Gia Lai
mask
Đã đi
Sắp đi
105,437 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Dù không mang đến khung cảnh thơ mộng với bạt ngàn hoa cỏ như Đà Lạt hay danh tiếng là "xứ sở cà phê" như Buôn Mê Thuột, Gia Lai lại được ban tặng bởi mẹ thiên nhiên những con thác tuyệt đẹp, những hồ nước trong xanh và những món đặc sản nổi tiếng làm vừa lòng thực khách. Điểm đặc biệt của du lịch Gia Lai là lòng hiếu khách, sự đôn hậu và tình người nơi đây.

 

Hình ảnh du lịch Gia Lai
4 TỈNH TÂY NGUYÊN KON TUM – GIA LAI – ĐẮK LẮK -  ĐẮK NÔNG
Về với phố núi Pleiku nhất định bạn phải tới đây
Biển Hồ - Gia Lai
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Gia Lai

Là một tỉnh trước đây là nơi sinh sống chủ yếu của các tộc người thiểu số Jrai, Bana,... cho nên lịch sử hình thành và phát triển nơi đây có điều khác biệt so với những nơi khác.

Lịch sử hình thành Gia Lai

Gia Lai lúc trước là địa bàn cư trú lâu đời của những tộc người như: Jrai, Ba Na, Chăm cùng với tập quán sống quần cư thành từng làng xã. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Pháp đã xâm lược và từng bước tiến hành thiết lập bộ máy cai trị khắp Gia Lai. Sau những lần thay đổi, sát nhập, chia cắt để thành lập những đơn vị hành chính ở vùng Tây Nguyên, 24/05/1932, theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Pleiku được thành lập.

Sau năm 1945, chính quyền cách mạng Việt Nam đã thay thế Pleiku để gọi thành tỉnh Gia Lai. Cho đến tháng 06/1946, Pháp chiếm lại tỉnh và gọi lại là tỉnh Pleiku. Sau năm 1975, Pleiku đổi tên thành tỉnh Gia Lai và địa danh Pleiku được đặt cho tên thành phố của tỉnh.

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Gia Lai

Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi, nằm ở vùng phía Bắc Tây Nguyên. Đây là cầu nối quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của Tây Nguyên với các vùng phía Bắc. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn có vị thế quốc tế trọng điểm trong khu vực “tam giác phát triển”  Việt - Cam - Lào.

Về các mặt tiếp giáp:

  • Phía Bắc của tỉnh Gia Lai giáp với tỉnh Kon Tum;
  • Phía Nam của tỉnh Gia Lai giáp với tỉnh Đắk Lắk;
  • Phía Tây tỉnh Gia Lai giáp với nước bạn Campuchia có đường biên giới dài khoảng 90km;
  • Phía Đông tỉnh Gia Lai giáp với các các tỉnh duyên hải Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Phạm vi lãnh thổ

Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Gia Lai bao gồm 17 đơn vị hành chính với 1 thành phố là Pleiku; 2 thị xã lần lượt là: An Khuê, Ayun Pa; 14 huyện lỵ lần lượt là: Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Pơ, Đak Đoa, Đức Cơ, Ia Pa, Ia Grai, Kbang, Kông Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Mang Yang.

Nguồn gốc và tên gọi Gia Lai

Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguồn nguồn gốc và tên gọi Gia Lai. Một trong số đó có giải thích được nhiều người đồng tình nhất, đó là tên gọi được bắt nguồn từ chữ Jarai - tên gọi của một tộc người thiểu số của tỉnh. Và đây cũng là tên gọi vẫn còn được giữ lại trong ngôn ngữ của các tộc người Ê-đê, Ba Na,... 

Thông tin cần biết về Gia Lai

  • Diện tích: 15.510,13 km2;
  • Dân số: 1.621.700 người (năm 2022);
  • Tộc người sinh sống: Việt, Jrai, Chăm (hroi),  Ba Na, Êđê, Tày, Nùng,...;
  • Biển số xe: 81;
  • Mã vùng điện thoại: 269;
  • Vùng du lịch: Tây Nguyên

Du lịch Gia Lai có gì hay? có gì đẹp?

Là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có một vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng; khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm; văn hóa mang nét đa dạng bởi nhiều tộc người cộng cư, tiếp biến; con người dễ thương, hiếu khách,... Chính bởi những đặc điểm trên, Gia Lai đã và đang chuyển mình thành một mảnh đất tiềm năng phát triển, đặc biệt là du lịch.

Văn hóa và con người Gia Lai

 Không gian văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai:

Không gian văn hóa cồng chiêng trải dài qua 5 tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum và Gia Lai. Loại hình văn hóa mang giá trị văn hóa đặc sắc này được khởi nguồn từ những tộc người thiểu số sống lâu đời ở vùng đất Tây Nguyên: Jrai, Bana, Êđê,.. Cồng chiêng là loại nhạc cụ gắn với cuộc sống của người Tây Nguyên từ thuở sơ khai đến thời hiện đại. Nó là tiếng nói của tâm linh, tiếng lòng của tâm hồn con người.

Mỗi tộc người trên vùng đất Tây Nguyên lại có những âm điệu cồng chiêng riêng biệt trong bài hát để bộc tả vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, khát vọng của con người luôn mạo hiểm chinh phục thiên nhiên… Và những tộc người ở Gia Lai cũng thế: người Jrai trong tỉnh có những bài cồng chiêng như: Juan, Trum -  vang; người Bana thì có các bài cồng chiêng như: Xatrăng, Sacapo, Àtâu, Tơrơi;... 

Và vào ngày 25/11/2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh loại hình này vào danh sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Sử thi Tây Nguyên

Bên cạnh giá trị văn hóa quý báu của không gian văn hóa Cồng chiêng, Tây Nguyên còn được mệnh danh là “vùng trời sử thi” với những câu truyện sử thi hào hùng, cùng những người con ưu tú vẫn còn sống mãi cùng buôn làng: Đăm Săn, Ama Trang Lơng; anh hùng Núp,…

Đối với người Gia Lai, sử thi là di sản văn học dân gian lẫn giá trị lịch sử đặc sắc nhất  của những tộc người thiểu số bản địa. Cả hai tộc người Ba Na và Jrai đều có những tác phẩm sử thi hào hùng. Nhưng cho đến nay, xét số lượng sử thi còn lưu truyền, thì cộng đồng tộc người Ba Na vẫn còn lưu giữ nhiều hơn hẳn so với cộng đồng tộc người Jrai. Sử thi được tộc người Ba Na gọi là Hơ-mon, còn tộc người Jrai thì gọi là hri hoặc akan.

Con người Gia Lai

Là một tỉnh tập hợp những tộc người thiểu số sống cộng cư với nhau, Gia Lai có thể xem như là một nơi giàu nét văn hóa và tính cách. Do đặc trưng nơi đây là núi rừng hiểm trở, nên đời sống của họ vẫn chưa đủ đầy. Chính vậy mà người dân nơi đây rất trân trọng mọi thứ mà họ làm ra. Nhưng nói vậy không phải là họ khó tính, ngược lại, người Gia Lai rất là thân thiện, hiếu khách. Khi bạn đến đây, ngoài việc tận hưởng không gian yên bình của núi rừng, bạn còn nhận được sự chào đón cởi mở, đôn hậu của người dân nơi đây.

Thời tiết khí hậu Gia Lai

Khí hậu Gia Lai được chia làm 2 mùa: một mùa mưa và một mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường được bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10. Còn mùa khô thì sẽ bắt đầu từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm ở Gia Lai thường rơi vào 22 đến 25oC. Chính vì thời tiết có phần dễ chịu, nên du lịch Gia Lai sẽ rất thích thích hợp ở mọi mùa.

Lễ hội đặc sắc ở Gia Lai

Festival Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

Festival Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một lễ hội đặc sắc được tổ chức thường niên theo hình thức luân phiên thay đổi giữa các tỉnh có sự tương đồng về văn hóa cồng chiêng. Festival được tổ chức nhằm để quảng bá rộng rãi  hình ảnh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại của người dân Gia Lai nói riêng và toàn thể cộng đồng người Tây Nguyên nói chung. 

Khi đến đây, du khách đều muốn được một lần hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc này.

Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Lễ hội hoa dã quỳ ở Gia Lai thường được tổ chức thường niên vào tháng 11, khi mà mùa mưa đã qua, nhường lại cho những tia nắng ấm áp chiếu rọi xuống mảnh đất bạt ngàn núi rừng này. Sự kiện này nhằm tôn vinh những giá trị di sản mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây. Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya sẽ được thực hiện ở nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya, Gia Lai.

Thời gian thích hợp nhất để ngắm hoa dã quỳ chính là vào buổi sáng. Khi mặt trời vừa ló dạng qua những hàng núi cao chập chùng, những giọt sương còn đọng trên cánh hoa. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những hàng hoa dã quỳ vàng rực nở rộ và cùng với đám bạn tha hồ “sống ảo” tại nơi đây. 

Lễ hội cầu mưa của người Jrai

Lễ cầu mưa là một trong những nghi lễ quan trọng của người dân Gia Lai. Lễ hội này là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của người đồng bào tộc người Jrai. Lễ hội được tổ chức để nhằm cầu mong một vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa, đời sống người dân được no ấm đủ đầy, sức khỏe được bình an.

Lễ hội cầu mưa của người Jrai thật sự là một lễ hội vui nhộn mà những ai yêu mến văn hóa tộc người đều không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch, khám phá lễ hội truyền thống của người Gia Lai.

Ẩm thực Gia Lai

Khi nhắc về ẩm thực vùng đất Tây Nguyên, người ta vẫn thường hay nghĩ về cơm lam hoặc rượu cần. Nhưng đối với Gia Lai, ẩm thực nơi đây không chỉ dừng lại như thế. Ẩm thực Gia Lai sẽ khiến cho những du khách khi đến đây đều phải xiêu lòng bởi sự phong phú, đặc sắc và hấp dẫn của những món ăn. Dù có từ nhà hàng sang trọng hay đến ẩm thực đường phố bình dẫn, tất cả đều tạo nên nét riêng của vùng đất bazan màu mỡ này.

Phở khô Gia Lai

Người dân nơi đây hay gọi món ăn này là “phở 2 tô”. Phở khô Gia Lai có phần chế biến hơi đặc biệt so với những loại phở khác. Nếu như phở Hà Nội hay phở Sài Gòn thường sẽ có phở, thịt bò và nước lèo trong cùng một tô thì phở khô Gia Lai lại có cách ăn “độc lạ” hơn những “người anh” còn lại. Đó là ăn bằng hai tô: một tô đựng phở và một tô đựng nước lèo.

Một tô phở khô ngoài việc có bánh phở ra thì có thêm giá, thịt nạc băm, hành phi thơm giòn. Khi ăn, ta thêm vào tô phở một chút thìa ớt đỏ, xịt một xíu tương đen, tương ớt, nặn thêm miếng chanh, bỏ miếng thêm giấm sao cho cảm thấy ưng bụng là được.

Nước lèo được người nấu ninh xương kỹ càng trong nhiều giờ liền nên nước có vị ngọt thanh tự nhiên của xương, của thịt. Khi được dịp đến với Gia Lai, bạn nên thử món phở này.

Bún mắm cua thối

Món ăn này còn được người dân nơi đây gọi là bún cua thối. Đây chính  là một trong những đặc sản tại Gia Lai gây sự kích thích tò mò với những du khách khi đến đây. Món bún được nấu từ một loại mắm ủ lâu ngày từ cua đồng nên có mùi vị vô cùng đặc biệt. Bún mắm cua sẽ được ăn kèm cùng với bì heo được chiên giòn, bánh phồng tôm, nem chả, thịt xắt lát. Nhiều thực khách lần đầu ăn sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi ngửi mùi lạ của mắm, nhưng khi đã thưởng thức một một miếng nước dùng của bún thì nhớ mãi không quên.

Cà phê Pleiku

Gia Lai là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn thứ 4 của nước (sau Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng). Được trời đất ban cho thổ nhưỡng màu mỡ và khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, Pleiku đã mang đến cho mọi người một loại cà phê vô cùng chất lượng và thượng hạng. Khi có dịp đi đến Pleiku, bạn nên thử nhâm nhi tách cà phê nóng và thơm lừng sau bữa sáng. 

Lẩu lá rừng

Gia Lai ban đã tặng cho người dân nơi đây bạt ngàn núi rừng với đầy đủ  những loại lá rừng có lợi đến sức khỏe. Lá rừng nơi đây vừa được xem như là một loại rau xanh, vừa được xem như là một bài thuốc quý báu được lưu truyền ngàn đời. Chính vì những lợi ích vô cùng đáng giá trên nên người dân Gia Lai đã tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên này để làm ra món lẩu lá rừng.

Bò nướng ống tre

Bò nướng ống tre là một trong những món ngon mà bạn nên bỏ vào chuyến du lịch khi thưởng thức ẩm thực đất Gia Lai. Từng thớ thịt bò được nướng kĩ trong ống tre nên vẫn còn giữ được nguyên vị ngọt tự nhiên, thơm nồng gia vị núi rừng, làm cho du khách ăn một lần là nhớ mãi về mảnh đất Gia Lai này.

Các địa điểm du lịch ở Gia Lai

Tuy Gia Lai không có nhiều điểm vui chơi giải trí nhộn nhịp như Đà Lạt, nhưng Gia Lai được ưu ái bởi những cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ khiến cho ai khi đến đây đều cũng phải xiêu lòng trước vẻ đẹp trời ban này. Du lịch Gia Lai chính là lánh đi cái xô bồ của phố thị phồn hoa để đi tìm kiếm cái bình yên vô tận của thiên nhiên núi rừng nơi đây. 

Biển Hồ Pleiku (Hồ T’nưng)

  • Địa chỉ: Làng la Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: 10.000 đồng cho người lớn, trẻ em miễn phí vào vào cổng.

Núi lửa Chư Đang Ya

  • Địa chỉ: Làng Ploi Lagri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Biển Hồ Chè

  • Địa chỉ: xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Nhà tù Pleiku

  • Địa chỉ: Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: 8h đến 16h mỗi ngày
  • Giá vé: miễn phí

Thác nước Xung Khoeng

  • Địa chỉ: Làng la Drăng, xã La Me, huyện Chư Hơ Rông, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: miễn phí

Nhà máy thủy điện Yaly

  • Địa chỉ: xã Yaly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
  • Thời gian mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: 10.000 đồng một vé

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

  • Địa chỉ: xã Krong, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai
  • Giờ mở cửa: cả ngày
  • Giá vé: 60.000 đồng một vé

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Hồ T’Nưng Nhà máy thủy điện Ialy Quảng trường Đại Đoàn Kết Thác Phú Cường Hố Trời Biển Hồ Chè

2. VĂN HÓA

Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

3. ĐỊA LÝ

Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách Sân bay Pleiku

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

2. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

3. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bún cua thối. Phở Khô Mì quảng chả cá Lụi nướng. Bánh canh bột lọc/bột gạo. Bánh hỏi cháo lòng. Bánh xèo. . Gà nướng.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ Đâm Trâu Lễ bỏ mả Lễ Cơm Mới

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 08/12/2024