Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế.
Sở dị có tên là Diệu Đế là bởi vì nhà vua muốn xây dựng nơi đây vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện. Nên vì thế, ngôi chùa này đóng một vị trí rất quan trọng trong lịch sử Phật giáo.
Tọa lạc bên bờ sông Đông Ba, gần cầu Gia Hội, chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn ở Cố đô Huế. Xưa kia, kiến trúc của chùa hầu như rất khác so với bây giờ, nơi đây vốn từng được coi là một danh lam thắng cảnh rất huy hoàng và tráng lệ của đất kinh kỳ. Về cơ bản, ngôi chùa đã có 2 đợt trùng tu do đã từng trải qua một vài các biến cố lịch sử, nên hầu như các kiến trúc xưa cổ của chùa đều bị phá hủy và cảnh quang trở nên tang thương đến nao lòng.
Về tổng quan, chùa nằm trong một mảnh đất rộng vuông vức, được giới hạn bởi bốn con đường. Ngoài cùng là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp. Chính điện chùa Diệu Đế mang đậm nét kiến trúc cung đình nhà Nguyễn, được trang trí khá công phu. Điều đặc biệt ở Diệu Đế Quốc tự là bức họa Cửu Long Ẩn Vân, hay còn gọi là Long Vân Khế Hội. Trên trần điện thể hiện 5 con rồng ẩn hiện uốn lượn trên tầng mây và 4 con rồng uốn quanh cột trụ theo một điển tích xưa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Mặc dù không còn giữ được vẻ đẹp huy hoàng của thời hoàng kim nhưng chùa Diệu Đế ngày nay vẫn là một trong những điểm tham quan vãn cảnh nổi bật của Cố đô Huế. và là cái nôi nuôi dưỡng dòng chảy văn hóa tâm linh của những người con Phật tử xứ cố đô.
Cách đi: Chùa Diệu Đế toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành, người Huế gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội.