Trúc Chi là câu chuyện của giấy và khả năng thoát khỏi thân phận làm nguyên liệu nền để để trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc lập, tự thân.
Được hiểu nôm na là một nghệ thuật mới của xơ sợi và giấy Việt Nam - TRÚC CHỈ là một danh tính được định nên bởi nhà văn, dịch giả Bửu Ý từ tháng 4/2012, với hàm ý muốn dùng hình tượng tre/ trúc như là một biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt Nam để chỉ một loại hình nghệ thuật-giấy, giấy-nghệ thuật mới của dân tộc. (hoàn toàn không chỉ để nói về một loại nguyên liệu cụ thể).
Theo quan niệm thông thường, Giấy chỉ có thể là một tác phẩm nghệ thuật khi được viết, vẽ, in… lên “trên” nó. Với trúc chỉ, “giấy” đã có thể là tác phẩm nghệ thuật độc lập với những tín hiệu tạo hình “trong” nó. Mặt khác, trúc chỉ hoàn toàn có thể “đối thoại” với những tín hiệu tạo hình được đặt tiếp lên trên nó một cách sòng phẳng.
Nghệ thuật Trúc Chỉ khởi phát từ ý niệm: mang đến cho khái niệm “giấy” một khả năng mới: thoát khỏi thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo khác. để trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, độc lập. Hiện nay, hình thức nghệ thuật này đang được vận hành theo cả hai hướng: nghệ thuật thị giác, và nghệ thuật ứng dụng với nhiều thành tựu triển lãm, giải thưởng trong và ngoài nước. Đây được xem là một trong những đặc điểm thu hút và gợi cảm hứng cho người nghệ sỹ và cũng chính là tinh thần cốt lõi của Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam.