Nơi đây có mộ Lê Hồng Phong và anh hùng Nguyễn An Ninh.

Khu B: Gồm 695 ngôi mộ, trong đó 276 ngôi mộ có tên và 419 ngôi mộ vô danh. Nơi đây có mộ Võ Thị Sáu và Cao Văn Ngọc.

Khu C: Gồm 373 mộ, trong đó 332 mộ có tên, 41 vô danh. Tại đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.

Khu D: Gồm 157 mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 vô danh. Đặc biệt, các lăng mộ ở khu D đều có nguồn gốc từ các lăng mộ Hòn Cau và Hàng Keo.

Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ công nhận Nghĩa trang Hàng Hương là Di tích đặc biệt Quốc Gia.

Nguồn gốc tên gọi Nghĩa Trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương là một trong những chứng tích rõ ràng tố cáo tội ác và sự tàn bạo của thực dân Pháp xâm lược nước ta, đồng thời thể hiện rõ lòng dũng cảm anh dũng, kiên trung bất khuất của bao thế hệ cha anh năm xưa.

Cái tên Nghĩa trang Hàng Dương là do trước kia khu vực xung quanh nghĩa trang được trồng rất nhiều cây phi lao cổ thụ hay còn gọi là cây Dương Liễu - mang biểu tượng của sự bền chí, kiên cường, cư dân địa phương đã lấy tên của loài cây này làm tên cho nơi yên nghỉ của hơn 20.000 chiến sĩ.

Nghĩa trang Hàng Dương ở đâu?

Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo có diện tích 190.000m2, chia làm 4 khu là A, B, C, D trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, còn khu D là khu mộ mới được thiết lập. Khu A được xây dựng từ năm 1944, khu này hiện đã chật mộ và nhà tù đã mở rộng ra phía nam, tức là khu B hiện nay. Còn hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, nơi đây có hài cốt thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Thông tin cần biết

  • Địa chỉ: Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: Ban ngày: Từ 7h30 - 17h00 Ban đêm: 18h00-24h
  • Giá vé: Miễn phí

Hướng dẫn đường đi đến nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương cách Sân bay Côn Đảo 113km qua đường Cỏ Ống và Phan Châu Trinh, cách Bến Đầm 11.5km qua đường Bến Đầm và Nguyễn Văn Linh và cách trung tâm huyện Côn Đảo 1.2km. Ở khoảng cách này, du khách có thể sử dựng xe máy, taxi, xe điện hoặc xe đạp.

Nghĩa trang Hàng Dương - những điều đặc biệt

Những bức điêu khắc nổi bật ở Nghĩa trang Hàng Dương

Bức Trao Áo: Chiều cao 9m, nặng 25 tấn với dòng chữ “Vĩnh biệt đồng chí”, nên từ câu chuyện Bí thư thứ nhất ở Hòn Gai là Vũ Văn Hiếu tặng anh chiếc áo cho Lê Duẩn - nguyên là tổng bí thư. Nó tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cách mạng.

Bức Bất Khuất: Chiều cao 3,2m, rộng 22m, tựa như bức tranh có dãy núi, từng nhà tù xếp chồng lên nhau, chạm trổ sâu và lõm như cửa xà lim, bên trong các hình người bị xiềng xích giúp đỡ nhau xuyên qua các bức tường đá.

Bức Hy vọng: Chiều cao 5m, mang hình ảnh một người phụ nữ kiêu hãnh hướng về phía gió, tràn đầy hy vọng và tâm trạng lạc quan, dang tay thả chim tự do.

Các ngôi mộ đặc biệt ở Nghĩa Trang Hàng Dương

Năm Mộ Anh Hùng Đặc Công Tại Nghĩa Trang Hàng Dương

Trong nghĩa trang chỉ có 5 ngôi mộ của 5 vị anh hùng tổ quốc được thiết kế khang trang và khác biệt so với các ngôi mộ còn lại.

Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

Mộ Nguyễn An Ninh (1900-1943) là nhà cách mạng đầu thế kỷ 20 - một nhà từ thiện yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam và qua đời tại đây. Các ngôi mộ được tôn tạo ngôi mộ bằng gạch và vữa, giữ nguyên hình hài tấm bia mộ cũ có khắc dòng chữ “Liệt sĩ chi mộ ” vào năm 2010.

Mộ đồng chí Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong (1902-1942) nằm trong Nghĩa trang khu A Hàng Dương. ông là tổng Bí thư của Đảng (1935 - 1936), ông bị địch bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và bị bắt lần thứ 2 kết án 5 năm tù và đầy ra Côn Đảo vào 25/1/1940, sau 2 năm ngày 6/9/1942 ông đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo.

Anh hùng Cao Văn Ngọc

Cao Văn Ngọc (1897-1962) có biệt hiệu là Ông già trong chuồng cọp tại Khu B và đã được tu bổ, tôn tạo xây dựng năm 1999 sau khi được truy tặng anh hùng vào ngày 16/12/1998.

Anh hùng Lê Văn Việt

Lê Văn Việt (1937-1966) là biệt động Sài gòn, ông bị bắt năm 1965 vì tội tấn công Đại sứ quán Mỹ, bị đày ra Côn Đảo và chết ngay tại đó. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 20/12/1994.

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu (1933-1952) hoạt động bí mật ở Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 12 tuổi. Năm 1950, Võ Thị Sáu bị địch bắt và bị tòa án Pháp kết án tử hình vào tháng 4/1951, mặc dù lúc đó chỉ mới 16 tuổi nhưng cô bắn chết tại Côn Đảo lúc 7 giờ ngày 13/1/1952. Chúng chôn xác cô ở bãi Hàng Dương.

Các phần mộ tập thể tại nghĩa trang Hàng Dương

Trong nghĩa trang có tổng cộng 25 ngôi mộ tập thể. Nhìn chung, các phần mộ trong nghĩa trang được sắp xếp theo hàng ngang-dọc. Nhưng ở Hàng Dương, quy hoạch thiết kế khá đặc biệt: mộ cũ thì nằm lộn xộn khắp nơi và được tôn tạo lại đúng vị trí, đúng hướng ban đầu. Hài cốt mới được phát hiện cũng tuân theo nguyên tắc tương tự.

Trên thực tế, số hài cốt được phát hiện trong quá trình xây dựng còn lớn hơn số ngôi mộ hiện có. Ngay cả sau một ngày lộng gió, cát vẫn bị thổi bay để lộ hàng chục bộ xương, hài cốt tìm được không thể phân chia chính xác thành từng nhóm, chúng được sắp xếp theo kiểu mộ đôi, mộ ba, mộ 5...

Hình dạng của mộ không hẳn vuông vức mà chỉ xây bằng đá khá thô sơ, một số mộ thì vẫn còn là mộ cát. Trên đỉnh mỗi ngôi mộ là một “trụ bia” bằng bê tông, trên đỉnh được cố định bằng một khối đá granite đỏ có khắc tên (nếu ngôi mộ đó có tên) và một ngôi sao.

Các ngôi sao ban đầu được đúc bằng đồng, nhưng gió mặn đã làm chúng bị oxy hóa trong một thời gian ngắn và chúng phải được loại bỏ. Trải qua nhiều lần thay đổi chất liệu, cuối cùng những ngôi sao bằng sứ màu vàng đã được sử dụng như ngày nay.

Quy trình đi lễ tại Nghĩa trang Hàng Dương

Côn Đảo không chỉ đặc biệt bởi sự linh thiêng mà còn thú vị về quy trình đi lễ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Việc đi lễ ở Nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ chị Sáu phải theo quy trình ngày và đêm. Ban ngày là tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh và những anh hùng còn ban đêm là lúc đi lễ Cô Sáu.

Ban ngày, du khách lần đầu tiên vào lễ đài - cột cao nhất ở Hàng Dương. Tại đây du khách sẽ thực hiện nghi lễ chính cho những chiến sĩ Cách mạng đã khuất. Sau khi làm lễ xong, du khách bắt đầu tham quan khu mộ các chiến sĩ cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu là khu mộ các nhà yêu nước Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương, sau đó lần lượt đi đến nhà thờ từ Khu A, đến Khu B, Khu C và cuối cùng là Khu D.

Sau khi đi hết các lăng mộ, du khách có thể quay trở lại Nghĩa trang Hang Dương vào buổi tối để Viếng mộ cô Sáu. Đầu tiên mọi người làm lễ tại đài tưởng niệm, sau đó mới bắt đầu thực hiện lễ viếng cô Sáu. Đây là lúc rất nhiều người kéo đến viếng mộ cô Sáu. Chính vì vậy, mặc dù nửa đêm nhưng các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và nhà dân ở gần đây vẫn nhộn nhịp và lung linh trong ánh đèn trong đoàn người xe cộ.

Lễ vật viếng mộ cô Sáu

Bộ đồ cúng lễ cô sáu bao gồm: nón lá /mũ tai bèo, áo bà ba hay áo dài, xấp giấy tiền vàng mã, nước suối, nhang, đèn cầy, bộ trang sức, giày, guốc, bồ kết

Hoa quả bao gồm 1 bó hoa trắng, 1 mâm hoặc giỏ trái cây và 1 mâm Oản tài lộc.

Lễ chính ở đài tưởng niệm thì chuẩn bị: cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo hoặc nón lá và quần áo bộ đội.

Lưu ý: nên chọn những lẵng trái cây kèm theo hoa để đặt lên Mộ, nón lá nên để ngửa và đặt đồ cúng vào trong. Còn đồ thật dâng Cô thì được đưa vào nhà tưởng niệm chứ không đốt.

Những lưu ý khi đến viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương

  • Nên ăn mặc giản dị, kín đáo. Tốt nhất là mặc quần áo dài tay và có màu sắc trang nhã với một chiếc mũ để chống nắng.
  • Nên mang theo bánh kẹo, hương và trái cây để thắp hương.
  • Nên tự dọn rác để đảm bảo vệ sinh chung.
  • Nên thành kính và không nói chuyện quá to hay cười khi chụp hình ở đây.

Đã cập nhật vào ngày 09/07/2023
4.69
dựa trên 72 đánh giá
5
77.78%
56
4
16.67%
12
3
4.17%
3
2
0%
0
1
1.39%
1
Hình ảnh
avatar
avatar
Khải Minh 2019-06-24 14:09:25

điểm đdu lịch tâm linh
Nghĩa trang Hàng Dương là du khách chỉ đến viến mộ về đêm. Du khách đến viếng mộ thắp hương cho những phần mộ của các anh hùng đã nằm xuống trên mảnh đất Côn Đảo trong những năm kháng chiến khóc liệt. Du khách đến thăm nghĩa trang khoảng 12 giờ đêm ngày càng đông

Trả lời