Thượng Hải
mask
Đã đi
Sắp đi
217 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Thượng Hải

Thành phố Thượng Hải mang trong mình sự giao thoa đặc sắc của văn hóa phương Đông với phương Tây. Cũng như nhiều vùng miền khác của đất nước Trung Quốc, thành phố này vẫn lưu giữ những nét truyền thống đậm sắc màu Á Đông. Bên cạnh đó, Thượng Hải còn là một thành phố hoa lệ, nơi tập trung rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại bậc nhất thế giới. Với vị thế thuận lợi nằm bên dòng sông Hoàng Phố êm đềm, du lịch Thượng Hải có khá nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách từ tham quan, vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực cho đến mua sắm.

Hình ảnh du lịch Thượng Hải
Thành đô ( Chengdu ) - Cửu trại câu - Trung quốc
Hành trình Cam Túc - Thanh hải 7 ngày
Tất tần tật về Đạo thành Á đinh, Thành đô
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Thượng Hải (Shanghai)

Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc khi tính về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất trên thế giới. Là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của quốc gia, Thượng Hải có vị trí nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc. Xuất phát từ một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải dần trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến thế kỷ XX, là trung tâm văn hóa phổ thông và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn cũng như là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đó cũng là lý do Thượng Hải còn được gọi là “Paris Phương Đông”.

Vì sao có tên gọi là Thượng Hải?

Theo nhiều thông tin cho biết thì Thượng Hải là cái tên gọi được xuất phát từ thời Nhà Tống (thế kỷ XI. Dịch nghĩa đen thì “Thượng nghĩa là trên”, “Hải nghĩa là biển” và ghép lại Thượng Hải nghĩa là thành phố trên biển. Bởi vì Thượng Hải nằm trên đồng bằng sông Dương Tử, ở ngay vị trí là tuyến đường thủy chính của Trung Quốc đến Thái Bình Dương. Nơi đó cũng là cảng biển trên thượng nguồn con sông Dương Tử đổ ra biển Đông Trung Quốc.

Người Thượng Hải đọc tên thành phố là /zɑ̃.'he/ và phiên âm pinyin theo tiếng Quan Thoại là Shànghǎi. Người Việt Nam mình thì gọi là Thượng Hải, người Đức gọi là Schanghai, người Hà Lan thì là Sjanghai, người Bồ Đào Nha là Xangai còn người Pháp cũng gọi là Shanghaï. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phiên âm pinyin Shanghai đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong các văn bản hay tài liệu.

Thông tin cần biết về Thượng Hải

  • Tên: Thượng Hải
  • Quốc gia: Trung Quốc
  • Diện tích: 6.340 km²
  • Dân số: 27,058,479
  • Tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
  • Múi giờ: UTC+8
  • Mã điện thoại: +86 - 21
  • Tiền tệ: đồng Nhân dân tệ (ký hiệu: CNY)

Du lịch Thượng Hải có gì hay? có gì đẹp?

Có thể thấy được Trung Quốc có vô vàn địa danh nổi tiếng, đủ sức thỏa mãn được bất cứ yêu cầu nào của du khách từ tham quan, khám phá, mua sắm, nghỉ dưỡng cho đến thám hiểm. Trong số đó thì nhắc đến Thượng Hải là du khách đều nghĩ ngay đến cái tên Bến Thượng Hải nổi tiếng, là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của vùng đất này. Ngoài ra thì thành phố này còn nhiều công trình kiến trúc nổi bật khác cùng nền văn hoá có sự pha trộn độc đáo mà ít nơi nào có được. 

Lịch sử

Trước khi thành lập nên thành phố Thượng Hải thì khu vực này là một phần của huyện Tùng Giang thuộc phủ Tô Châu. Lúc xưa thì Thượng Hải chỉ là một làng chài nhỏ nhưng đến thời Nhà Tống (960 - 1279), Thượng Hải đã dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Đến năm 1553, một bức tường thành được xây dựng nên và đó chính là thời điểm xem như bắt đầu hình thành một thành phố Thượng Hải.

Trong thời kỳ vua Càn Long thời Nhà Thanh, Thượng Hải trở thành một cảng khu vực quan trọng thuộc khu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Phố. Thành phố này cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang gần đó dù là việc trao đổi mậu dịch với nước ngoài trong thời kỳ này bị triều đình cấm. Khoảng vào cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) của Thượng Hải trở thành cảng lớn nhất Đông Á.

Nhưng trước thế kỷ XIX, Thượng Hải không được xem là thành phố lớn của Trung Hoa. Do đó, du khách sẽ thấy so với phần lớn các thành phố lớn khác của Trung Quốc thì có khá ít các công trình cổ tiêu biểu tại Thượng Hải ngày nay. Cũng có một vài địa điểm văn hóa ít ỏi mà bạn có thể tìm thấy ở Thượng Hải mang phong cách cổ kính đặc trưng thời Tam Quốc do địa điểm này từng nằm trong trung tâm văn hóa lịch sử của nước Đông Ngô (222 - 280).

Địa lý

Thượng Hải nằm trên bờ biển phía Đông thuộc miền Đông Trung Quốc, là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Bắc Kinh ở miền Bắc với Quảng Châu ở miền Nam. Thượng Hải cách Bắc Kinh khoảng 1.207 km, cách Quảng Châu khoảng 1.450 km. Phía Bắc và phía Tây thì giáp tỉnh Giang Tô, phía Nam là giáp tỉnh Chiết Giang và phía Đông là biển Hoa Đông. Điểm cực Bắc của Thượng Hải nằm ở đảo Sùng Minh - là hòn đảo lớn thứ hai của Trung Hoa đại lục sau khi được mở rộng trong thế kỷ 20. Tại Thượng Hải thì thành phố cổ (phố Tây) và trung tâm thương mại hiện đại Thượng Hải (phố Đông) nằm ngay trung tâm bán đảo đang mở rộng giữa đồng bằng sông Dương Tử ở phía Bắc và vịnh Hàng Châu về phía Nam. Bên cạnh đó thì thành phố Thượng Hải còn có nhiều con sông, kênh rạch, suối và hồ nên được biết đến là nơi với nguồn tài nguyên nước phong phú, là một phần của khu vực thoát nước Thái Hồ.

Khí hậu

Khí hậu của Thượng Hải là kiểu cận nhiệt đới ẩm và phân chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm. Mùa Xuân thì nhiệt độ mát mẻ, khí hậu dễ chịu và cảnh sắc tươi đẹp. Dù là đôi khi có mưa nhưng chỉ là các cơn mưa nhỏ, không ảnh hưởng lắm đến chuyến tham quan của du khách. Mùa Hè thì luôn nóng ẩm với mức nhiệt độ trung bình 26°C và đôi khi có xảy ra những trận mưa nhỏ hoặc những trận bão. Mùa Thu thì thời tiết đã bắt đầu lạnh hơn, khô hơn và cũng khá mát mẻ. Mùa Đông thì lạnh và ẩm ướt với gió Tây Bắc từ Siberia thổi vào có thể khiến nhiệt độ ban đêm xuống dưới 0°C. Nhưng trong năm thì Thượng Hải chỉ có một hoặc hai ngày tuyết rơi, cũng không quá nhiều. Tóm lại thì khí hậu ở đây cũng khá thuận lợi cho các chuyến du lịch Thượng Hải, du khách có thể ghé thăm vào bất cứ thời gian nào mà bạn rảnh rỗi.

Văn hoá và con người

Phương ngữ Thượng Hải được xem là biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của Thượng Hải, mang theo âm hưởng của thời đại. Tiếng Thượng Hải và tiếng Quan Thoại (tiếng phổ thông) là khác nhau và người dân Bắc Kinh hay những người Trung Quốc khác sẽ không thể trò chuyện với dân Thượng Hải bằng tiếng Thượng Hải. Phương ngữ Thượng Hải cũng bao gồm các loại phương ngữ ở khu vực ngoại ô Thượng Hải, chẳng hạn như phương ngữ Phổ Đông, phương ngữ Phụng Hiền, phương ngữ Gia Định, phương ngữ Tùng Giang,...

Không chỉ có vậy mà nhắc đến văn hoá và con người Thượng Hải thì hình ảnh những cô gái với chiếc sườn xám cũng gây ấn tượng mạnh mẽ không kém. Tuy nguồn gốc sườn xám ra đời ở phía Bắc nhưng nó đã trở thành một biểu tượng trang phục của Thượng Hải. Vào những năm 1940, sự cải tiến của sườn xám ở Thượng Hải đạt đến đỉnh cao và trở nên phổ biến trên khắp đất nước. Vào thời kỳ thịnh vượng, sườn xám kiểu Thượng Hải là trang phục phổ biến nhất và là tiêu chuẩn phụ nữ, thay thế cả áo và váy. Quần áo sườn xám là một trong những đặc trưng văn hóa trang phục của Thượng Hải.

Ẩm thực

Nhiều nền ẩm thực khác nhau đã quy tụ ở Thượng Hải. Vì thế mà ẩm thực Thượng Hải hiện tại có được là nhờ sự kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại. Người dân Thượng Hải đã hình thành các món ăn của mình từ các địa phương như Bắc Kinh, Dương, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Thượng Hải làm chủ đạo. Ngoài ra cũng có kết hợp với ẩm thực Tô Châu, Vô Tích, Ninh Ba, Hàng Châu,.... Thói quen ăn uống nổi bật nhất của người Thượng Hải là ăn canh ba bữa một ngày. Người dân Thượng Hải thường chú trọng đến dinh dưỡng, khẩu vị trong bữa ăn nên những món canh, súp và món hầm thơm ngon và bổ dưỡng là thứ không thể thiếu trên bàn ăn.

  • Bánh bao: có thể nói bánh bao là một trong các món ăn quen thuộc của người Thượng Hải. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món ăn nổi tiếng này dù là trong các nhà hàng sang trọng hay các quầy hàng ven đường. Trong số đó có những loại bánh bao mà du khách nhớ thưởng thức khi du lịch Thượng Hải, như là Tiểu Long Bao - là loại bánh bao hấp với kích thước nhỏ, lớp vỏ mỏng và phần nhân có nước súp nóng hổi. Hoặc là Thang Bao (còn gọi là bánh bao nước) - một món ăn độc đáo ở Thượng Hải. Mới nhìn thì bạn sẽ thấy các chiếc bánh bao này cũng giống bánh bao thông thường với phần vỏ mỏng và bên trong là thịt heo. Nhưng điều đặc biệt ở đây là để thưởng thức thì thực khác cần dùng chiếc ống hút.
  • Mì sợi: các món mì ở đây đều được chế biến vô cùng cầu kỳ với đủ loại gia vị cùng nguyên liệu đặc trưng. Ví dụ như là món mì xào, món mì lạnh hay món mì hành lá. Mì xào thì cũng tương tự như món mì xào ở Việt Nam với nguyên liệu thịt heo, rau nhưng phần nước sốt sẽ đậm đà hơn. Mì lạnh thì không phải như mì lạnh Hàn Quốc mà sẽ là mì làm từ bột gạo, ăn chung rau mùi, giá đỗ, gừng, đậu phộng. Phần nước dùng gồm có đường, dấm và ớt để tăng thêm hương vị. Còn mì hành lá thì đầu tiên là xào mì cùng hành lá, chan nước sốt được làm từ nước tương và rượu vang lên trên. Tuy đơn giản nhưng món mì này lại được yêu thích bởi không quá nhiều dầu mỡ, tốt cho sức khỏe.
  • Gà nướng đất sét: món ăn này bắt nguồn từ triều đại nhà Thanh (1644 - 1911). Đầu tiên thì gà sẽ được làm sạch, gói chung với lá sen và đắp lớp đất sét, bùn phía bên ngoài. Nhờ kỹ thuật độc đáo này đã giúp tạo ra được thịt gà mềm, ngon ngọt với thấm đều gia vị. Do lúc xưa món ăn này xuất xứ từ một người ăn xin nên còn có tên gọi là Gà ăn mày.
  • Cua lông hấp: là thành phố cảng sầm uất nên hải sản luôn là món ăn không thể thiếu ở Thượng Hải. Có rất nhiều loại hải sản tươi ngon mà du khách tìm thấy tại đây, ví dụ như cua lông hấp - là một loại cua đặc biệt được tìm thấy trong các con sông, thường được có nhiều vào mùa đông. Những con cua này được hấp chín trong thùng tre với một số nguyên liệu khác và thường được ăn chung với giấm. 
  • Tôm càng: món ăn này có từ mùa Xuân đến mùa Thu nhưng người Thượng Hải thích ăn tôm càng nhất là vào những ngày hè. Về cách chế biến cũng có nhiều phương thức khác nhau như chiên cùng với hạt tiêu ớt, rang khô cùng muối tiêu hay hấp chín cùng với nước dùng cay nồng. 
  • Vịt hầm bát bảo: là một món ăn truyền thống đặc biệt ở Thượng Hải. Để làm được món ăn này thì người đầu bếp cần phải khéo léo lấy hết tất cả nội tạng bên trong mà vẫn giữ được hình dáng và bộ da vịt nguyên vẹn. Sau đó là thêm 8 loại nguyên liệu vào bên trong con vịt gồm có: măng non, sò điệp khô, gạo nếp, thịt lợn băm, nấm Quan thoại, hạt trộn, hạt dẻ và mề vịt. Xong rồi sẽ khâu kín bụng vịt lại, đem chiên sơ trên bếp và hầm trong nước dùng đặc biệt gồm xương vịt, măng và gừng khoảng 90 phút cho đến khi thịt vịt mềm và ngấm gia vị.
  • Súp cay Mala Tang: với những ai yêu thích ẩm thực Trung Hoa, nhất là các món lẩu thì chắc hẳn cũng khá quen thuộc với tên gọi Mala Tang. Theo tiếng Trung thì Mala có nghĩa là “cay, tê, nóng” - đó cũng chính là cảm nhận mà du khách sẽ có khi thưởng thức món ăn này. Về nguyên liệu thì bạn có thể thoải mái lựa chọn vô số món ăn kèm như thịt viên, rau xanh, đậu phụ, các loại mì, hải sản,…Phần ngon nhất, không thể thiếu chính là loại nước dùng siêu cay và nóng được các đầu bếp Thượng Hải chế biến đặc biệt.

Ngoài ra thì du khách còn có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ngon hấp dẫn khác ở Thượng Hải như là: bánh bao rượu, khoai môn chiên, bánh củ cải, bánh gạo sườn, cháo gà, củ sen nhồi nếp, 

Các địa điểm tham quan

Nhắc đến điểm tham quan ở Thượng Hải thì có lẽ không thể nào bỏ qua cái tên Bến Thượng Hải. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều công trình kiến trúc, địa điểm vui chơi để du khách có thể ghé thăm trong chuyến du lịch Thượng Hải của mình.

  • Bến Thượng Hải: con sông Hoàng Phố không chỉ là dòng sông chính nằm ngay giữa lòng thành phố mà còn là nơi tọa lạc của Bến Thượng Hải nổi tiếng. Tại đó có rất nhiều khu tài chính và thương mại xây dựng vào những năm 1930 theo phong cách kiến trúc Châu Âu. Vào ban đêm, khi đi dạo bờ sông thì khách du lịch sẽ thấy ánh đèn rực rỡ của các toà nhà phản chiếu dưới nước. Có thể nói bến Thượng Hải là biểu tượng nổi bật của thành phố này, là điểm tham quan mà bất cứ du khách nào cũng đừng nên bỏ lỡ.
  • Đại lộ Nam Kinh (Nanjing): nơi đây được mệnh danh là “con đường thương mại số 1 Trung Quốc” với hơn 600 cửa hàng bày bán hai bên đường. Trung bình thì mỗi ngày có hơn 1,7 triệu người đến đại lộ để mua sắm, dạo chơi và tham quan. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy các món quà lưu niệm giá rẻ hay những mặt hàng nổi tiếng trên thế giới ngay tại Đại lộ Nam Kinh ở Thượng Hải.
  • Vườn Dự Viên (Yuyuan): là khu vườn cổ xưa lớn nhất Thượng Hải được xây theo lối kiến trúc thời nhà Minh và thời nhà Thanh. Bên trong vườn Dự Viên được chia thành 6 khu vực với phong cách trang trí độc đáo riêng. Khu hòn non bộ nằm ngay trung tâm vườn có cảnh thiên nhiên tươi mát chính là điểm tham quan phổ biến mà du khách nào cũng thích đến ngắm cảnh.
  • Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông: là một tháp truyền hình ở Thượng Hải, tọa lạc bên bờ sông Hoàng Phố và nằm đối diện với Bến Thượng Hải. Công trình này bắt đầu xây dựng vào năm 1991 và hoàn thành vào năm 1995. Với độ cao 468 mét, tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông trở thành công trình cao nhất Trung Quốc suốt 14 năm liên tục từ năm 1994 đến năm 2007, trước khi bị soán ngôi bởi Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải.
  • Bảo tàng Thượng Hải: là nơi có số lượng hiện vật lịch sử đồ sộ (120.000 hiện vật) được trưng bày trong 11 căn phòng với những chủ đề khác nhau. Bảo tàng Thượng Hải cũng được giới chuyên môn đánh giá là một trong những bảo tàng tốt nhất Trung Quốc. Trong số đó thì khu trưng bày đồ đồng và khu công trình điêu khắc là hai nơi tham quan được du khách yêu thích nhất, với những bộ sưu tập lâu đời từ thế kỉ 18 TCN. 

Vẫn còn nhiều địa điểm tham quan ở Thượng Hải khác mà khách du lịch ghé thăm nếu có thêm nhiều thời gian nữa, như là bảo tàng nghệ thuật đương đại M50, công viên Thượng Hải, công viên Disneyland Thượng Hải, chùa Phật Ngọc,...

Những hoạt động trải nghiệm thú vị tại Thượng Hải

Tuy là không có quá nhiều công trình kiến trúc đồ sộ hay cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nhưng Thượng Hải vẫn là một trong những nơi có lượng khách du lịch đông đúc ở Trung Quốc. Đừng nghĩ rằng không có gì để vui chơi tại đây, còn có nhiều hoạt động thú vị khác tại Thượng Hải mà bạn có thể trải nghiệm nếu có dịp ghé thăm thành phố này.

Khám phá các con đường cổ xưa ở Thượng Hải

Nếu muốn tìm kiếm linh hồn của Thượng Hải thì bạn nên ghé thăm những khu phố cũ và toà nhà cũ bởi vì đều mang trong mình giá trị lịch sử lâu đời. Tuy thành phố ngày càng phát triển hiện đại hơn nhưng chính quyền địa phương vẫn còn giữ gìn các di tích khá tốt. Các con đường cổ xưa ở Thượng Hải sẽ đưa bạn lạc vào một không gian hoài niệm xa xưa, mang đầy màu sắc Trung Hoa truyền thống. Một số con đường cổ xưa để bạn ghé thăm như là đường Sinan, đường Huashan, đường West Wuding,...

Trải nghiệm tàu cao tốc Maglev

Tàu cao tốc Maglev chính là một trong các niềm tự hào của ngành Giao thông vận tải Thượng Hải. Vận tốc của con tàu này đạt đến 430km/h nên chỉ mất thời gian hơn 8 phút để di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố Thượng Hải. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ khi nói về Thượng Hải, là thành phố có nhịp điệu sống rất hối hả và vội vã của Trung Quốc.

Du thuyền trên sông Hoàng Phố

Đã có dịp du lịch Thượng Hải thì bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội du thuyền trên sông Hoàng Phố. Một chuyến dạo thuyền trên sông kéo dài từ nửa tiếng đến bốn tiếng đồng hồ. Du khách sẽ được nhìn thấy sự rực rỡ về đêm của thành phố từ một góc nhìn mới mẻ. Ngoài ra, cũng quan sát một số điểm du lịch nổi tiếng bên bờ sông như bến Thượng Hải, Tháp Kim Mậu, Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông và công viên Hoàng Phố.

Hỏi - đáp khi du lịch Thượng Hải, Trung Quốc

Để có chuyến du lịch Thượng Hải nhiều trải nghiệm thú vị, du khách nên tham khảo một số kinh nghiệm, câu hỏi phổ biến khi đi du lịch đến Thượng Hải ngay dưới đây:

Kinh nghiệm quá cảnh ở sân bay Thượng Hải

Để sử dụng dịch vụ đưa đón từ khách sạn đến sân bay, bạn cần liên hệ trước để họ có thể sắp xếp thời gian đón bạn. Điều này rất quan trọng vì bạn cần thông báo giờ chuyến bay của mình và nên có sim điện thoại Trung Quốc để dễ dàng liên lạc. Về việc di chuyển bằng taxi tại Thượng Hải, giá cước thường tương đương với ở Việt Nam, nhưng có thể cao hơn đáng kể so với các thành phố khác. Nếu bạn đến sân bay Pudong, hãy xem xét lựa chọn đi tàu Maglev để nhanh chóng vào trung tâm thành phố. Nên chọn khách sạn gần đường sắt để thuận tiện di chuyển. Nếu bạn có bé nhỏ và cần nghỉ ngơi trong quá cảnh 10 tiếng, lựa chọn ở gần sân bay hoặc trong khách sạn gần sân bay là tốt nhất.

Cần xin visa để đi du lịch Thượng Hải không?

Có, công dân Việt Nam cần xin visa du lịch Trung Quốc để đến Thượng Hải. Bạn có thể xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam. Thủ tục xin visa tương đối đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp lệ phí theo quy định.

Nên đổi tiền ở đâu khi đi du lịch Thượng Hải?

Bạn có thể đổi tiền Việt Nam sang Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng, tiệm vàng hoặc quầy đổi tiền uy tín tại Thượng Hải. Nên so sánh tỷ giá đổi tiền ở nhiều nơi trước khi đổi để có được mức giá tốt nhất.

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Thượng Hải nằm trên cửa sông Dương Tử của bờ biển phía đông của Trung Quốc, với sông Dương Tử ở phía bắc và vịnh Hàng Châu ở phía nam. Vùng đất được hình thành bởi sự lắng đọng tự nhiên của Yangtze và các dự án cải tạo đất hiện đại. 

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thượng Hải có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và nhiệt độ đôi khi xuống dưới không. Tuyết hiếm khi rơi. ... Để tránh cái nóng của mùa hè và cái lạnh của mùa đông, mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu (tháng 9 đến tháng 11) là thời gian tốt nhất để đi du lịch ở Thượng Hải.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Sông Hoàng Phố Vườn Yu Bảo tàng nghệ thuật Trung Quốc Qibao Đường Nam Kinh Bến Thượng Hải

4. VĂN HÓA

Thượng Hải trước đây là một phần của tỉnh Giang Tô và vẫn có những điểm tương đồng về văn hóa mạnh mẽ với Giang Tô mặc dù việc di cư hàng loạt từ khắp Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đã khiến Thượng Hải trở thành nơi hội tụ của các nền văn hóa khác nhau.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Du khách có thể di chuyển từ thành phố Bắc Kinh đến các thành phố và các tỉnh lân cận bằng đường bộ như bus, xe khách, tàu điện, tàu hỏa... Hoặc xa hơn có thể dùng máy bay để di chuyển.

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Thượng Hải có một hệ thống giao thông công cộng rộng lớn bao gồm các thành phố lớn, xe buýt, phà và taxi, tất cả đều có thể được truy cập bằng Thẻ giao thông công cộng Thượng Hải.

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Shanghai Pudong International Airport

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Sim Việt Nam không dùng được tại Trung Quốc nếu không đăng ký chuyển vùng. Tuy nhiên dù cước chuyển vùng đã giảm nhiều nhưng vẫn rất đắt. Chỉ một tin nhắn là bạn mất tiền. Thường thì chẳng ai dùng chuyển vùng tại Trung Quốc cả. Để tiện lợi khi du lịch, nên người Việt ai cũng mua sim Trung Quốc để sử dụng. Khi có sẵn 4G thì bạn làm gì cũng dễ dàng cả. Bạn không cần phải biết tiếng Trung vẫn du lịch thuận lợi, thoải mái. Trung Quốc có 3 nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Unicom, China Telecom. nhất bạn nên dùng sim 3G/4G của China Unicom để đáp ứng được các nhu cầu vào mạng.

2. INTERNET

Cả 3 nhà mạng là China Mobile, China Unicom, China Telecom đều được nhà nước sở hữu và kiểm soát. China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất. Tuy nhiên sim của nhà mạng này chỉ có tốc độ EDGE (tối đa 320 kb/giây). Bạn chỉ có thể dùng những nhu cầu cơ bản nhưng không gọi điện qua Internet được. Tốt

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Tất cả các thẻ tính dụng thanh toán quốc tế đều được chấp nhận ở đây.

2. MỨC TIÊU THỤ

Bạn nên có kế hoạch chi tiêu khoảng 662 (94 đô la) mỗi ngày cho kỳ nghỉ của mình ở Thượng Hải, đây là mức giá trung bình hàng ngày dựa trên chi phí của những du khách khác. Trung bình, khách du lịch trước đây đã chi trung bình ¥ 116 ($ 17) cho các bữa ăn trong một ngày và ¥ 22 ($ 3,19) cho giao thông địa phương.

3. ĐỔI TIỀN

Bạn có thể chuyển đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam bằng cách đến các tiệm vàng hoặc những cửa hàng chuyên đổi tiền như tại Hà Nội thì bạn có thể đến phố Hà Trung, còn nếu như ở TPHCM thì bạn có thể đến các tiệm vàng trên đường Lê Văn Sỹ, Lê Thánh Tông,…

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Xiaolongbao hoặc súp Bánh bao. Bánh hấp. Cua hấp.  Cá hun khói cắt lát.  Gà của Beggar.  Vịt Bắc Kinh. Thịt lợn om. Bánh mì thịt lợn chiên. Đồ ăn vặt Thượng Hải.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Tết trung thu Tết nguyên đán Tết nguyên tiêu

7. Lời khuyên

1. Y TẾ

Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.

2. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Tuần tra: 110 Giao thông: 122 Y tế: 120 Cứu hỏa: 119      999 cho bất kì 3 dịch vụ trên ở các thành phố lớn (vd: Bắc Kinh và Thượng Hải, với 120. 999 là sở hữu riêng và 120 là của nhà nước.).

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 16/11/2024