An Huy
Là một tỉnh nằm ở phía đông của Đất Nước tỷ dân Trung Quốc, tỉnh An Huy mang lại một cảm giác “bình yên” cho khách thăm quan đến với nó bởi khung cảnh xinh đẹp từ những thửa ruộng bậc thang chạy dài trên khắp trên các sườn đồi. Ngoài ra tỉnh An Huy cũng nổi tiếng với lịch sử và di sản văn hóa phong phú, vì thế mà hằng năm thành phố này đón hàng triệu du khách đến thăm quan mỗi năm.
Giới thiệu về An Huy (Trung Quốc)
Tỉnh An Huy là một tỉnh nằm ở phía đông Trung Quốc và được bao quanh bởi sáu tỉnh: Giang Tô (phía Đông), Chiết Giang (phía Đông Nam), Giang Tây (phía Nam), Hồ Bắc (phía Tây Nam), Hà Nam (phía Tây Bắc), Sơn Đông (phía Bắc).
Tỉnh An Huy có địa hình chủ yếu là đồng bằng (31%), gò đồi (29,5%), núi non (31,2%) còn lại là các hồ, đầm lầy (8%) và đất cải tạo là (5,8%). Tỉnh An Huy nổi tiếng với các dãy núi, Đại Biệt Sơn, Hoàng Sơn, Cửu Hóa Sơn, Thiên Trụ Sơn và đặc biệt nhất là Liên Hoa với độ cao lên tới 1,860m. An Huy cũng có trên 2.000 sông suối và hơn 110 hồ. Chính nhờ sự phong phú về địa mạo nên thảm thực vật tại An Huy có sự chuyển tiếp rõ ràng từ bắc xuống năm, tạo ra đa dạng về các loài động thực vật trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm được bảo hộ cấp quốc gia.
Khí hậu tỉnh An Huy cũng có sự thay đổi và khác biệt từ bắc xuống nam. Khí hậu ở miền bắc An Huy có phần ôn hòa hơn, các mùa trong năm cũng rõ nét hơn so với miền nam. Thời tiết An Huy từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là mùa đông, nhiệt độ xuống rất thấp ở mức âm độ. Vì thế nếu du khách muốn trải nghiệm cái lạnh ở An Huy và ngắm tuyết rơi thì có thể du lịch đến đây trong khoảng thời gian này. Từ tháng 6 đến tháng 7 hằng năm An Huy mưa gió liên tục và thường có lũ lụt xảy ra vì thế du khách đến đây vào thời điểm này là không được khuyến khích. Các tháng còn lại là tháng 3 đến tháng 5 (mùa hè) và tháng 9 đến tháng 11(mùa thu) là thời điểm vàng mà tỉnh An Huy đón khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, du lịch vào thời điểm nào trong năm cũng đều có cái hay và thú vị riêng của nó.
Cho đến nay có nhiều thông tin về nguồn gốc tên gọi của tỉnh An Huy, nhưng người ta vẫn thường giải thích cái tên này là do sự kết hợp của những từ đầu tiên của An Khánh và Huệ Châu vào thời điểm đó, được rút ngắn thành An Huy vì Vương quốc “Wan” cổ đại, núi “Wan” và cả sông “Wan” nằm trong lãnh thổ của nó.
Theo thống kê vào cuối năm 2022, dân số của tỉnh An Huy là 61,27 triệu người, chiếm 4,32% dân số cả nước, đứng thứ 9 cả nước, dân số nam của tỉnh chiếm 50,97%, dân số nữ chiếm 49,03%. Trong đó có 60,15% dân số sống tại thành thị và 39,85% dân số sống ở nông thôn. Tỉnh An Huy có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới.
Người dân địa phương tại An Huy sống chủ yếu dựa trên việc sản xuất nông sản, nguyên liệu thô. Ngoài ra còn phát triển các ngành công nghiệp như ô tô, máy móc, đồ gia dụng, hóa chất và điện tử. Và một phần thu nhập của An Huy cũng đến từ các hoạt động du dịch và buôn bán của người dân địa phương.
Thông tin cần biết về An Huy
- Tên gọi: An Huy
- Diện tích: 140.200 km²
- Dân số: 61,27 triệu
- Ngôn ngữ: tiếng phổ thông Trung Nguyên, tiếng phổ thông Giang Hoài, tiếng Cám, tiếng Ngô
- Tiền tệ: nhân dân tệ ( CNY)
- Múi giờ: UTC+8
- Mã điện thoại: +86
- Nguồn điện: 220V-50Hz
- Ổ cắm điện: ổ cắm hai chân tròn
Du lịch An Huy có gì hay, có gì đẹp?
Con người
An Huy là một tỉnh đa dân tộc với 56 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Hán có dân số đông nhất, chiếm hơn 95% tổng dân số. 55 dân tộc thiểu số còn lại có dân số nhỏ hơn và được gọi chung là dân tộc thiểu số. Đặc điểm phân bố của các tộc người là “phân tán lớn, định cư nhỏ”, thể hiện trạng thái hỗn tạp. Dù đa dạng về dân tộc tuy nhiên người dân An Huy ai nấy đều rất thân thiện và niềm nở với khách phương xa. Văn hóa hay phong tục tập quán và lối sống của người dân An Huy cũng có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam. Vì thế du khách Việt Nam đến với An Huy có thể dễ dàng thích nghi với nhịp sống của người dân nơi đây,
Văn hoá
An Huy là một tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa với nền văn hóa và truyền thống dân tộc lâu đời phong phú. Trong đó, văn hóa Huệ Châu, văn hóa Lô Châu, văn hóa Lâm Hoài và văn hóa Vạn Giang là bốn thương hiệu văn hóa lớn của An Huy, mỗi vùng đều có những truyền thống và đặc điểm văn hóa riêng. Song song, An Huy cũng nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh An Huy như múa truyền thống, âm nhạc dân gian, múa dân gian, tuồng dân gian…Tỉnh An Huy còn là một trong những nơi ra đời của văn học cổ đại Trung Quốc và Huyền Thành Chính nhờ có sự đa dạng về văn hóa như vậy mà du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây du lịch ngày một đông hơn.
Lịch sử
Tỉnh An Huy là nơi sản sinh quan trọng của nền văn minh Trung Quốc. Để có được sự tự do và phát triển như hiện tại An Huy đã trải qua không biết bao thăng trầm cùng lịch sử nước nhà. Từ 2.5 triệu năm trước, di tích về những dấu vết đầu tiên của con người đã được tìm thấy ở vùng đất này. An Huy trải qua thời kỳ đồ đá mới và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Văn hóa Yangshao, Văn hóa Long Sơn, Văn hóa Qingliangang và văn hóa gốm tráng men in. Sau đó An Huy lại trải qua lịch sử của các triều đại từ thời chiến quốc cho đến thời bình. Trong hằng nghìn năm qua, An Huy đã tồn tại dưới sự quản lý của nhiều triều đại, và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ẩm thực đặc sắc
Ẩm thực An Huy và là một trong tám nền ẩm thực chính ở Trung Quốc. Ẩm thực An Huy nổi tiếng với việc chế biến các món ngon từ nguyên liệu tự nhiên từu núi rừng, các món ăn nơi đây thường hầm khá lâu trong nồi đất với than củi nên có câu “phải đợi mới được ăn ẩm thực An Huy”.
- Cá quýt thối có thể nói là đại diện của ẩm thực An Huy, là món ăn địa phương rất nổi tiếng ở An Huy, mùi không quá nồng nhưng lại có vị rất ngon. Cá quýt thối được làm từ cá quýt hoa đào tươi, sản xuất ở Huệ Châu được ướp với muối hoặc nước ướp thịt đậm đà sau đó nấu chín với phương pháp truyền thống.
- Lẩu Huệ Châu Yipin là một truyền thống nổi tiếng ở An Huy, thông thường các nguyên liệu cần được rải từng lớp trong nồi với măng khô được đặt ở lớp thứ nhất, thịt được đặt ở lớp thứ hai, đậu phụ được đặt ở lớp thứ ba, thịt viên được đặt ở lớp thứ tư, và bún, rau bina, v.v. được đặt lên trên, và súp được hầm ở nhiệt độ thấp. Đây là một món ăn được nhận xét giống lẩu mà cũng giống món hầm, và vì nó khá kỳ công nên người địa phương cũng ít nấu tại nhà.
- Món canh Li Hongzhang (Lý Hồng Chương), đây là món ăn sử dụng thịt gà làm nguyên liệu chính và được nấu với các nguyên liệu phụ như hải sâm, bóng cá nhiều dầu và mực. Món ăn này được chế biến bằng cách ninh nhừ nhiều loại nguyên liệu nên có hương vị đa dạng, êm dịu nhưng không béo ngậy, mặn và thơm ngon.
- Đậu phụ Bagongshan hay còn gọi là "Đậu phụ bốn mùa" được đặt tên như vậy vì có thể làm được trong cả bốn mùa. Món ăn này mở ra kho tàng của các món chay nổi tiếng ở An Huy và cũng là món ăn truyền thống, tiêu biểu của ẩm thực Hoài Nam. Loại đậu phụ này được làm từ đậu nành nguyên chất và được tinh chế bằng nước suối từ Bagongshan. Đậu phụ mềm như mỡ cô đặc, có kết cấu mịn màng, không có màu vàng, khi cầm không bị vỡ vụn, vì vậy mà nó đã nổi tiếng từ xưa đến nay.
- Khoai môn đỏ mật ong là một món ăn truyền thống ở vùng Hoài Bắc của tỉnh An Huy, loại củ cải nổi tiếng với màu sắc, mùi thơm, mùi vị và hình dáng tuyệt hảo trong các bữa tiệc An Huy. Nước súp của món ăn này trong vắt, quả khoai môn có màu đỏ cam, khi chín thì trong suốt, trong miệng giòn, ngọt và tươi.
Bên cạnh những món ăn hấp dẫn và nổi tiếng này, An Huy còn có nhiều món ăn đặc sắc khác như: Gà hấp Huệ Châu, Cá vuông, bồ câu om Hoàng Sơn, súp trung hoà, đậu hủ da hổ, đậu hủ lông, thịt lợn hấp lá sen bột gạo,...chờ du khách phương xa đến thưởng thức.
Lễ hội sự kiện
Đến với An Huy, du khách không thể bỏ qua lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của tỉnh này đó là lễ hội Du lịch Hoàng Sơn được diễn ra vào khoảng tháng 9 hằng năm (thời gian chính xác có thể thay đổi tùy năm). Lễ hội này được tổ chức nhằm tập trung quảng bá du lịch Hoàng Sơn, cũng là một trong những thương hiệu lễ hội du lịch nổi tiếng của An Huy, hiện đã được tổ chức 24 năm liên tiếp kể từ năm 1991. Trong những ngày tổ chức lễ hội, có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức như: Lễ khai mạc hoành tráng và tiệc ca múa, trưng bày văn hóa An Huy, xúc tiến du lịch, hoạt động kinh doanh và các sự kiện thể thao, thi đấu thể thao quốc tế.
Điểm đến hấp dẫn không được bỏ lỡ khi đến với An Huy
Nhờ có sự ưu ái của thiên nhiên và sự đa dạng của các nền văn hóa mà An Huy là một tỉnh cực kỳ phát triển về du lịch, hằng năm có hàng triệu du khách đến An Huy để thăm quan và trải nghiệm văn hóa nơi đây, một số những địa điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến với vùng đất xinh đẹp này đó là:
- Dãy núi Hoàng Sơn, ở phía Nam tỉnh An Huy là một thắng cảnh núi non nổi tiếng bật nhất Trung Quốc. Cảnh quan nơi đây được ví như tiên cảnh với những áng mây trôi lững lờ trên đỉnh núi và sườn núi tạo nên cảm giác bồng bềnh khó tả. Dãy núi này còn sở hữu các hệ thống suối nước nóng và thác nước tự nhiên cực kỳ nổi tiếng thu hút vô số khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng hàng năm.
- Núi Cửu Hoa hay Cửu Hoa Sơn là một nhánh của dãy núi Hoàng Sơn có 99 đỉnh và 18 danh thắng nổi tiếng. Núi cửu hoa có khí hậu dễ chịu và trở thành lựa chọn hàng đầu cho mỗi mùa hè tại Trung Quốc. Cảnh núi non hùng vĩ cùng những hẻm núi, suối và thác nước đẹp mê hồn tạo cho con người cảm giác nhỏ bé lại khi đến với nơi đây. Không những đẹp về hình thức, Núi Cửu Hoa còn mang nét đẹp và ý nghĩa đặc biệt đối với những tín đồ của Phật Giáo, bởi nơi đây còn có 4 ngôi đền Phật giáo linh thiêng và cực kỳ nổi tiếng.
- Làng Hoành Thôn đẹp như tranh vẽ là cách mà du khách thường dùng để nói về ngôi làng này. Hoành Thôn với nét đẹp của mình đã lọt vào danh sách những Di Sản Thế Giới bởi phong cảnh nên thơ tuyệt đẹp cùng với khoảng 137 ngôi nhà cổ thời nhà Minh có tuổi đời lên đến hàng trăm năm lịch sử. Đến với Hoành Thôn du khách như bước vào một quỹ đạo thời gian khác, hoài niệm, xưa cũ, mọi thứ trong lịch sử như mới hôm qua. Dù phát triển du lịch nhưng nơi đây vẫn giữ được sự yên tĩnh vốn có của một ngôi làng dưới chân núi Hoàng Sơn.
- Làng cổ Xidi, một ngôi làng có bề dày lịch sử lên đến một nghìn năm, là một điểm đến được liệt kê vào Danh Sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới từ năm 2000. Ngôi làng này được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất thế giới" hay "kho báu của những công trình dân cư cổ" để ngợi khen nét đẹp cổ kính của những ngôi nhà từ thời nhà Thanh và nhà Minh mà người ta đã lưu giữ lại cho đến ngày nay. Điểm đặc biệt có thể kể đến ở đây là cổng vòm bằng đá xanh gồm ba gian, bốn cột, năm tầng ở cổng làng, được xây dựng vào năm 1578 sau Công nguyên, cổng vòm nguy nga và có kiến trúc tinh xảo, là biểu tượng cho sự nổi bật của dòng họ Hồ.
- Núi Tianzhu nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo vì khi nhìn ngọn núi này người ta trông nó giống như một cây cột khổng lồ chống đỡ giữa bầu trời. Ngọn núi này còn là nơi hội tụ quan trọng của văn hóa An Huy cổ đại, lưu giữ gần 400m2 văn khắc trên vách đá của Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Tô Thị, Vương An Thạch và nhiều văn nhân khác. Tuy nhiên, do giao thông bất tiện và diện tích danh lam thắng cảnh nhỏ nên ngày thường có tương đối ít khách du lịch, trừ khi là ngày lễ hoặc cuối tuần.
Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng như trên, du khách đến với An Huy còn có thể đến thăm Làng văn hóa Tây Đệ, Làng Đường Mô, Biển tre Mukeng, Khu du lịch Vu Hồ, Nhà gỗ Thế giới Enlong, Bảo tàng Văn hóa Rượu vang An Huy, Thế giới đại dương vùng cực.
Bên cạnh việc tham qua, khi đến với các điểm đến đặc biệt này, du khách có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại đây, nhiều khách du lịch thuê những bộ trang phục truyền thống của người dân địa phương để chụp ảnh lưu niệm, nhiều người cũng chọn các bộ môn khác như leo núi hay tham gia vào các hoạt động văn hóa địa phương.
Nhờ có sự ưu ái của thiên nhiên, An Huy sở hữu vô số lợi thế về du lịch, cùng với văn hóa đa dạng và ẩm thực phong phú. An Huy đón hàng triệu khách du lịch mỗi năm đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động văn hóa địa phương.