Chiết Giang là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Tên gọi Chiết Giang lấy theo tên cũ của con sông Tiền Đường chảy qua Hàng Châu - tỉnh lỵ Chiết Giang. Tên gọi tắt của tỉnh này là Chiết. Năm 2018, Chiết Giang là tỉnh đông thứ mười về số dân, đứng thứ tư về kinh tế Trung Quốc với 57,3 triệu dân, tương đương với Cộng hòa Nam Phi và 5,62 nghìn tỷ NDT (849 tỷ USD), tương đương với Hà Lan, quốc gia đang xếp hạng 17 thế giới.
Chiết Giang giáp giới với tỉnh Giang Tô và thành phố Thượng Hải về phía bắc, An Huy và Giang Tây về phía tây và Phúc Kiến về phía nam, phía đông giáp biển Hoa Đông. Trong tiếng Việt, Chiết Giang hay bị viết nhầm thành Triết Giang.
1. Tổng Quan
1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG
Mạc Can Sơn
Sông Tiền Đường
Tam Giang Khẩu
2. VĂN HÓA
Ngôn ngữ bản địa của đại bộ phận cư dân Chiết Giang là tiếng Ngô. Số người sử dụng tiếng Ngô tại Chiết Giang ước tính vào khoảng 41,81 triệu người. Tại Chiết Giang, tiếng Ngô có nhiều phương ngữ, đa phần thuộc đại phương ngữ Thái Hồ như phương ngữ Tô-Gia-Hồ, phương ngữ Hàng Châu, phương ngữ Lâm-Thiệu, phương ngữ Dũng-Giang, các phương ngữ tiếng Ngô phương Nam có phương ngữ Thai Châu, phương ngữ Kim-Cù, phương ngữ Thượng Lệ, phương ngữ Âu Giang và phương ngữ Tuyên Châu. Giữa các phương ngữ của tiếng Ngô có sự khác biệt đáng kể. Tiếng Ngô có phụ âm, nguyên âm, thanh điệu, ngữ pháp, từ vựng hoàn toàn khác so với các phương ngôn phương Bắc Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Chiết Giang cũng có những vùng không nói tiếng Ngô, trong đó tiếng Mân Nam là phương ngôn lớn thứ hai tại tỉnh với khoảng 1-2 triệu người nói, tập trung ở phía nam. Tiếng Huy là phương ngôn lớn thứ ba tại Chiết Giang, chủ yếu được nói tại Thuần An và Kiến Đức. Cư dân tại phía nam huyện Thái Thuận sử dụng phương ngôn Man Giảng của tiếng Mân Đông. Có 200.000 cư dân tại vùng đồng bằng ven biển phía đông huyện Thương Nam nói phương ngôn Man Giảng. Tại Chiết Giang cũng có một bộ phận người Khách Gia. Quan thoại chủ yếu được các di dân và hậu duệ của họ sử dụng, tiếng Phổ Thông là ngôn ngữ giáo dục.
3. ĐỊA LÝ
Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tô, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc.
4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP
Thời gian tốt nhất để đi du lịch ở Chiết Giang là vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt là cuối tháng ba và tháng chín đến tháng mười. Vào mùa xuân, khí hậu Chiết Giang có lạnh với nhiều mưa; ven biển và ngoài khơi của nó thường xuất hiện gió lớn, thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
2. Phương tiện
1. SÂN BAY QUỐC TẾ
Hangzhou Xiaoshan International Airport
2. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH
Theo thống kê, đến cuối năm 2011, tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh Chiết Giang là 101.937 km, mật độ đường bộ là 97,9 km/100 km², trong đó tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc là 3.500 km. Sau khi hoàn thành cầu vượt biển Chu Sơn, quần đảo Chu Sơn đã được hợp nhất vào trong mạng lưới đường cao tốc của tỉnh.
3. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ
Bus
Taxi
MRT
3. Mạng & internet
1. MẠNG
Sim Việt Nam không dùng được tại Trung Quốc nếu không đăng ký chuyển vùng. Tuy nhiên dù cước chuyển vùng đã giảm nhiều nhưng vẫn rất đắt. Chỉ một tin nhắn là bạn mất tiền. Thường thì chẳng ai dùng chuyển vùng tại Trung Quốc cả.
Để tiện lợi khi du lịch, nên người Việt ai cũng mua sim Trung Quốc để sử dụng. Khi có sẵn 4G thì bạn làm gì cũng dễ dàng cả. Bạn không cần phải biết tiếng Trung vẫn du lịch thuận lợi, thoải mái.
Trung Quốc có 3 nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Unicom, China Telecom.
2. INTERNET
Cả 3 nhà mạng là China Mobile, China Unicom, China Telecom đều được nhà nước sở hữu và kiểm soát. China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất. Tuy nhiên sim của nhà mạng này chỉ có tốc độ EDGE (tối đa 320 kb/giây). Bạn chỉ có thể dùng những nhu cầu cơ bản nhưng không gọi điện qua Internet được. Tốt nhất bạn nên dùng sim 3G/4G của China Unicom để đáp ứng được các nhu cầu vào mạng.
4. Tiền tệ
1. MỨC TIÊU THỤ
Một kỳ nghỉ tới Chiết Giang trong một tuần thường có giá khoảng 1.635 tệ cho một người. Vì vậy, một chuyến đi đến Chiết Giang cho hai người có giá khoảng 26 3.269 tệ trong một tuần. Một chuyến đi trong hai tuần cho hai người có giá ¥ 6.538 ở Chiết Giang.
2. ĐỔI TIỀN
Bạn có thể chuyển đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam bằng cách đến các tiệm vàng hoặc những cửa hàng chuyên đổi tiền như tại Hà Nội thì bạn có thể đến phố Hà Trung, còn nếu như ở TPHCM thì bạn có thể đến các tiệm vàng trên đường Lê Văn Sỹ, Lê Thánh Tông,…
3. THẺ TÍNH DỤNG
Tất cả các thẻ tính dụng thanh toán quốc tế đều được chấp nhận ở Bắc Kinh.
5. Ẩm thực
1. ẨM THỰC
Các món ăn nổi tiếng của Chiết Giang bao gồm Cá hồ Tây trong nước sốt giấm, tôm chiên với trà Long Tỉnh, thịt lợn Dongpo, măng om, chả đậu xào nhồi với thịt băm nhỏ, v.v.
6. Lễ Hội
1. LỄ HỘI
Tết trung thu
Tết nguyên đán
Tết nguyên tiêu
7. Lời khuyên
1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP
Tuần tra: 110
Giao thông: 122
Y tế: 120
Cứu hỏa: 119
999 cho bất kì 3 dịch vụ trên ở các thành phố lớn (vd: Bắc Kinh và Thượng Hải, với 120. 999 là sở hữu riêng và 120 là của nhà nước.).
2. Y TẾ
Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.