Bắc Kinh
mask
Đã đi
Sắp đi
125 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Bắc Kinh

Bắc Kinh là thủ đô Trung Quốc và cũng được coi là "trái tim" của quốc gia với muôn vàn những truyền thống văn hoá – lịch sử phong phú và đặc sắc. Du lịch Bắc Kinh, du khách sẽ không ngừng ngỡ ngàng và kinh ngạc bởi sự giao thoa hoà quyện xen lẫn hiện đại – truyền thống giữa lòng trung tâm thủ đô. Từ cố cung tráng lệ nguy nga đến các con phố nhỏ lót gạch nhuốm màu sắc cổ kính hay những bức tường thành vững chãi, sừng sững bên bạt ngàn đồi núi cho tới các khu mua sắm, toà nhà hiện đại bậc nhất thế giới.

Giới thiệu Bắc Kinh

Bắc Kinh là thủ đô chính thức và tọa lạc tại phía Bắc của Trung Quốc, gồm 14 quận huyện nội thị và cận nội thị cùng 2 huyện nông thôn. Đây là một trong những thành phố trung tâm đông dân cư nhất và là nơi có đông tỉ phú nhất thế giới. Bắc Kinh có mạng lưới giao thông cực kỳ phát triển với cao tốc, tàu điện ngầm, phi trường xây rất hiện đại. Ngoài những sự tiên tiến, hiện đại trên, Trung Quốc còn được biết đến là nơi có nền văn hóa phong phú và đồ sộ nhất trên thế giới, với bề dày lịch sử kiêu hùng cùng những bảo vật văn hóa có niên đại nghìn năm lịch sử. Hàng năm, nơi đây đã đón tiếp cả ngàn lượt du khách về đây tìm hiểu và tham quan các địa danh văn hóa - lịch sử.

Nguồn gốc tên gọi Bắc Kinh

Trước khi có tên gọi Bắc Kinh

Bắc Kinh có một lịch sử lâu dài với tư cách là một đô thị và từng được gọi với nhiều tên khác nhau như Ji (Hàm), Beiping (Bắc Bình), Nanjing (Nam Kinh), Zhongdu (Trung Đô), Daidu (Đại Đô), Beijing (Bắc Kinh).

Ở Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh đã có nhiều lần phải đổi tên lại mới có được tên chính thức là Bắc Kinh sau này. Giữa thời kỳ khoảng từ 1368 – 1405, và sau đó là một lần nữa đổi tên là vào khoảng 1928 – 1949, thành phố của Trung Hoa đại lục này có tên là Bắc Bình (Beiping), có ý nghĩa là "hoà bình phía Bắc" hay có nghĩa khác là "bình định phía Bắc".

Tên gọi Bắc Kinh

Bắc Kinh có hàm nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", nó phù hợp với quan niệm truyền thống thông thường của các nước đồng văn: Nhật - Việt - Trung - Hàn khi kinh đô đã được mang tên theo chính nó. Các kinh đô khác cũng có cái tên tương ứng như vậy, chẳng hạn như là Nam Kinh có nghĩa là "Kinh đô phía Nam" bởi vì nơi đây từng là kinh đô của các triều đại phong kiến Trung Hoa giống như Bắc Kinh. "Đông Kinh" theo tiếng Trung là thủ đô ngày xưa của Nhật Bản, nay là Kyoto. Ngoài ra, Đông Kinh còn có nghĩa là" Kinh đô phía Đông" để ý chỉ kinh đô xưa kia ở Việt Nam, nay là thủ đô Hà Nội. Tây Kinh nghĩa là" Kinh đô phía tây ", ngày nay là Lạc Dương.

Lịch sử Bắc Kinh

Bắc Kinh là trung tâm lịch sử - văn hóa - kiến trúc- tôn giáo lừng danh thế giới. Theo tư liệu cổ về nơi đây thì Bắc Kinh đã ra cho đến ngày ngày nay là khoảng 3.000 năm lịch sử, dưới thời triều đại nhà Yên. Đây là thủ đô của 6 triều đại phong kiến, gồm các triều đại lớn và hùng mạnh như: triều đại nhà Nguyên (1271-1368), triều đại nhà Minh (1421-1644), triều đại nhà Mãn Thanh (1644-1911),... Từ năm 1949, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa thành lập, Bắc kinh cũng được chọn là thủ đô, trung tâm đầu não của cả nước.

Bắc Kinh thời kỳ hồng hoang cổ đại

Vào thời kỳ hồng hoang cổ đại, từ 600.000 - 700.000 năm trước kia, tổ tiên cha ông người Trung Hoa - "Người Bắc Kinh" - đã sinh sống tại nơi này. Họ sáng lập ra nền văn minh Trung Hoa, và nơi đây trở thành một trong những nơi khai sinh ra nền văn hoá của người Trung Hoa.

Bắc Kinh thời kỳ phong kiến

Tên gọi Bắc Kinh là có sau này, trước đó, nơi đây có tên gọi đầu tiên và cổ nhất là Kế. Thế kỷ XI TCN, nước Kế được xem là một trong những nước chư hầu của nhà Chu ở phía Bắc Trung Hoa cổ. Giữa thời kỳ Xuân Thu chiến quốc, nước Kế đã bị một nước chư hầu nữa ở phía Tây Nam Trung Hoa cổ là nước Yên đến xâm chiếm và thống trị, dời đô đến Kế Thành. Mãi cho đến năm 226 TCN, nước Yên bị nhà Tần đánh bại và thôn tính lại.

Năm 938, Kế Thành trở thành cố đô mới của nước Liêu – một nhà nước do người Khiết Đan (một bộ tộc du mục thiểu số đã từng tồn tại ở vùng Trung và Bắc Á và đã đến sống ở vùng Đông Bắc Trung Hoa) sáng lập, tên là Thịnh Kinh. Hơn một trăm năm sau nữa, nhà Kim – một nhà nước do tộc người Mãn Châu (Nữ Chân) sáng lập nhằm mục đích là lật đổ triều Liêu, đã dời đô về Thịnh Kinh vào khoảng năm 1153, đổi niên hiệu thành Trung Đô.

Năm 1214, nhà Kim đã dời đô đến vùng đất Biện Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam) nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược của người Mông Cổ. Một năm sau nữa, người Mông Cổ đã chiếm đóng Trung Đô. Đến năm 1271, Hốt Tất Liệt trở thành vua tại Trung Đô, thành lập đế quốc Mông Cổ hùng mạnh, vang danh tứ phương. Năm 1276, kinh thành được xây dựng lại và đây cũng là kinh đô Đại Đô của đế chế nhà Nguyên, được nhà lữ hành Marco Polo người Italia ca ngợi là "kỳ quan không kinh đô nào so sánh nổi". Từ đấy, Bắc Kinh đã thay vị trí các cố đô Trường An, Lạc Dương, Biện Lương, thành kinh đô quyền lực nhất của Trung Quốc, liên tiếp qua hai triều đại Minh, Thanh kế tiếp.

Bắc Kinh sau thời kỳ phong kiến cho đến nay

Ngày 10-10-1911, cách mạng tư sản Trung Quốc bùng nổ trên khắp toàn lãnh thổ, triều Thanh cáo chung, Bắc Kinh chấm dứt lịch sử là cố đô phong kiến của mình. Trong khoảng 30 năm tiếp theo nữa, Bắc Kinh vẫn là trung tâm của những cuộc nội chiến với nhiều phe đối lập và bị Nhật Bản chiếm đóng.

Ngày 01-10-1949, nhà nước CHND Trung Hoa hình thành, Bắc Kinh mở thêm trang lịch sử mới trở thành thủ đô, trung tâm đầu não của nhà nước Trung Hoa mới. Bắc Kinh - cố đô của nhiều triều đại phong kiến, thủ đô của Trung Quốc hiện nay là sự kết tinh của lịch sử và văn hoá Trung Quốc từ hàng ngàn năm.

Chính vì bề dày lịch sử vẻ vang, oai liệt như thế mà cho đến ngày nay, Bắc Kinh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng nổi bật với 42 di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia cùng với 6 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận. Nhiều địa điểm nổi tiếng hấp dẫn khách tham quan cũng là điều giúp cho du lịch Trung Quốc nói chung và du lịch Bắc Kinh nói riêng trở thành nơi du lịch của lịch sử văn minh.

Địa lý và phạm vi lãnh thổ Bắc Kinh

Địa lý Bắc Kinh

Điểm nhấn chính ở nơi đây chính là vùng đô thị Bắc Kinh, nơi được bao trọn bởi các vùng đồi núi từ phía Tây, phía Bắc và phía Đông bắc và cùng với đó là vùng châu thổ đồng bằng được mở rộng ở phía Nam và Đông Nam nơi đây. Phần lớn diện tích còn lại ở khu vực ngoại ô đô thị là đồi núi, với độ cao trung bình từ khoảng 1.000 đến 1.500m trên mực nước biển. Điểm cao nhất của Bắc Kinh là 2.303m trên mực nước biển.

Năm con sông lớn nhất ở Bắc Kinh, chảy từ phía đằng Tây qua đằng Đông, bao gồm: sông Vĩnh Định, sông Vận Kế, sông Cự Mã, sông Triều Bạch và con sông Bắc Vận. Các con sông phần lớn được xuất phát tại cao nguyên Mông Cổ, chảy quanh những ngọn núi tại phía Tây và phía Bắc của thành phố,  xuống đến thung lũng phía Đông Nam rồi chảy vào Hải Hà - con sông chảy thẳng ra phía biển Bột Hải. Ngoài những con sông chính, Bắc Kinh còn dựa khá lớn vào nguồn nước từ ba hồ chứa nước lớn bên dưới các dãy núi lân cận.

Phạm vi lãnh thổ

Bắc Kinh nằm gói gọn trong tỉnh Hà Bắc cùng với phía Đông Nam giáp với thành phố Thiên Tân nhộn nhịp, sầm uất không kém cạnh. Bắc Kinh ngày nay được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 14 quận và 2 huyện ngoại thành. Bao gồm:

  • Trung tâm nội đô: Hai khu trung tâm là quận Đông Thành và quận Tây Thành đều ở bên trong hoặc ngay trên đường vành đai 2. Hai quận này chính là vị trí của tường thành cổ Bắc Kinh. Đây cũng là nơi du khách sẽ thấy hầu hết đa số các địa điểm du lịch, tham quan, vui chơi giải trí và còn là trung tâm ẩm thực, mua sắm của Bắc Kinh.
  • Vùng cận nội đô: Bốn quận kế tiếp là: quận Thạch Cẩm Sơn, quận Triều Dương, quận Hải Điến cùng quận Phong Đài cũng nằm tương đối sát các quận trung tâm. Các quận trên cũng có thể coi là khu vực nội thành nhưng ngoại ô. Tại những quận trên, du khách sẽ nhìn được các khu làng đại học, những điểm thi đấu Olympic, khu vực tập trung kinh doanh, mua bán và là nơi đặt để những đại hay lãnh sự quán. Ngoài ra, nơi đây còn có phổ biến nhiều sân khấu nghệ thuật và quán bar,....
  • Vùng ngoại ô và nông thôn: Bao gồm 10 quận huyện còn lại, năm khá xa trung tâm nội đô Bắc Kinh: ngoại ô phía Bắc trung tâm (quận Xương Bình, quận Thuận Nghĩa); ngoại ô phía Đông trung tâm (quận Thông Châu); ngoại ô phía Tây và Nam trung tâm (quận Môn Đầu Cấu, quận Phòng Sơn, quận Đại Hưng); vùng nông thôn (quận Bình Cốc, quận Hoài Nhu, huyện Diên Khánh và huyện Mật Vân.

Khí hậu ở Bắc Kinh

Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm do ảnh hưởng của gió mùa nên nơi tương đối khô, có đặc điểm là mùa hè khá nóng nực và ẩm thấp do phải chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; còn mùa đông thì khá rét buốt và khô do chịu ảnh hưởng bởi áp cao Xibia. Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải chịu đựng những đợt gió thổi từ sa mạc Gobi xuyên qua cao nguyên Mông Cổ đến đây thành vùng bão cát lớn, đi cùng theo đó là nhiệt độ tăng một cách nhanh, tuy nhiên rất khô. Mùa thu Bắc Kinh có thể tiếp nhận một lượng mưa phùn nhỏ, tuy nhiên mùa thu có bầu không khí lạnh.

Nhiệt độ trung bình của Bắc Kinh từ -6 đến -8°C (vào khoảng tháng 12, 1) cho đến hơn 33°C (vào khoảng tháng 7, 8). Về lượng mưa, lượng mưa tập trung nhiều nhất ở Bắc Kinh là vào tầm tháng tháng 7 với khoảng 138mm và sẽ giảm dần cho đến tháng 4 năm sau rồi tăng lại. Về độ ẩm giao động từ 80 - 90% vào những tháng mưa nên khá là dễ chịu. Còn vào những tháng cuối đông và đầu xuân, độ ẩm hầu như không có nhiều nên có hơi oi bức một ít. Với tình hình khí hậu này thì Bắc Kinh sẽ dễ dàng phát triển du lịch quan năm bởi khí hậu ở đây tương đối thuận lợi, không bị khắc nghiệt nhiều như ở những vùng khác của Trung Quốc

Thông tin cần biết về Bắc Kinh

  • Diện tích: 16.801,25 km²
  • Dân số: 21.840.000 người (2022)
  • Ngôn ngữ: tiếng Quan thoại
  • Tộc người: Hán, Mãn, Hồi, Mông Cổ,...
  • Tôn giáo: tôn giáo dân gian Trung Hoa, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo,...
  • Múi giờ: UTC+8
  • Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (RMB)
  • Mã điện thoại: 10
  • Giao thông: bên phải

Du lịch Bắc Kinh có gì hay? Có gì hấp dẫn?

Bắc Kinh được hầu hết du khách biết đến là một thủ đô có truyền thống văn hoá – lịch sử phong phú, vẻ vang. Du lịch Bắc Kinh không chỉ hấp dẫn khách du lịch bằng những cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp mà còn thu hút bởi những các công trình kiến trúc truyền thống lịch sử, mang phong cách phương Đông huyền bí và cực kỳ cổ kính. Đặt chân đến Bắc Kinh, chắc hẳn du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi một thành phố nhộn nhịp, phồn hoa nhưng cũng mang trên bản thân mình vẻ cổ xưa riêng biệt mà không một thành phố nào có được.

Con người và văn hóa ở Bắc Kinh

Con người Bắc Kinh

Người dân Bắc Kinh đều coi trọng cái chữ "đại" đối với mọi công việc. "Khí chất" có thể nói là đặc trưng nhất của người Bắc Kinh. Lối sống của họ thường có chữ "đại ", chữ "lớn": làm việc đại sự, bàn chuyện đại sự, ăn nói to lớn, bàn luận việc lớn và ngay cả  thưởng trà, họ cũng rất thích một "bát trà lớn." Họ không để tâm vào các chuyện nhỏ nhặt nữa, cái họ muốn là trở thành "đại gia" hay là một "ông lớn", và quan trọng nhất là trở thành "quan lớn". Chính vì thế mới có người nhận xét rằng "Anh không nghĩ bạn là một quan nhỏ nếu bạn không đến Bắc Kinh".

Bắc Kinh là trung tâm của văn hoá, con người, luôn tập trung vào phát triển mối liên hệ của những con người với nhau. Trong đám đông, người Bắc Kinh giữ tư cách như một trung tâm kết nối, chỉ cần có người Bắc Kinh, sẽ có cách ứng xử rất lịch thiệp và hoà nhã để gắn kết mọi người lại với nhau. Người Bắc Kinh đối với công việc luôn tận tình chu đáo và luôn coi trọng giữa việc lớn hay cả việc bé. 

Tóm lại, người Bắc Kinh sống rất thanh thản với đời, họ không tự mãn, cũng không kiêu căng. Người Bắc Kinh có dũng khí và sẵn sàng đấu tranh với nghịch cảnh. Người Bắc Kinh còn có tính  chính trực, công minh và có trách nhiệm với cộng đồng; tinh thần của người Bắc Kinh thực sự vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Văn hóa Bắc Kinh

  • Văn hóa nghệ thuật (Kinh kịch)

Kinh kịch hay còn có cách đọc khác là hí kịch, là một thể loại nghệ thuật dân gian lâu đời của Trung Quốc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Kinh kịch đã bắt đầu xuất hiện và phổ biến rộng rãi ở vùng Bắc Kinh dưới thời hoàng đế Càn Long của triều nhà Mãn Thanh. Có thể thấy rằng, kinh kịch là sự pha trộn của Huy kịch cùng Hán kịch. Kinh kịch được kế thừa từ những truyền thống văn hoá dân gian thời xa xưa như tuồng. Đây là hình thức văn nghệ tổng hợp, được pha trộn giữa sự thống nhất của "Hát, nói, vũ đạo, võ thuật, nhảy múa". Ý nghĩa sâu xa là kể lại những câu chuyện dân gian hay khắc họa nhân vật lịch sử,...

  • Văn hóa ẩm thực Bắc Kinh (Ẩm thực cung đình)

Ẩm thực Bắc Kinh là sự pha trộn của những món ăn truyền thống, món ăn halal và cả món ăn cung đình. Nó có vị đậm trong nhiều kiểu chế biến, đa dạng món ăn, bốn mùa rõ ràng, hài hoà và đặc biệt nghệ thuật nấu ăn: om, xào, hấp, chiên và hầm. Nguyên nhân chủ yếu tạo thành sự độc đáo của ẩm thực Bắc Kinh là vì Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc và quy tụ đông đảo những đầu bếp ưu tú. Các đầu bếp, nhà ẩm thực ở tất cả mọi miền Trung Quốc tụ hội tại Bắc Kinh, chuyên phục vụ những món ăn đến từ khắp nơi trên thế giới.

Riêng với ẩm thực cung đình lại có một chỗ đứng đặc biệt đối với văn hoá ẩm thực Bắc Kinh. Những nguyên vật liệu quý hiếm, hương vị tinh tế, tên gọi thanh tao, tô đậm nét sự lãng mạn và tao nhã. Các món ăn trong hoàng cung ngày nay chủ yếu là những món ăn từ thời nhà Minh và nhà Thanh. Các món ăn nổi bật bao gồm: vịt quay Bắc Kinh, phục linh giáp bính, cá lăng chiên, cá chuối vàng tuyết,...

Lễ hội ở Bắc Kinh

Bắc Kinh vừa là trung tâm kinh tế tài chính đầu não của đất nước và cũng là nơi có bề dày văn hóa lẫn lịch sử vô cùng đặc sắc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tại Bắc Kinh sẽ có khá nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa được tổ chức mỗi năm. Nếu đến du lịch Bắc Kinh trúng mùa lễ hội, du khách sẽ có dịp được trải nghiệm một trong các lễ hội nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Tết Nguyên Đán ở Bắc Kinh

Thời gian: 30 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng;

Tương tự với ngày tết cổ truyền ở Việt Nam, ngày tết ở Trung Quốc cũng là dịp để cho các đại gia đình đoàn tụ sum vầy, cùng nhau sửa soạn quét dọn nhà cửa và trang hoàng đón năm mới. Hầu hết nhà cửa sẽ trang hoàng với gam màu đỏ chủ đạo, tượng trưng cho việc may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Ngoài những chương trình bắn pháo và biểu diễn nghệ thuật mừng năm mới, đến với Bắc Kinh dịp tết bạn sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động, nổi bật là hội chợ đền được tổ chức và bày bán tại tất cả các mặt hàng sản phẩm ở các quận Bắc Kinh. Các chương trình nghệ thuật đậm tính dân gian bao gồm biểu diễn lân sư rồng, những chương trình ẩm thực và thủ công cổ truyền, những trò dân gian cùng cơ hội để trải nghiệm những món ngon đặc trưng của Trung Quốc chỉ có trong dịp Tết Nguyên đán.

Lễ hội cháo cầu may Laba

Thời gian: ngày thứ 8 của tháng Chạp;

Tương truyền, cội nguồn lễ hội có xuất phát từ Ấn Độ: Trên đường Thích Ca Mâu Ni đi tìm cõi giác ngộ, Ngài đã đói cùng mỏi mệt và đã phải nghỉ ngơi bên bờ sông. Một cô gái chăn dê trông thấy và đã san sẻ với Ngài thức ăn của mình - đó là bát cháo trắng nấu bằng gạo và đậu. Sau đấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có thể tiếp tục cuộc hành trình và hướng tới sự giác ngộ. Cũng từ ấy, các nhà sư sẽ nấu cháo gạo vào buổi tối ngày hôm trước để chuẩn bị cho lễ hội ngay ngày hôm sau.

Từ "La" có nghĩa là "tháng âm lịch cuối cùng (tức là tháng Chạp)" và từ "Ba" có nghĩa là số "tám". Nó là lễ hội mở màn cho các hoạt động đón Tết của người Trung Hoa. Người Trung Hoa tin rằng món cháo Laba sẽ mang lại cho mọi người nhiều điều may mắn, lộc tài và mùa vụ bội thu trong năm tới và nó cũng rất bổ dưỡng. Cháo Laba được nấu với gạo, đậu đậu đỏ, các loại hạt khác và rau củ,... Hương vị của cháo cực kỳ cuốn hút. Khi thưởng thức món cháo, du khách sẽ cảm nhận ngay hương vị cực kỳ thơm ngon và dễ ăn của món cháo sệt này.

Lễ hội hoa tháng 5

Thời gian: từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5;

Bởi thời tiết mùa xuân tại Bắc Kinh sẽ thường hay rét dài, rét muộn nên các vườn hoa tại thủ đô Trung Quốc sẽ nở rộ trễ hơn thông lệ. Cho nên vào tháng 5 mỗi năm, du khách hoàn toàn có thể thưởng lãm các festival hoa xuân nở rộ tại Bắc Kinh với những loài hoa rực rỡ muôn sắc, muôn hương: hoa tulip, mẫu đơn, đinh hương. Triển lãm hoa tulip tại công viên Trung Sơn được mở cửa từ hôm 15/4 tới 10/5, giới thiệu 70 giống hoa tulip khác nhau với hơn trăm nghìn bông hoa đua sắc khoe hương. Triển lãm nghệ thuật hoa mẫu đơn tại công viên Kinh Sơn được kéo dài tới hết tháng 5. Nơi đây có khoảng 40.000 đóa hoa nở rộ trong cả mùa xuân. Tới đền Jietai vào tháng 5, du khách sẽ được đắm chìm cùng hội hoa đinh hương. Ngoài việc chiêm ngưỡng hoa, du khách cũng nên tham gia các lễ hội truyền thống khác như lê cầu mùa, đánh trống rước may mắn,...

Ẩm thực tại Bắc Kinh

Những món ẩm thực ở Bắc Kinh đã và đang thu hút rất đông đảo khách du lịch cùng những người yêu thích ẩm thực ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chính vì sự phong phú và đặc sắc trong từng món ăn cho nên Bắc Kinh được gọi là "thành phố ẩm thực" lớn và lâu đời thứ tám trên thế giới, với một nền văn hoá ẩm thực độc đáo cùng tràn đầy sức sống từ màu sắc đến khẩu vị. Cho dù đó là ẩm thực Bắc Kinh cổ xưa hay ẩm thực Bắc Kinh ngày nay, nó vẫn thu hút khách du lịch cùng những người yêu thích ẩm thực từ bốn bể năm châu.

Vịt quay Bắc Kinh

Nhắc đến Bắc Kinh chắc chắn không ai là không nhớ về món vịt quay trứ danh này. Món thịt quay được làm rất cầu kỳ và tinh tế một cách tỉ mẩn. Một con vịt quay phải cắt ra khoảng 120 miếng nhỏ. Mỗi phần cần có đầy đủ 3 phần là da, thịt vịt và phần da lẫn nạc. Thịt vịt vừa quay xong có phần da ở giữa giòn tan, màu sắc vàng ươm. Phần thịt nạc ở giữa ăn không sợ bị bở hay khô mà phần thịt vịt lại mềm mại vì duy trì đủ ẩm. Phần nước chấm vừa thơm, vừa ngọt cũng là một điểm nhấn cực độc đáo của món ăn này.

Nước chấm có thể phân chia thành từng phần hoặc pha theo từng phần riêng biệt như tỏi pha đường cát hay xì dầu. Để giảm bớt ngấy thì du khách cũng có thể ăn cùng thịt vịt với những món rau thơm. Vịt quay Bắc Kinh chắc hẳn là một món ăn đặc sản mà du khách không thể nào bỏ sót nếu muốn du ngoạn đến thành phố nổi tiếng Bắc Kinh.

Kẹo hồ lô

Nếu như ai đã theo dõi những tập phim truyền hình Trung Quốc chắc hẳn sẽ không thấy gì lạ lẫm với loại kẹo hồ lô có hình dáng đẹp mắt cùng mùi vị ngon ngọt. Thực chất kẹo hồ lô chính là những trái táo loại nhỏ, được nấu bên trong nước cốt đường phèn. Ban đầu tạo hình của hồ lô gồm có 2 quả nhỏ, 1 trái lớn bên trên còn 1 trái bé phía dưới. Lâu dần, với năm tháng, dần dần người Bắc Kinh đã chế biến món kẹo hồ lô với đầy đủ những loại trái cây và mùi vị khác nhau.

Nếu các bạn có cơ hội đến Bắc Kinh, sẽ thấy kẹo hồ lô ngày nay được bán với đủ loại, hương vị khác nhau từ trái quýt vàng, dẻ cười, lớp vỏ bao bọc bên ngoài cũng được làm từ với kiwi, dâu, đôi khi là kẹo socola,...

Mì Zha Jiang Mian

Ở Trung Quốc, cụ thể là tại Bắc Kinh nổi danh với nhiều những loại mì khác nhau. Tuy nhiên thì món Zha Jiang Mian lại là một món mì nổi tiếng và được ưa chuộng của nhiều người khách nước ngoài nhất. Cách làm của mì khá giản đơn nhưng thể hiện sự riêng biệt nhờ nước sốt độc đáo, đặc sắc tại nơi đây. Mì sau khi đã luộc chín sẽ đổ vào chiếc bát lớn, sau đó cho vào một loại sốt đặc biệt làm với thịt heo xay, trộn với rau và các loại gia vị.

Vi cá mập om

Đây là món ăn thường thấy trong nhà hàng chính lớn của Bắc Kinh và còn là món ăn chính thống trong danh sách những món đặc sản ở Bắc Kinh, còn gọi là vi cá mập om vàng. Nghe vi cá mập giống một thứ gì đấy rất là xa xỉ. Thực chất, vi cá mập om vàng là món ăn nằm trong những món ăn truyền thống dưới triều đình nhà Thanh. Món ăn làm từ vi cá từ thịt của cá mập; thịt có độ mềm, béo, màu sắc trong suốt, vị ngọt,  thơm bùi , cực kỳ dễ chịu. Nhưng hiện nay, vi cá mập om đã dần thay bởi vi cá kho, vị ngon, ngọt, nước sốt đậm nhưng không quá béo.

Sủi cảo hấp

Thêm một món ăn nữa cũng rất quen thuộc tại Bắc Kinh, món bánh sủi cảo này có nhân là bột mì và được nặn thành vòng cung, nhân bánh sủi cảo cũng rất đa dạng tùy thuộc theo khẩu vị và sở trường mỗi người. Loại nhân phổ biến là thịt heo xay nhỏ cùng với hành tây băm hay cà rốt, trứng hoặc nhân tôm thịt. Loại há cảo dành cho người ăn chay chay với nhân là cà rốt, đậu xanh, nấm mèo hay nấm đông cô có vị rất ngọt. Đặc biệt hơn nữa chính là món há cảo nhân thịt cừu tại tiệm của người dân Hồi giáo. Món ăn kèm với nước tương pha chút ớt tươi hoặc giấm cay.

Những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn ở Bắc Kinh

Nhắc đến du lịch Trung Quốc thì không thể nào bỏ qua được du lịch Bắc Kinh. Đây là thủ đô văn hoá, lịch sử, và cũng là nơi có lịch sử văn hoá lâu dài với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn nhiều khách tham quan. Hãy cùng Gody khám phá những điểm đến đã thu hút biết bao du khách khi đã đặt chân đến Bắc Kinh này.

Cố cung Tử Cấm Thành

Địa chỉ: số 4, đường Jingshan Front, quận Đông Thành, Bắc Kinh;

Giờ hoạt động: 8h30 - 16h30

Tử Cấm Thành hay thường còn gọi là Cố Cung là cung điện nguy nga tráng lệ của của triều đình phong kiến Trung Hoa bao gồm 14 vị vua nhà Minh cùng 10 vị vua nhà Thanh. Tổng cộng ngôi Tử Cấm Thành hiện nay có khoảng 9.999 ngôi nhà và mỗi phòng điều đều trang hoàng bằng những pho tượng từ thời kỳ phong kiến. Tử Cấm Thành là di tích lịch sử của Trung Quốc và nằm dưới quyền bảo hộ của chính phủ quốc gia Trung Hoa. Một điểm hết sức độc đáo là kiến trúc sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, một viên tướng người Việt bị bắt giữ lúc nhà Minh xâm chiếm Đại Việt.

Quảng trường Thiên An Môn

Địa chỉ: đường Guangchang, quận Đông Thành, Bắc Kinh;

Giờ hoạt động: cả ngày

Là một trong những biểu tượng, di tích lịch sử của thủ đô Bắc Kinh. Thiên An Môn là một địa điểm tham quan nổi tiếng trên bản đồ du lịch Bắc Kinh mà du khách không thể nào bỏ qua. Thiên An Môn là một quảng trường lịch sử nổi tiếng lấy theo tên của cổng Bắc Tử Cống Thành. Nơi đây được bắt đầu xây vào năm 1417, đường đi lại thành hình chữ T, là nơi thường xảy ra những sự kiện quan trọng của nhà nước Trung Quốc cũng như những buổi duyệt, diễu binh long trọng của Quân đội Nhân dân Trung Hoa.

Di Hòa Viên

Địa chỉ: số 19, đường Xinjiangongmen, quận Hải Điến, Bắc Kinh

Giờ hoạt động: 5h đến 18h

Di Hoà Viên được mọi người ví như là "khu vườn tạo cho ta cảm giác ôn hào". Toạ lạc cách trung tâm chừng 15km về phía Tây Bắc, Di Hoà Viên là tác phẩm tiêu biểu nhất của mỹ thuật cung đình (vườn hoàng gia) của Trung Quốc với qui mô lớn nhất nhưng cũng mang đến sự tinh xảo hoàn mỹ về phương diện kiến trúc với kết cấu phức tạp và tuân thủ theo các quy tắc phong thuỷ nghiêm ngặt nhất. Di Hoà Viên được hợp thành bởi hai khu vực lớn là núi Vạn Thọ cùng hồ Côn Minh. Tổng số những kiến trúc của Di Hoà Viên là 3000 gian và được chia làm ba khu chủ yếu: khu làm việc, nơi nghỉ ngơi, cùng khu vườn thự uyển.

Vạn Lý Trường Thành

Địa chỉ: quận Hải Nhu, Bắc Kinh;

Giờ hoạt động: 9h đến 16h30

Được xây bằng cả triệu nhân lực cũng như là nơi trải qua qua nhiều trận đánh, Vạn Lý Trường Thành luôn còn đấy, nguyên vẹn cho tận bây giờ và xứng là một trong các công trình kỳ vĩ nhất của thế giới. Mặc dù, có khá đông khách du lịch viếng thăm mỗi năm, tuy nhiên cho tới ngày nay, niên đại và nguyên nhân xuất hiện thật sự của nó vẫn còn là điều nghi hoặc. Bằng việc quay ngược lịch sử, tìm hiểu về cấu trúc và thu thập những chứng cứ, tài liệu, những nhà nghiên cứu đã và đang nỗ lực giải mã các bí hiểm quanh công trình vĩ đại trên.

Thiên Đàn

Địa chỉ: số 1, đường Tiantan E, quận Đông Thành, Bắc Kinh

Giờ hoạt động: 6h đến 20h

Thiên Đàn được thiết kế với tổng diện tích lên đến 2 triệu 7 trăm mét vuông. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được tồn tại và bảo vệ nguyên vẹn ở Trung Quốc. Công trình còn tạo dấu ấn đối với công chúng về nền văn hoá kiến trúc cổ xưa được xây dựng dựa trên tư tưởng triết học Trung Hoa bao gồm 2 đàn lớn là Đàn Viên Khâu và Đàn Kỳ Cốc nằm trên một khu đất rộng mặt hình tròn. Thiên Đàn được thiết kế theo kiến trúc Trung Quốc cổ theo nguyên tắc đất vuông trời tròn. Do đó, phía Nam Thiên Đàn xây dựng quanh những vách tường vuông vức còn phía Bắc Thiên Đàn được xây dựng vây quanh những vách tường hình tròn, đại diện giữa trời và đất.

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành. Đỉnh của Vạn Thọ Sơn thuộc Di Hòa Viên có độ cao 109 mét (358 ft). Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Ở phía Bắc Trung Quốc, mùa đông lạnh, mùa hè ấm áp, gió mùa ẩm ướt (80% lượng mưa Trung Quốc xảy ra vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 10, chủ yếu ở các vùng phía nam). Tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm tốt để đến thăm trung tâm và miền bắc Trung Quốc và mùa xuân, mùa thu là những tháng tốt nhất để đi du lịch ở miền Nam Trung Quốc.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Thiên An Môn Thiên Đàn Nhà hát lớn quốc gia Sân vận động quốc gia Bắc Kinh

4. VĂN HÓA

Kinh kịch là một thể loại kịch nghệ truyền thống được biết đến khắp Trung Quốc. Kinh kịch thường được tán dương là một trong các thành tựu lớn nhất của văn hóa Trung Quốc. Thể loại kịch nghệ này được biểu diễn với việc kết hợp điệu hát, đối thoại, và hành động theo quy luật liên quan đến cử chỉ, chuyển động, chiến đấu và nhào lộn. Kinh kịch phần lớn được biểu diễn bằng cổ ngữ, khá khác so với phương ngữ Bắc Kinh hiện nay.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Bus Taxi MRT

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Du khách có thể di chuyển từ thành phố Bắc Kinh đến các thành phố và các tỉnh lân cận bằng đường bộ như bus, xe khách, tàu điện, tàu hỏa... Hoặc xa hơn có thể dùng máy bay để di chuyển.

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Cả 3 nhà mạng là China Mobile, China Unicom, China Telecom đều được nhà nước sở hữu và kiểm soát. China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất. Tuy nhiên sim của nhà mạng này chỉ có tốc độ EDGE (tối đa 320 kb/giây). Bạn chỉ có thể dùng những nhu cầu cơ bản nhưng không gọi điện qua Internet được. Tốt nhất bạn nên dùng sim 3G/4G của China Unicom để đáp ứng được các nhu cầu vào mạng.

2. MẠNG

Sim Việt Nam không dùng được tại Trung Quốc nếu không đăng ký chuyển vùng. Tuy nhiên dù cước chuyển vùng đã giảm nhiều nhưng vẫn rất đắt. Chỉ một tin nhắn là bạn mất tiền. Thường thì chẳng ai dùng chuyển vùng tại Trung Quốc cả. Để tiện lợi khi du lịch, nên người Việt ai cũng mua sim Trung Quốc để sử dụng. Khi có sẵn 4G thì bạn làm gì cũng dễ dàng cả. Bạn không cần phải biết tiếng Trung vẫn du lịch thuận lợi, thoải mái. Trung Quốc có 3 nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Unicom, China Telecom.

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Tất cả các thẻ tính dụng thanh toán quốc tế đều được chấp nhận ở Bắc Kinh.

2. MỨC TIÊU THỤ

Không có thông tin.

3. ĐỔI TIỀN

Bạn có thể chuyển đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam bằng cách đến các tiệm vàng hoặc những cửa hàng chuyên đổi tiền như tại Hà Nội thì bạn có thể đến phố Hà Trung, còn nếu như ở TPHCM thì bạn có thể đến các tiệm vàng trên đường Lê Văn Sỹ, Lê Thánh Tông,…

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Vịt quay Bắc Kinh. ... Mì Zha Jiang. ... Sủi cảo hấp. ... Mì hoành thánh. ... Thịt hầm nhừ ... Đậu phụ thối. ... Gà Công Bảo. ... Bánh kẹp thịt.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Tết trung thu Tết nguyên đán Tết nguyên tiêu Lễ hội đèn lồng ở tử cấm thành

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Tuần tra: 110 Giao thông: 122 Y tế: 120 Cứu hỏa: 119 999 cho bất kì 3 dịch vụ trên ở các thành phố lớn (vd: Bắc Kinh và Thượng Hải, với 120. 999 là sở hữu riêng và 120 là của nhà nước.).

2. Y TẾ

Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 21/03/2024