Lệ Giang
mask
Đã đi
Sắp đi
68 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Lệ Giang

Với lịch sử hơn 1000 năm, Lệ Giang luôn là một trong số những điểm đến hấp dẫn bậc nhất ở Trung Quốc. Có rất nhiều điều thu hút khiến thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và luôn có lượng khách du lịch đông đúc. Du lịch Lệ Giang sẽ là một chuyến khám phá giúp du khách tận hưởng được vẻ đẹp cổ xưa, truyền thống và sự hoà hợp với thiên nhiên của một trấn cổ xa xưa. Nếu là một người yêu thiên nhiên, thích tìm chốn bình yên để thư giãn thì Lệ Giang là điểm đến hoàn hảo dành cho bạn.

Hình ảnh du lịch Lệ Giang
Thành đô ( Chengdu ) - Cửu trại câu - Trung quốc
Hành trình Cam Túc - Thanh hải 7 ngày
Tất tần tật về Đạo thành Á đinh, Thành đô
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Lệ Giang

Lệ Giang là một địa cấp thị nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cái tên Lệ Giang trở nên nổi tiếng hơn khi có Thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đô thị cổ Lệ Giang (bao gồm cả Đại Nghiên, Thúc Hà và Bạch Sa) đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1997. Từ đó thì chính quyền địa phương cũng chú trọng đẩy mạnh hơn để phát triển du lịch Lệ Giang đến với du khách gần xa. Lệ Giang là một thành phố cổ tuyệt đẹp về cả phong cảnh, lịch sử và con người. Vùng đất này là nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây (Naxi) và Tạng (Zang), nơi có những phong cảnh hữu tình cùng những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc khác nhau hòa quyện thành một bức tranh cổ kính với nhiều giá trị nổi bật.

Vì sao có tên gọi là Lệ Giang

Lệ Giang (phiên âm: Lìjiāng) dịch theo nghĩa chính là “dòng sông đẹp”, trong đó như chúng ta biết thì từ “giang” nghĩa là “sông” còn “lệ” nghĩa là “mỹ lệ, đẹp đẽ”. Cái tên này cũng nói về một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây, đó chính là nước. Lệ Giang được bao quanh bởi hệ thống đường thủy và có đến 354 chiếc cầu. Vì thế nơi đây còn được gọi bằng cái tên "Venice của phương Đông" hay “Tô Châu ở vùng cao”

Bên cạnh đó thì trong tiếng Nạp Tây, thành cổ Lệ Giang còn gọi là "Gongbenzhi". Theo đó thì "Gongben" có nghĩa là “vựa lúa” và "Zhi" có nghĩa là “chợ”. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi khu vực này trước đây cũng là một trong những nơi trung tâm giao thương nông sản lớn và quan trọng ở vùng Vân Nam của Trung Quốc lúc xưa.

Thông tin cần biết về Lệ Giang

  • Tên gọi: Lệ Giang
  • Tỉnh: Vân Nam
  • Quốc gia: Trung Quốc
  • Diện tích: 20.557 km2
  • Dân số: 1.244.769 người
  • Tôn giáo: các tín ngưỡng dân gian địa phương
  • Múi giờ: UTC+8
  • Mã điện thoại: +0888
  • Tiền tệ: đồng Nhân dân tệ (kí hiệu: CNY)

Du lịch Lệ Giang có gì hay? có gì đẹp?

Lệ Giang mệnh danh là một trong những cổ trấn nổi tiếng đẹp nhất Trung Quốc, thuộc tỉnh Vân Nam. Cổ trấn này luôn có phong cảnh hữu tình, những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng từ thời Minh cùng bầu không gian tĩnh lặng. Du lịch Lệ Giang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế không chỉ nhờ các di sản thiên nhiên mà còn là một bề dày văn hóa lịch sử và truyền thống lâu đời của người địa phương nơi đây.

Lịch sử

Thị trấn Lệ Giang đã có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, được xây vào cuối đời nhà Tống và đầu đời nhà Nguyên. Kể từ khi Kubla Khan -hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyên cai trị, Lệ Giang đã phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục tại khu vực này và có vai trò quan trọng đối với việc buôn bán giữa Vân Nam, Trung Quốc nội địa, Tây Tạng, Ấn Độ cùng nhiều quốc gia châu Á khác. Lệ Giang cũng từng là nơi tụ tập các hoạt động buôn bán dọc theo đường mòn Trà mã đạo - con đường được ví von như là "Con đường tơ lụa Tây Nam". 

Trong đó thì có Phủ họ Mộc vốn là nơi ở của thủ lĩnh thế tập Lệ Giang được xây vào thời Nhà Nguyên. Sau khi trùng tu sửa chữa vào năm 1998 thì Phủ họ Mộc trở thành Viện bảo tàng của đô thị cổ Lệ Giang và cũng là điểm tham quan nổi tiếng tại đây. Ngoài ra thì du khách sẽ thấy tại đây những khu nhà đều không có tương thành. Về lý do trấn cổ Lệ Giang không có tường thành thì lúc xưa Thủ lĩnh họ Mộc nghĩ rằng nếu xây thành là tự giam mình vì chữ mộc (木) nếu đóng khung xung quanh sẽ thành chữ khốn (困), có nghĩa là bị vây hãm, trói buộc. Vì thế đã không cho xây tường thành xung quanh để bảo vệ. 

Thị trấn cổ Lệ Giang còn nổi tiếng với hệ thống đường thủy và các cây cầu được bố trí rất trật tự. Ở Lệ Giang có đến 354 chiếc cầu (bình quân cứ tầm 1 km² là có đến 93 cây cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà chảy trong nội thành. Những cây cầu được nhắc đến nhiều nhất và được du khách tham quan nhiều chính là: Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ được xây dựng vào đời nhà Minh và nhà Thanh. Hiện nay ở Lệ Giang có khoảng 6200 hộ dân, chủ yếu là người Nạp Tây (Naxi) và có đến 30% người dân vẫn làm những nghề thủ công truyền thống như là: đúc đồng, chạm bạc, thuộc da và lông thú, dệt,...)

Địa lý

Có địa phận thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Lệ Giang nằm ở độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý và cách thành phố Côn Minh hơn 500 km. Được xây dựng dọc theo những ngọn núi và dòng chảy của các dòng sông, Lệ Giang cổ trấn là một trong những ví dụ điển hình cho tinh hoa kiến ​​trúc thời xưa của Trung Hoa. Được bao quanh bởi núi Sư Tử ở phía Tây và Núi Voi ở phía Bắc, phố cổ Lệ Giang có vị trí địa lý khá phong thủy với thế “tựa sơn hướng thủy” - lưng tựa núi, mặt hướng sông.

Khí hậu

Nhờ vị trí địa lý ở trên cao nguyên nên Lệ Giang luôn mang khí hậu dễ chịu với gió mùa Tây Nam, sẽ ấm áp vào mùa Đông và mát mẻ vào mùa Hè. Phần lớn tại Lệ Giang có sự chênh lệch nhiệt độ hàng năm khá nhỏ, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại là khá lớn. Theo nhận xét của nhiều du khách thì du lịch Lệ Giang mùa nào cũng đẹp, khí hậu lúc nào cũng trong lành và mát mẻ. Bạn có thể sắp xếp chuyến đi của mình vào thời điểm nào trong năm cũng thích hợp, mỗi tháng đều có nhiều điều thú vị để trải nghiệm như là:

  • Tháng 2, tháng 3 được ngắm nhìn những cánh đồng hoa cải dầu trải dài tận chân trời
  • Tháng 4, tháng 5 là lúc cổ trấn đẹp thơ mộng với những cánh đồng hoa dại nở rộ.
  • Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 là ngắm cảnh mưa rơi lãng mạn ở dòng sông tại Lệ Giang.
  • Tháng 9, tháng 10 là khi những cánh đồng ở Lệ Giang đã bắt đầu vào mùa thu hoạch tạo nên khung cảnh bình yên đến lạ thường.
  • Tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm mùa đông nên thời tiết ở Lệ Giang khá lạnh, là lúc thích hợp để ngắm nhìn ngọn núi tuyết Ngọc Rồng hùng vĩ với màu trắng tinh khôi.

Văn hóa và con người

Nền văn hóa ở vùng đất này là sự kết hợp giữa văn hóa của người Nạp Tây (Naxi) với một số yếu tố trái ngược của những thương nhân người Hán đến định cư tại đây từ nhiều thế kỷ trước. Người Nạp Tây thì sinh sống trong những ngôi nhà xây bằng gỗ và gạch bùn do học theo các thương nhân Nam Kinh. Các thợ mộc địa phương xây dựng nên khung nhà gỗ công phu theo trí nhớ của họ mà không cần bất kỳ bản thiết kế hay sơ đồ nào. Điểm nhấn của các ngôi nhà này là có tô điểm bởi các chi tiết chạm khắc hoa văn và chim chóc trên cửa sổ. Những chi tiết chạm khắc thì do các nghệ nhân dân tộc Bạch làm ra nhưng lại mô tả về hệ động thực vật bốn mùa theo truyền thống của người Hán. Ngay cả các gia đình nông nghiệp nghèo khó ở Lệ Giang cũng thu thập những gì họ có được để lắp các cửa sổ chạm khắc tỉ mỉ. Dường như người dân nơi đây coi chúng còn quan trọng hơn cả đồ nội thất bên trong ngôi nhà.

Nền văn hóa truyền thống cổ xưa của người bản địa Nạp Tây (Naxi) là nền văn hóa Dongba - một nền văn hóa vô cùng đặc biệt, ít bị  ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa. Người Nạp Tây đã phát triển một hệ thống chữ viết, phong cách âm nhạc và tôn giáo khác với đa số người Trung Quốc. Hệ thống chữ viết người Nạp Tây sử dụng là kiểu chữ tượng hình thay vì chữ Trung Quốc. Người Nạp Tây cũng là những người duy nhất vẫn còn sử dụng chữ tượng hình để viết trên thế giới. 

Ẩm thực

Trong chuyến du lịch Lệ Giang thì ngoài các món ăn đặc trưng của người dân địa phương, du khách còn tìm thấy được rất nhiều nhà hàng ẩm thực Tứ Xuyên. Một đặc trưng không thể bỏ qua khi nói về ẩm thực Lệ Giang của người dân tộc thiểu số Nạp Tây đó là Tam Điệp Thủy nghĩa là ba phần của một bữa tiệc. Phần đầu tiên là các món tráng miệng, phần thứ hai là các món ăn nguội và phần thứ ba là các món ăn đã nấu chín. Một số món ăn phổ biến ở Lệ Giang cũng như Vân Nam chính là:

  • Bánh Lệ Giang: là loại bánh đặc biệt của người Nạp Tây được chia thành hai vị là bánh ngọt và bánh mặn. Bánh ngọt thì có nhân ngọt là đường nâu tươi, còn bánh mặn thì phần nhân là hành lá và giăm bông. Bánh Lệ Giang có vỏ bánh phồng mỏng như tờ giấy, khi ăn sẽ cảm nhận được vị giòn cùng hương vị ngon đặc sắc.
  • Dồi cơm (lạp xưởng) Lệ Giang: không giống như loại lạp xưởng Tây Bắc hay các món lạp xưởng ở một số vùng miền khác của Trung Quốc, lạp xưởng này được làm từ tiết lợn, gạo và các loại gia vị được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Sau đó đổ vào ruột heo đã sơ chế. Loại lạp xưởng này chính là món ăn độc đáo hiếm có của người Nạp Tây ở Lệ Giang, có tác dụng bổ máu rất tốt.
  • Thạch đậu xanh: là món ăn vặt được bày bán rất nhiều trên đường phố ở Lệ Giang. Những hạt đậu xanh được xay ướt với nước, sau đó cho hỗn hợp vừa xay vào chảo lớn đã phết dầu quanh đáy và nấu cho đến khi có độ sền sệt lại, chuyển thành màu trắng xanh ngà thì đem đi lạnh lại để đông thành thạch đậu xanh. Không chỉ là món ăn giải nhiệt như thạch dừa hay thạch rau câu, mà người dân Lệ Giang còn chế biến thạch đậu xanh thành món ăn mặn giống như mì lạnh với các nguyên liệu trộn cùng là hạt tiêu Tứ Xuyên, hẹ xanh, hẹ tây, ớt đỏ, mù tạt, giấm,...
  • Lẩu dê núi đen: thịt dê núi ở Lệ Giang vô cùng béo ngậy, dai, có giá trị dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngon. Khác với các món lẩu nổi tiếng ở Trung Quốc là nước lẩu chỉ để nhúng chín thức ăn thì lẩu dê núi Lệ Giang có các tinh chất bổ dưỡng đều trong phần nước dùng nên khi ăn mọi người thường thưởng thức cả nước lẩu nóng hổi này.
  • Cá nướng Đông Ba: những con cá được nướng trên chảo sắt để giữ được hương vị tươi ngon trọn vẹn, sau đó đem chiên vàng trên chảo dầu và trình bày nguyên con. Món cá nướng Đông Ba ướp cùng nhiều loại gia vị khác nhau, khi chín có lớp vỏ bên ngoài giòn còn phần thịt bên trong thì mềm ngọt.

Bên cạnh đó thì người địa phương ở Lệ Giang còn có rất nhiều món ngon đặc sản khác mà khách du lịch nên thử khi ghé thăm nơi đây, đó là lẩu sườn heo chua, thịt nướng Nạp Tây, trà dầu Vĩnh Thắng, gan lợn thổi Lệ Giang,...

Các địa điểm tham quan

Nếu đã lỡ yêu phố cổ Hội An hay Phượng Hoàng cổ trấn thì Lệ Giang sẽ là một nơi khiến bạn phải “phát cuồng”. Không chỉ là ở vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của phong cảnh thiên nhiên mà Lệ Giang còn quyến rũ bởi vẻ cổ kính của những kiến trúc độc đáo và nền văn hóa đặc sắc của người bản địa. Có rất nhiều địa điểm tham quan để du khách ghé thăm trong hành trình du lịch Lệ Giang của mình.

  • Đại Nghiên cổ trấn (Lệ Giang cổ trấn): thật ra thì toàn bộ thành phố Lệ Giang cũng rất rộng lớn, bao gồm khu đô thị mới (New Town), Đại Nghiên (Dayan) cổ trấn, Thúc Hà (Shuhe) cổ trấn và Bạch Sa (Baisha) cổ trấn. Trong đó thì thành cổ Lệ Giang (hay Lệ Giang cổ trấn hoặc đô thị cổ Lệ Giang) mà vẫn được du khách hay nhắc đến chính là Đại Nghiên cổ trấn.
  • Phố cổ Tứ Phương (Sifang): ở ngay khu trung tâm của Lệ Giang Cổ Trấn, hình dạng của nơi đây khá giống với một con dấu vuông. Còn cái tên “Tứ Phương” là vì từ đây du khách có thể rẽ 4 hướng để đến những nơi khác của Lệ Giang cổ trấn. Không khí tại phố cổ Tứ Phương lúc nào cũng náo nhiệt, tập trung các hàng quán đồ ăn đặc sản Nạp Tây, quà lưu niệm,... 
  • Mộc Phủ (Mu Fu): vốn là nơi ở của các vị thủ lĩnh dòng họ Mộc lúc xưa ở Lệ Giang, Mộc phủ được xây dựng từ thời Nguyên và hiện đại đã được trùng tu lại theo đúng kiến trúc ban đầu để dành phục vụ khách du lịch đến tham quan. Bộ phim truyền hình "Mộc Phủ Phong Vân" kể về câu chuyện của thủ lĩnh gia đình họ Mộc của Lệ Giang đã được quay ngoại cảnh tại đây.
  • Vạn Cổ Lâu (Wangulou): được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ với mái hiên năm lớp kiểu tháp. Toà tháp này cao 33 mét là tượng trưng cho 330.000 người thuộc các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống ở Quận tự trị Lệ Giang Nạp Tây trước đây. Đứng trên Vạn Cổ Lâu, du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn Lệ Giang cổ trấn yên bình cũng như ngọn núi Ngọc Long Tuyết Sơn kỳ vĩ.
  • Làng cổ Nạp Tây (Naxi): là nơi mà du khách được hòa chung bầu không khí sinh hoạt của người dân bản địa. Bạn có thể tản bộ trên các con đường ở bản làng cổ và tìm hiểu các nét văn đặc sắc của người Nạp Tây qua trang phục, cách sinh hoạt và cách bài trí các đồ vật của họ.
  • Ngũ Phụng Lâu (Wufenglou): được xây dựng vào đời 29 của triều đại nhà Minh (năm 1601), tháp Ngũ Phụng Lâu nằm ở phía Bắc công viên Hắc Long Đàm. Toà tháp này có ba tầng cao 20 mét, sử dụng lối kiến ​​trúc Vũ Tuyền với 24 mái hiên nhô ra giống hình dáng như năm con phượng hoàng đầy màu sắc đang xòe cánh. Vì thế nên có tên là Ngũ Phụng Lâu.
  • Những cây cầu cổ: du khách có thể dễ dàng bắt gặp được rất nhiều chiếc cầu khi dạo quanh ở Lệ Giang cổ trấn. Tại đây có hơn 350 cây cầu bắc qua thị trấn với nhiều phong cách thiết kế khác nhau: cầu trú ẩn, cầu vòm đá, cầu phiến, cầu ván,..... Những cây cầu nổi tiếng ở đây có thể kể đến như cầu Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ,... Bạn có thể có được vô số tấm hình sống ảo cùng những cây cầu cổ này ở Lệ Giang.
  • Bảo tàng Văn hóa Dongba Lệ Giang: ở phía Bắc của Hắc Long Đàm, bảo tàng này được thành lập vào tháng 7/1984 và là bảo tàng cấp huyện đầu tiên ở tỉnh Vân Nam. Bảo tàng văn hoá Dongba là nơi lưu giữ hơn 10.000 di tích văn hóa quý giá, trong đó có 52 di tích văn hóa cấp quốc gia.

Ngoài những địa danh kể trên thì Lệ Giang còn rất nhiều công trình cổ xưa và những địa điểm tham quan khác để du khách ghé thăm và cảm nhận một bức tranh về thị trấn cổ kính trầm mặc nhưng cũng tràn đầy sức sống. Ví dụ là: toà nhà Khoa Cống Phường, Cung Văn Xương, hẻm Đại Nghiên Hoa, công viên Hắc Long Đàm,...

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị ở Lệ Giang

Lệ Giang được coi là một trong 4 thành phố cổ vẫn giữ được nguyên vẹn các giá trị lịch sử văn hoá lâu đời của đất nước Trung Quốc. Vì thế trong chuyến du lịch Lệ Giang, không chỉ là dạo chơi check in tại những địa điểm tham quan nổi tiếng mà còn có một số hoạt động độc đáo, thú vị không nên bỏ lỡ.

Thưởng thức chương trình “Ấn tượng Lệ Giang”

“Ấn tượng Lệ Giang” là một chương trình nghệ thuật vô cùng độc đáo, là sự kết hợp của văn hóa, âm nhạc và truyền thuyết Nạp Tây cổ đại. Diễn ra trên Núi tuyết Ngọc Long tráng lệ, show diễn “Ấn tượng Lệ Giang” thu hút không chỉ nhờ nội dung phong phú mà còn là không gian biểu diễn vô cùng ấn tượng - một nhà hát ngoài trời. Đây cũng được coi là nhà hát cao nhất thế giới, cao khoảng 3.100m so với mực nước biển. Sự pha trộn của các bài hát dân gian, điệu nhảy và nghi lễ truyền thống của người bản địa chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm văn hóa độc đáo đốn tim bất cứ một ai khi thưởng thức tiết mục này.

Tận hưởng thiên nhiên tại núi tuyết Ngọc Long

Nằm ở phía Nam Lệ Giang, núi tuyết Ngọc Long (Yulong) là một ngọn núi vô cùng linh thiêng đối với người Naxi. Ngọn núi này có độ cao 4000m với 13 đỉnh kéo dài 15km quanh năm tuyết phủ trắng xóa mờ ảo trong những đám mây. Nếu muốn tận hưởng được thiên nhiên hùng vĩ thì núi tuyết Ngọc Long là nơi lý tưởng dành cho bạn. Ngoài ra, nếu không đủ sức khỏe để trekking leo núi nhưng vẫn muốn chinh phục đỉnh núi độc đáo này thì du khách có thể đi cáp treo Glacier Park lên đến đỉnh cao hơn 4000m và tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp trên đường đi.

“Chill” tại quán bar ở Lệ Giang 

Tuy là một phố cổ mang nét đẹp lịch sử cổ xưa, nhưng Lệ Giang vẫn có các quán bar nổi tiếng thu hút rất đông khách du lịch ghé đến. Quán bar ở đây sẽ có 2 dạng là quán bar thuần tuý nằm trên con phố bar và dạng quán bar kết hợp nhà hàng. Khi màn đêm buông xuống, những quán bar ở Lệ Giang bắt đầu sáng lên bởi những chiếc đèn lồng đỏ treo dọc theo các dòng suối yên tĩnh. Bên trong các quán bar, những người nghệ sĩ địa phương sẽ cầm một cây đàn guitar và ca hát theo giai điệu nhẹ nhàng hoặc nhảy múa theo điệu nhạc vui tươi.

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Lệ Giang cổ trấn Núi tuyết Ngọc Long Mộc Phủ thiên vương Công viên núi sư tử Làng Bạch Sa

2. VĂN HÓA

Trong lịch sử lâu đời của mình, cư dân địa phương đã thiết lập Văn hóa Dongba lộng lẫy của họ, nơi tiếp thu các khía cạnh của văn hóa Tây Tạng và Đồng bằng Trung tâm dọc theo giữa và hạ lưu sông Hoàng Hà. Phong tục văn hóa Dongba vẫn được lưu giữ ở nhiều thị trấn và làng mạc thu hút nhiều nhà nghiên cứu về lợi ích trên toàn thế giới.

3. ĐỊA LÝ

Lệ Giang nằm ở phía tây bắc của Vân Nam và giáp Tứ Xuyên. Đó là trong một khu vực nơi cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và cao nguyên Vân Nam-Quý Châu hội tụ. Nó giáp với tỉnh tự trị Tứ Xuyên Liang Sơn Yi và thành phố Pan Chihua về phía đông, và Jianchuan, He Khánh và Binchuan ba của tỉnh tự trị Dali Bai ở phía nam. Các quận tự trị của quận Dayao và Yongren, quận Dayao và Yongren, phía tây và phía bắc tiếp giáp với quận Lanping của tỉnh tự trị Nujiang Yi và quận tự trị Tây Tạng của tỉnh Di Khánh. Thành phố có tổng diện tích 20.600 km2 và cai quản thành phố cổ, quận tự trị Yulong Naxi, quận Yongsheng, huyện Huaping và quận tự trị Ninglang Yi.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Do có vĩ độ thấp và độ cao lớn, trung tâm thành phố Lệ Giang có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới ôn hòa. Mùa đông ôn hòa và rất khô và nắng (> 70% ánh nắng mặt trời có thể), mặc dù mức thấp trung bình trong tháng 12 và tháng 1 chỉ dưới mức đóng băng; Tháng 1, tháng mát nhất, với nhiệt độ trung bình 24 giờ là 6.0 ° C (42.8 ° F). Mùa xuân bắt đầu sớm và vẫn khô và nắng cho đến cuối tháng Năm, khi có sự gia tăng mạnh mẽ về tần suất và lượng mưa kéo dài đến cuối tháng Chín. Mùa hè ấm áp, mưa (nhiều hơn trời nắng) và ẩm ướt, với tháng 6, tháng ấm nhất, trung bình 18,4 ° C (65,1 ° F). Mùa thu thấy lượng mưa giảm đột ngột và trở về với nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 12,93 ° C (55,3 ° F), trong khi lượng mưa trung bình là 980 mm (38,6 in), khoảng 80% trong số đó xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. Với phần trăm ánh nắng mặt trời hàng tháng có thể dao động từ 32% vào tháng 7 đến 80% vào tháng 12, thành phố nhận được 2.463 giờ nắng sáng hàng năm.

2. Phương tiện

1. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay Tam Nghĩa Lệ Giang

2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Du khách có thể di chuyển từ thành phố Bắc Kinh đến các thành phố và các tỉnh lân cận bằng đường bộ như bus, xe khách, tàu điện, tàu hỏa... Hoặc xa hơn có thể dùng máy bay để di chuyển.

3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Bus Taxi MRT

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Sim Việt Nam không dùng được tại Trung Quốc nếu không đăng ký chuyển vùng. Tuy nhiên dù cước chuyển vùng đã giảm nhiều nhưng vẫn rất đắt. Chỉ một tin nhắn là bạn mất tiền. Thường thì chẳng ai dùng chuyển vùng tại Trung Quốc cả. Để tiện lợi khi du lịch, nên người Việt ai cũng mua sim Trung Quốc để sử dụng. Khi có sẵn 4G thì bạn làm gì cũng dễ dàng cả. Bạn không cần phải biết tiếng Trung vẫn du lịch thuận lợi, thoải mái. Trung Quốc có 3 nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Unicom, China Telecom.

2. INTERNET

Cả 3 nhà mạng là China Mobile, China Unicom, China Telecom đều được nhà nước sở hữu và kiểm soát. China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất. Tuy nhiên sim của nhà mạng này chỉ có tốc độ EDGE (tối đa 320 kb/giây). Bạn chỉ có thể dùng những nhu cầu cơ bản nhưng không gọi điện qua Internet được. Tốt nhất bạn nên dùng sim 3G/4G của China Unicom để đáp ứng được các nhu cầu vào mạng.

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

Không có thông tin.

2. ĐỔI TIỀN

Bạn có thể chuyển đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam bằng cách đến các tiệm vàng hoặc những cửa hàng chuyên đổi tiền như tại Hà Nội thì bạn có thể đến phố Hà Trung, còn nếu như ở TPHCM thì bạn có thể đến các tiệm vàng trên đường Lê Văn Sỹ, Lê Thánh Tông,…

3. THẺ TÍN DỤNG

Tất cả các thẻ tính dụng thanh toán quốc tế đều được chấp nhận ở đây.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bún qua cầu. Bánh quẩy và sữa đậu nành. Thịt bò Yak. Trứng luộc nước trà Bánh hoa và bánh baba. Bánh bao.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội Sanduo. Lễ hội Kuoshi. Lễ hội đuốc. Lễ hội Baba. Lễ hội Daogan. Lễ hội vòng quanh hồ Lugu. Lễ hội văn hóa xoài.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Tuần tra: 110 Giao thông: 122 Y tế: 120 Cứu hỏa: 119 999 cho bất kì 3 dịch vụ trên ở các thành phố lớn (vd: Bắc Kinh và Thượng Hải, với 120. 999 là sở hữu riêng và 120 là của nhà nước.).

2. Y TẾ

Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 19/10/2024