Nhật Bản
mask
Đã đi
Sắp đi
4,070 Gody-er đã đến

Nhật Bản

Là một trong số các quốc gia phát triển vô cùng hiện đại nhưng người Nhật vẫn giữ gìn nền văn hóa, lịch sử truyền thống từ bao đời nay. Du khách sẽ được chứng kiến nhiều lễ hội hoành tráng, những ngôi đền linh thiêng và toà lâu đài cổ kính. Ngoài ra, người Nhật còn biết các quảng bá hình ảnh biểu tượng văn hóa của đất nước như hoa anh đào, núi Phú Sĩ, võ sĩ Samurai,…Không chỉ có thế mà cảnh quan ở Nhật cũng rất đa dạng từ đỉnh núi tuyết trắng, dòng suối chảy ầm ầm đến cánh đồng cỏ xanh rì, mặt hồ phẳng lặng. Hình ảnh ngôi đền linh thiêng nằm giữa mặt hồ êm đềm, trên đỉnh núi hoang vắng hay giữa cánh đồng hoa rực rỡ luôn gây ấn tượng mạnh với du khách khi du lịch Nhật Bản.

Giới thiệu về Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Quốc gia này có vị trí nằm bên rìa phía Đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía Tây thì giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía Bắc là giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk còn phía Nam thì giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông. Nhật Bản là quốc gia đông thứ 11 thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia có mật độ dân số, đô thị hóa cao nhất cũng như phát triển nền kinh tế mạnh mẽ trên thế giới

Vì sao có tên gọi là Nhật Bản?

Trước khi “Nhật Bản”trở thành tên gọi chính thức thì còn có tên gọi là “倭 - Oa hoặc là 倭国 - đọc là Yamato, nghĩa là Oa Quốc. Đây là tên gọi mà nước Trung Hoa xưa dùng để nói đến một nhóm dân tộc thiểu số sinh sống ở Nhật Bản trong thời kỳ Tam Quốc. Tên gọi Nhật Bản trong tiếng Nhật được viết bằng chữ Kanji là 日本, phát âm là Nippon hoặc Nihon. Hai chữ “Nhật Bản - 日本” dịch nghĩa là "cội nguồn của mặt trời", đây cũng chính là lý do xuất hiện biệt danh "Đất nước mặt trời mọc" mà nhiều người hay gọi khi nói về nước Nhật. Còn về cách đọc thì Nippon thường sử dụng chính thức trên tiền giấy hay là tem bưu chính, trong khi đó Nihon thì được người dân địa phương dùng trong đời sống nhiều hơn, phản ánh sự thay đổi trong âm vị học Nhật Bản thời Edo.

Về cách gọi "Nhật Bản" trong tiếng Anh "Japan" là dựa trên cách phát âm từ “日本” của tiếng Trung Quốc cũng như sự du nhập vào các ngôn ngữ châu Âu qua con đường thương mại. Ngoài ra thì theo tiếng Mã Lai cũ đã gọi Nhật Bản là Japang hoặc Japun, là từ mượn của một phương ngữ ở vùng ven biển phía Nam của Trung Quốc và được những thương nhân Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á đem đến châu Âu vào đầu thế kỉ 16. Phiên bản đầu tiên của tên gọi nước Nhật Bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên xuất hiện trong một cuốn sách xuất bản năm 1577 là từ Giapan, sau đó dần thay đổi thành “Japan” sử dụng đến ngày nay.

Thông tin cần biết về Nhật Bản

  • Tên đầy đủ: Nhật Bản Quốc
  • Thủ đô: Tokyo
  • Diện tích: 377.972,75 km2
  • Dân số: 125,440,000 người
  • Ngôn ngữ: tiếng Nhật
  • Tôn giáo: Thần đạo, Phật giáo,...
  • Múi giờ: UTC+9
  • Mã vùng: +81
  • Tiền tệ: đồng Yên (ký hiệu: JPY)

Du lịch Nhật Bản có gì hay? có gì đẹp?

Nhật Bản là một điểm đến phù hợp cho tất cả đối tượng, dù là người yêu thích sự hiện đại, muốn tìm hiểu về các nét văn hoá truyền thống, thích thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương hay là muốn hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Do đó, các chuyến du lịch Nhật Bản luôn có sức hút khiến du khách mê mẩn và muốn quay trở lại nhiều lần hơn để tìm hiểu thêm nhiều điều tuyệt vời của vùng đất xinh đẹp này.

Lịch sử

Theo tài liệu nghiên cứu thì từ 15.000 năm trước Công Nguyên, đã có con người sinh sống ở Nhật Bản. Vào 13.000 năm trước Công Nguyên thì người Nhật đã biết làm nông nghiệp sơ khai, làm đồ gốm. Từ 8000 năm - 300 năm trước Công Nguyên là thời kỳ văn hoá Jomo, người Nhật biết sử dụng đồ vật kim loại, nấu chín thức ăn, có tín ngưỡng,...Từ thế kỉ III trước Công Nguyên đến thế kỉ III Công nguyên là thời kì văn hóa Yayoi, người Nhật đã biết rèn sắt nhờ tiếp nhận kỹ thuật từ Triều Tiên, Trung Hoa và bắt đầu sống quần cư, xây dựng các công xã với thủ lĩnh đứng đầu.

Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước Nhật Bản đầu tiên xuất hiện và Thần đạo - tôn giáo truyền thống của người Nhật - đã phát triển khắp nơi. Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền đã được thành lập và đóng đô ở Asuka (là nằm gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước cũng đổi thành Nhật Bản và nổi bật là cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng. Từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm giữ sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Vào cuối thời kì này, tầng lớp võ sĩ (samurai) bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với những quý tộc. Đến cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự của nước Nhật do tầng lớp võ sĩ ở Kamakura nắm giữ. Các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên – Mông định xâm lược nước mình vào năm 1271 và 1281. Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật Bản rơi vào tình trạng nội chiến, gọi là Thời kỳ Chiến Quốc. Nhật Bản cũng đem quân tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này nhưng đã thất bại.

Sau đó, nước Nhật chuyển sang thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Trong thời gian đó thì kinh tế, văn hóa và kỹ thuật đều phát triển mạnh mẽ. Đến giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng thì nước Nhật bắt đầu chính sách mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ bị bãi bỏ, quyền lực tập trung tối cao vào tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyoto về Tokyo. Nhật Bản trở thành nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á và bắt đầu xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, Triều Tiên, Trung Quốc (đánh bại nhà Thanh) và đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật. Lúc đó Nhật trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản đứng về phe Hiệp ước nên chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương do chiến thắng. Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đứng về phe với Ý và Đức. Tuy rằng trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ nhưng vào giai đoạn sau thì Nhật Bản dần rơi vào thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài. Nước Mỹ đã phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản và cho tới nay thì Hạm đội 7 Mỹ vẫn đang đóng quân ở đảo Okinawa của Nhật.

Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán cũng như tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật Bản tập trung vào việc phát triển nền kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng có bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn nguyên vẹn. Do đó kinh tế Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Đến cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển. Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản đã ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự của mình trên trường quốc tế. Hiện nay thì Nhật Bản vẫn được xem là một trong những con rồng kinh tế của Châu Á lẫn thế giới.

Địa lý

Đất nước Nhật Bản có tổng cộng khoảng 6852 hòn đảo nằm trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Châu Á với hình dáng giống như con cá ngựa. Lãnh thổ của Nhật Bản thì trải dài hơn 3000 km về phía Đông Bắc - Tây Nam từ Biển Okhotsk đến Biển Hoa Đông. Trong số đó thì có 5 hòn đảo chính của nước Nhật theo chiều từ Bắc đến Nam lần lượt là là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa. Ngoài ra còn có quần đảo Ryukyu, bao gồm cả Okinawa, là một chuỗi đảo nằm ở phía Nam của Kyushu hat quần đảo Nanpō nằm ở phía Nam và phía Đông của các đảo chính ở Nhật thì đều thường được gọi là quần đảo Nhật Bản.

Quần đảo Nhật Bản có tầm 66,4% diện tích là rừng, 12,8% là đất nông nghiệp và 4,8% diện tích là khu dân cư. Những khu vực có địa hình đồi núi hoặc điều kiện hiểm trở sẽ khá ít dân sinh sống. Do đó khu vực sinh sống của người dân Nhật Bản chủ yếu là các vùng ven biển, trong đó đảo Honshu là nơi có mật độ dân số cao nhất còn Hokkaido là nơi có mật độ dân số thấp nhất. Vị trí địa lý của Nhật Bản cũng dễ xảy ra động đất, sóng thần và núi lửa phun trào bởi nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. 

Khí hậu

Vì Nhật Bản trải dài từ đảo cực Bắc của Hokkaido, gần nước Nga cho đến các khu vực cận nhiệt đới thuộc Okinawa nên thời tiết cũng có thay đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác. Khí hậu Nhật Bản chủ yếu là ôn đới tuy nhiên lại có sự khác biệt theo chiều từ Bắc xuống Nam. Ví dụ như là:

  • Ở vùng cực Bắc như Hokkaido thì có khí hậu lục địa ẩm với mùa Đông kéo dài và lạnh lẽo trong khi mùa Hè rất ấm áp và mát mẻ. Lượng mưa qua các mùa trong năm không lớn nhưng mỗi khi vào Đông thì các hòn đảo ở đây thường có tuyết rơi dày. 
  • Còn ở bờ biển phía Tây đảo Honshu thì do ảnh hưởng của gió mùa Đông Tây Bắc khiến cho tuyết rơi dày trong các tháng mùa Đông nhưng vào mùa hè, khu vực này đôi khi có những ngày nhiệt độ cao do ảnh hưởng của hiện tượng foehn. 
  • Vùng Koshin lại có khí hậu lục địa ẩm nội địa và nhiệt độ thường chênh lệch lớn giữa mùa Hè và mùa Đông. Nơi đây còn có những ngọn núi ở vùng Chūgoku và Shikoku che chắn những cơn gió theo mùa giúp mang lại thời tiết ôn hòa quanh năm.
  • Khu vực bờ biển Thái Bình Dương mang đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Vào mùa Đông thì thời tiết ôn hoà hơn nhiều nơi khác còn mùa Hè thì thời tiết thường nóng ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam.

Mỗi khu vực ở Nhật Bản có đặc điểm riêng về thời tiết nhưng nhìn chung thì đất nước này cũng chia thành 4 mùa rõ rệt với các nét đặc trưng nhất định mà du khách đa số đều biết, cụ thể như:

  • Mùa Xuân: được xem là một trong những thời điểm mà du lịch Nhật Bản đông đúc nhất. Hầu hết du khách cũng muốn một lần đặt chân đến nơi đây để chiêm ngưỡng loài hoa anh đào nổi tiếng, là biểu tượng của Nhật Bản. Không chỉ thế mà mùa Xuân còn vô cùng dễ chịu với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. 
  • Mùa Hè: khi những ngày mưa bắt đầu cũng là dấu hiệu báo mùa Hè đang đến. Những ngày hè thì luôn oi bức, nóng nực nên các khu vực mát mẻ như là bãi biển thì luôn đông đúc. Tuy nhiên mùa Hè còn là mùa lễ hội của người Nhật Bản vì có rất nhiều lễ hội tổ chức trong suốt các tháng hè cùng nhiều hoạt động náo nhiệt. Du khách sẽ được chứng kiến các buổi diễu hành hoành tráng, những màn trình diễn bắn pháo hoa lung linh cùng nhiều nét văn hoá truyền thống của người dân Nhật Bản.
  • Mùa Thu: mùa Xuân có hoa anh đào thì mùa Thu không hề kém cạnh với khung cảnh thơ mộng của rừng cây lá vàng lá đỏ. Đặc biệt là bức tranh này sẽ càng quyến rũ hơn khi nổi bật lên đó là hình ảnh những ngôi đền thờ linh thiêng tạo nên bầu không khí trầm mặc cuốn hút đến lạ thường. Thời tiết mùa Thu cũng mát mẻ, rất lý tưởng cho các chuyến tham quan và vui chơi của du khách.
  • Mùa Đông: là thời điểm lạnh lẽo nhất năm và có tuyết rơi trắng xóa. Mùa Đông ở Nhật Bản sẽ thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như trượt tuyết, trượt băng,... Vì thời tiết rất lạnh giá nên du khách nhớ chuẩn bị trang phục ấm đầy đủ khi du lịch Nhật Bản những tháng này.

Văn hóa và con người

Văn hóa Nhật Bản được xem là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời. Trong đó có chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Có khá nhiều môn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản được nhiều du khách nước ngoài biết đến như nghệ thuật cắm hoa ikebana, nghệ thuật xếp giấy origami, làm gốm sứ, các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo,... Ngoài ra còn phải kể đến những nét văn hoá đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Kimono, kiến trúc vườn Nhật và cả ẩm thực. Không chỉ có vậy, nếu như Hàn Quốc có làn sóng Hallyu thì Nhật Bản cũng đã đem Manga và Anime tạo nên sự ảnh hưởng không hề nhỏ. Nhờ sự phát triển như vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển từ thập niên 1980.

Về con người Nhật Bản thì họ luôn có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Người Nhật luôn thích tìm tòi và học hỏi để tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Chính nhờ tinh thần cầu tiến đã làm động lực thúc đẩy giúp đất nước của họ trở thành một nước tiên tiến đứng trong top đầu thế giới. Người Nhật cũng là một dân tộc có tính tập thể cao, gạt bỏ cái tôi vì lợi ích chung, tôn trọng thứ bậc và địa vị trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chữ tín. Nhìn chung thì người Nhật có khá nhiều đức tính tốt mà các dân tộc khác trên thế giới cần học hỏi.

Ẩm thực

Ẩm thực Nhật Bản luôn nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự tinh tế trong cách trang trí cũng như hương vị thơm ngon. Không chỉ gây ấn tượng bởi sự trang trí đẹp mắt, hương vị thơm ngon mà các món ăn Nhật Bản còn khiến thực khách thích thú bởi các triết lý sâu sắc ẩn chứa bên trong. Ví dụ như rượu Sake là dùng để trừ tà và kéo dài tuổi thọ, món tôm Tempura thì chúc trường thọ vì tôm là tượng trưng cho sự trường thọ, món sushi cá tráp biển là để cầu chúc cho sự sung túc thịnh vượng,…

Trong ẩm thực Nhật Bản thì người đầu bếp phải chế biến các món ăn đảm bảo đủ theo nguyên tắc số 5, đó là: 5 màu (trắng, đỏ, vàng, xanh, đen), 5 vị (mặn, chua, ngọt, đắng, cay), 5 phương pháp (hầm, nướng, chiên, hấp, luộc). Ngoài ra, chỉ ngon thôi là chưa đủ mà phải còn được trình bày sao cho đẹp mắt. Vì thế người Nhật hay có câu nói là “ăn bằng mắt”. Có rất nhiều món ăn hấp dẫn mà khi nói về ẩm thực Nhật Bản có lẽ nhiều du khách đều khá quen thuộc như là:

  • Sushi: đây thật sự là món ăn đại diện cho nền ẩm thực Nhật Bản mà bất cứ du khách nào cũng biết và muốn thưởng thức trong chuyến du lịch của mình. Theo đúng nguyên tắc của người Nhật thì muốn Sushi ngon cần dựa vào 2 điều là nguyên liệu thật tươi ngon và kỹ thuật dao của đầu bếp điêu luyện. Cơm để làm Sushi thường được ướp giấm, ép thành từng miếng vừa ăn hoặc cuộn với rong biển. Trên bề mặt sẽ là cá sống, tôm, bạch tuộc, trứng chiên hoặc mực tươi.
  • Sashimi: sẽ có nhiều người hay nhầm món Sashimi với món Sushi vì cả 2 đều sử dụng các nguyên liệu hải sản tươi sống. Tuy nhiên để phân biệt dễ nhất là Sushi thì có kèm theo cơm trắng còn Sashimi chỉ là những lát cá sống, mực sống cuốn rau diếp cá và chấm cùng nước tương, mù tạc, gừng. Trong một bữa tiệc thì Sashimi cũng là món ăn được người Nhật thưởng thức đầu tiên.
  • Món chiên tempura: có nguồn gốc từ thế kỷ 16, món ăn này được làm từ các nguyên liệu đa dạng như tôm, cá tươi theo mùa, nấm, rau củ,... Các nguyên liệu đó sẽ được phủ lớp bột mì rồi đem chiên giòn trong dầu nóng. Hương vị giòn rụm, thơm ngon của từng miếng tempura khiến cho những ai đã từng thưởng thức sẽ không thể quên được. Ngoài ăn riêng thì tempura cũng hay được phục vụ chung với các món cơm hoặc mì.
  • Mì Ramen: là món ăn có nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời Meiji. Cho đến vài thập kỷ gần đây, món mì này trở nên cực kì nổi tiếng, xuất hiện trong cả truyện tranh, phim ảnh, hoạt hình của đất nước Nhật Bản nên giúp cho nhiều du khách quốc tế biết đến nhiều hơn. Sợi mì Ramen khá nhỏ, thường có dạng xoăn hoặc thẳng và ăn kèm các nguyên liệu như: chả cá, thịt heo cắt lát, chả cá. Đa số mỗi vùng miền ở Nhật Bản đều có hương vị mì Ramen của riêng họ.
  • Mì Udon: là một trong các món mì trứ danh của xứ Phù Tang, mì Udon được làm từ bột lúa mì với các sợi mì khá dày và có đường kính khoảng 1 cm. Lúc ban đầu thì mì Udon chỉ đơn giản được ăn với nước dùng, không có thêm bất cứ topping ăn kèm nào khác. Nhưng càng ngày thì người Nhật càng biến tấu thêm nhiều loại mì Udon hơn. Để cho phong phú và đa dạng, họ đã cho thêm tempura, chả cá, hải sản, rau,…vào tô mì Udon khiến tô mì nhìn bắt mắt hơn cũng như hương vị thơm ngon hơn.
  • Mì Soba: Soba là tên gọi tiếng Nhật của kiều mạch. Vì thế món mì Soba chính là nói về những sợi mì mỏng được làm từ bột kiều mạch hoặc là có sự kết hợp của bột kiều mạch và bột mì. Chúng sẽ tương phản với mì udon dày được làm từ lúa mì dày. Cách ăn mì Soba cũng khác lạ, có 2 cách là dùng nóng như món mì nước hoặc ăn lạnh với nước chấm.
  • Bánh ngọt Wagashi: ẩm thực Nhật Bản không chỉ nổi tiếng các món mặn mà còn có nhiều loại bánh ngọt hấp dẫn với tạo hình đẹp mắt. Bánh Wagashi là loại bánh kẹo theo mùa xuất hiện ở Nhật Bản từ rất sớm, với mục đích ban đầu là món ăn để tế thần linh. Mỗi chiếc bánh Wagashi đều có sự hòa hợp của những yếu tố tươi đẹp của đất trời. Trong đó thì phần bột bánh thường được nhuộm màu theo các tháng, các mùa trong năm, hình dạng bánh thì đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (ví dụ hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết...) và đặc biệt phần nhân là đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.

Bên cạnh đó thì còn vô số món ăn khác nữa của ẩm thực Nhật Bản mà du khách có thể thưởng thức. Ghé thăm mỗi vùng miền thì bạn còn có cơ hội tìm kiếm nhiều món ngon khác nhau, như là: bạch tuộc nướng Takoyaki, bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki, lẩu Shabu Shabu, thịt heo chiên xù Tonkatsu, súp Miso, lươn nướng,...

Các địa điểm tham quan

Không chỉ nổi tiếng về những tòa nhà cao chọc trời hay hệ thống công nghệ hiện đại mà Nhật Bản còn làm du khách ấn tượng bởi các nét văn hoá truyền thống cổ xưa vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Để tìm hiểu kĩ hơn về xứ sở hoa anh đào xinh đẹp này thì du khách có thể tham khảo những địa điểm tham quan phổ biến nhất ở Nhật Bản dưới đây như là:

  • Tokyo: là thủ đô Nhật Bản và cũng là thành phố phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Tokyo luôn là điểm dừng chân mà du khách đều muốn ghé thăm khi du lịch Nhật Bản. Thành phố này hội tụ được cả nét đẹp truyền thống xen lẫn sự hiện đại tinh tế. Bạn có thể cảm nhận bầu không khí trang nghiêm tại Hoàng Cung hay chùa Sensoji cổ kính hoặc là sự sôi động đầy náo nhiệt tại các khu phố ở Tokyo như khu Ginza, khu Subuya,...
  • Kyoto: từng là cố đô của Nhật Bản nên Kyoto sẽ hội tụ tất cả những nét đẹp truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Dành cho những du khách nào muốn quay ngược về quá khứ để cảm nhận một Nhật Bản thời xưa thì hãy ghé đến nơi đây. Ngoài các ngôi đền thờ linh thiêng ở Kyoto thì du khách còn vô cùng thích thú với các khu nhà trọ theo phong cách Nhật Bản (Ryokans), các quán trà đạo hay là những kỹ nữ Geisha xinh đẹp dạo bước trên đường phố.
  • Osaka: là thành phố lớn thứ 2 cả nước, Osaka cũng là cái tên được nhiều du khách quốc tế lựa chọn khi ghé thăm Nhật Bản. Không quá hiện đại như Tokyo hay trầm lắng như Kyoto mà Osaka vẫn có sức hút riêng của mình. Đó chính là nhờ nền ẩm thực địa phương độc đáo với vô số món ăn hấp dẫn. Osaka còn được mệnh danh là “nhà bếp quốc dân” của xứ Phù Tang.
  • Nara: có lẽ ít du khách biết rằng Nara chính là thủ đô đầu tiên của nước Nhật, trước cả Kyoto. Vùng đất này là nơi đã sản sinh ra những truyền thống cơ bản, sơ khai của đất nước Nhật Bản. Bên cạnh đó thì thành phố Nara còn rất tự hào khi sở hữu 8 Di sản thế giới được UNESCO công nhận.
  • Hokkaido: nằm ở khu vực phía Bắc nước Nhật, Hokkaido nổi tiếng là nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những ngọn núi lửa sừng sững, dòng suối nước nóng ấm áp và các khu trượt tuyết rộng lớn. Thú vị nhất là lễ hội tuyết Sapporo được tổ chức vào tháng 2 hàng năm, là dịp mà du khách có thể chiêm ngưỡng vô số tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, làm từ băng tuyết.

Ngoài ra thì còn rất nhiều địa danh khác để du khách ghé thăm khi có cơ hội đến với Nhật Bản - xứ sở hoa anh đào, ví dụ: Hiroshima, Okinawa, Nikko, Kamakura, Takayama, Magome,…

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị tại Nhật Bản

Là đất nước mang trong mình nhiều nét độc đáo từ văn hoá, lối sống cho đến những phong tục truyền thống, xứ sở hoa anh đào luôn ẩn chứa rất nhiều sự thú vị dành cho khách du lịch. Không đơn thuần chỉ là tham quan mà sẽ có rất nhiều hoạt động mới mẻ, đặc sắc cũng như độc đáo mà chỉ có trong chuyến du lịch Nhật Bản thì bạn mới có cơ hội trải nghiệm.

Ghé thăm núi Phú Sĩ (Fuji) - niềm tự hào của người Nhật

Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honshu, là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776,24 trên mực nước biển. Đây cũng là là đỉnh núi cao đứng thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và đứng thứ 7 trên thế giới. Núi Phú Sĩ của Nhật Bản là một ngọn núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối cùng vào năm 1707-1708. Với người dân Nhật Bản, ngọn núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trắng trên đỉnh núi suốt quanh năm còn là địa điểm tâm linh, là nơi hành hương và là nguồn cảm hứng nghệ thuật. Vì thế nếu đã có chuyến du lịch Nhật Bản thì du khách đừng bỏ lỡ ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ và nổi tiếng này.

Tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào

Như chúng ta cũng thường nghe Nhật Bản còn có biệt danh là xứ sở hoa anh đào. Loài hoa mỏng manh đầy kiêu sa này được ví von như tính cách dịu dàng nhưng vô cùng mạnh mẽ của người dân của đất nước này. Bắt đầu từ phía Nam và di chuyển dần về phía Bắc, hoa anh đào ở Nhật sẽ nở tầm tháng 3 - tháng 5 tuỳ thuộc vào khu vực. Tuy là ở Châu Á cũng có nhiều nơi để ngắm hoa anh đào nhưng du khách đều thích đến Nhật Bản để không chỉ là ngắm hoa mà còn tận hưởng bầu không khí lễ hội Hanami truyền thống với nhiều hoạt động thú vị.

Tắm suối nước nóng Onsen

Onsen theo tiếng Hán đọc là “Ôn tuyền” nghĩa là suối nước nóng. Như bạn cũng thấy thì Nhật Bản là quốc gia có nhiều ngọn núi lửa và còn nhiều trong số chúng vẫn đang hoạt động. Đó cũng là lý do xứ sở Phù Tang có nhiều khu suối nước nóng Onsen. Những dòng suối nước nóng Onsen có nhiệt độ từ 25°C - 60°C hay có nơi gần 100°C. Do hình thành tự nhiên nên nước khoáng là nguyên chất, rất tốt cho sức khoẻ nên người Nhật đến tắm Onsen là để thư giãn, giải stress và còn chữa bệnh, chăm sóc cơ thể. Để kết thúc một chuyến tham quan cả ngày dài thì khách du lịch cũng vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong làn nước khoáng ấm nóng để thư giãn.

Mặc trang phục Kimono truyền thống của người địa phương

Tương tự như Việt Nam có áo dài hay Hàn Quốc có Hanbok thì Kimono chính là trang phục truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào. Du khách có thể thuê các bộ Kimono để mặc chụp hình chung với các điểm tham quan ở Nhật Bản như là tại các ngôi đền thờ linh thiêng, các tòa lâu đài truyền thống hay là những khu phố cổ. Chắc hẳn bạn sẽ có được một bộ ảnh vô cùng ấn tượng. 

Thưởng thức buổi trình diễn của Geisha

Tại đất nước Nhật Bản, các Geisha chính là biểu tượng của một vẻ đẹp tinh tế và hoàn mỹ. Họ là những người được đào tạo rất đầy đủ về nghệ thuật pha trà, làm thơ, ca hát và viết thư pháp. Nghề Geisha phát triển mạnh mẽ nhất ở Nhật từ cuối thế kỷ 18 đến Chiến tranh Thế giới II. Cho tới hiện tại thì một số nơi vẫn còn gìn giữ nét văn hoá này, tiêu biểu như cố đô Kyoto. Du khách có thể mua vé để xem các buổi biểu diễn Geisha khi du lịch Nhật Bản.

1. Tổng Quan

1. Thời tiết

Nhật Bản là một đất nước đáng ghé thăm quanh năm. Bởi vì hầu hết các vùng của Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt. Trong số đó, mùa xuân có hoa anh đào và mùa thu có lá đỏ là mùa du lịch phổ biến nhất. Tháng 3-Tháng 5: Hoa anh đào nở dần từ nam ra bắc (người Nhật gọi nó là tiền tuyến hoa anh đào). Ngắm hoa anh đào không chỉ là một sự kiện lớn đối với tất cả người dân Nhật Bản, mà còn là một trải nghiệm thú vị đối với du khách nước ngoài. Ngoài ra, một loạt các món ăn hoa anh đào giới hạn mùa xuân và các sản phẩm chăm sóc da làm đẹp hoa anh đào độc đáo khác sẽ được trình bày vào thời gian này. Tháng Sáu-Tháng Tám: Nhật Bản nóng vào mùa hè. Thật là một lựa chọn tốt để đến Hokkaido để ngắm hoa oải hương hoặc lặn ở Okinawa. Ngoài ra, nhiều khu vực tổ chức các lễ hội truyền thống sống động nhất trong năm và có một cảm giác lãng mạn vô tận khi xem pháo hoa. Tháng 9-11: Lá phong chuyển sang màu đỏ từ Bắc xuống Nam đã trở thành một phong cảnh mà mọi người đều muốn nhìn ngắm (người Nhật gọi đó là tiền tuyến phong), và các yếu tố mùa thu như lá phong trong ẩm thực khiến mọi người cảm thấy thích thú. Tháng 12-Tháng 2: Đi đến Suối nước nóng trượt tuyết North Country, hoặc đến Okinawa để xem cá voi, hoặc đi nghỉ ở thành phố lớn cho kỳ nghỉ Giáng sinh, là một cách nghỉ đông cho mùa đông ở Nhật Bản.

2. Múi giờ

UTC+9

3. Văn hóa

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, Kimono, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

4. Ngôn ngữ

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

5. Địa lý

Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.

2. Phương tiện

1. Quốc tế

Đường hàng không

2. Nội địa

Đường sắt Hệ thống đường sắt của Nhật Bản bao gồm JR và đường sắt tư nhân địa phương (đường sắt tư nhân), thêm tới hàng trăm. Nếu đó là tuyến đường dài qua các khu vực, thì chủ yếu là đường sắt JR, nếu tuyến này hoạt động ở một khu vực duy nhất hoặc liền kề, hãy chọn đường ray riêng nhiều hơn. JR JR là tên viết tắt của Japan Railway và là nhà điều hành vận tải thường xuyên ghé thăm nhất ở Nhật Bản. Toàn bộ Nhật Bản được vận hành bởi sáu công ty bao gồm JR Hokkaido, JR East Japan, JR Tokai, JR West Japan, JR Shijo và JR Kyushu. Các đoàn tàu được chia thành "shinkansen", "express" và "khẩn cấp" theo tốc độ và số lượng điểm dừng. ", Nhanh" và "bình thường".

3. Cac phương tiện khác

Shinkansen Shinkansen là phương tiện giao thông chính giữa các khu vực rộng lớn của Nhật Bản, tương tự như đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Kể từ khi mở cửa vào năm 1964, hiện tại có 7 dòng chính và 2 dòng nhỏ. Dòng chính chạy ở tốc độ 260-320 km / h và dòng mini chạy ở tốc độ 130 km / h. Đèo đường sắt Chi phí vận chuyển của Nhật Bản rất cao và JR đã giới thiệu một tuyến đường sắt chỉ có thể được mua bởi những khách du lịch nước ngoài có thị thực lưu trú ngắn hạn (viết bằng tiếng Nhật là trì trệ ngắn hạn) cho mục đích tham quan. Nó phù hợp cho hành khách cần chuyển đến nhiều thành phố cùng một lúc.

3. Tiền tệ

1. Tỷ giá

Một Yên nhật bằng 206 Việt Nam Đồng

2. Mức tiêu thụ bình quân 1 ngày

Tokyo Bữa ăn đơn giản 175.000 đồng đến 350.000 đồng Ăn vặt khoảng 105.000 đồng Osaka Bữa ăn đơn giản 175.000 đồng đến 350.000 đồng Hokkkaido Bữa ăn đơn giản 140.000 đồng đến 350.000 đồng Okinawa Ramen 140.000 đồng đến 210.000 đồng Thịt nướng 630.000 đồng

3. Đổi tiền

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên, bạn có thể đổi tiền trước chuyến đi tại các ngân hàng hoặc các điểm đổi ngoại tệ được cấp phép trong nước, ngoài ra bạn cũng có thể đổi tiền ở Nhật Bản khi đã đến sân bay tại Nhật Bản tại các trạm đổi tiền được bố trí rất nhiều ở đây.

4. Hoàn thuế

Luật hoàn thuế của Nhật Bản chỉ áp dụng cho những khách du lịch nước ngoài có thời gian lưu trú tại Nhật ít hơn 6 tháng. Sau khi mua hàng, nhân viên quầy thu ngân sẽ đính một tờ hóa đơn thuế kèm dấu đóng mộc vào hộ chiếu của bạn. Giấy này sẽ được hải quan thuế ở sân bay kiểm tra và xé bỏ. Theo quy định thì khi mua hàng miễn thuế tức là bạn được miễn toàn bộ thuế tiêu dùng tương ứng với 8%. Tuy nhiên, thuế mua hàng tại Nhật 8% này chỉ có ở một số cửa hàng lớn như Uniqlo hay các Drug srote. Một số nơi khách có thể sẽ tính phí làm thủ tục và trừ bớt của bạn 1 – 2%, vậy nên hãy chuẩn bị tâm lý trước là bạn sẽ được giảm ít nhất là 5% cho mặt hàng mình mua nhé. Con số cần nhớ là 5000 yên và từ khóa vàng cần nhớ là Excluding Tax. Tức là bạn sẽ được hoàn thuế nếu tổng hóa đơn ít nhất là 5000 yên trước thuế. Phần lớn các cửa hàng ở nhật đề giá tiền là giá của sản phẩm chưa gồm thuế, giá đã có thuế chỉ là một con số rất nhỏ kèm bên dưới. Một số shoping mall sẽ trừ thêm một chút phí của bạn gọi là “duty free processing fee” khoảng 0,5 đến 1,1%.

4. Mạng & Internet

1. Mạng di động

Điện thoại Mã khu vực quốc tế Nhật Bản: 0081 Thành phần số điện thoại: chẳng hạn như 03 (mã vùng) +1234 (số văn phòng) + 5678 (số bên kia) để quay số địa phương, chỉ cần quay số văn phòng cộng với số bên khác, các cuộc gọi đường dài cần thêm mã vùng. Cuộc gọi quốc tế là 0081 + mã vùng + số văn phòng + số đuôi.

2. Internet

Wifi miễn phí có thể được tìm thấy gần các sân bay, nhà ga lớn, vv tại các thành phố lớn của Nhật Bản. Một số khách sạn cung cấp truy cập internet miễn phí hay cần một số khoản phí. Có một vài quán cà phê internet 24 giờ ở khu vực địa phương - quán cà phê truyện tranh (trà truyện tranh), truy cập Internet, truyện tranh Nhật Bản, v.v ... Đồ uống thường miễn phí, chủ yếu nằm ở trung tâm giao thông chính, tùy thuộc vào thời lượng sử dụng, giá khoảng 1000-2000 yên. Cần giữ cho mạng không bị chặn trong thời gian thực, bây giờ bạn có thể mua Unicom Dharma, Sakura, B-mobile và các thẻ mạng điện thoại thông minh ngắn hạn khác từ Trung Quốc. Bạn cũng có thể thuê một máy wifi với mức giá 100.000 đến 200.000 đồng mỗi ngày.

5. Lễ Hội

1. Lễ Hội

Tháng 4 | ngắm hoa anh đào Khi hoa anh đào bắt đầu nở, người Nhật bắt đầu một lễ hội hoa anh đào. Hoa anh đào thường đạt đến đỉnh điểm nở hoa ở Honshu vào đầu tháng Tư. Nhật Bản cực kỳ đẹp vào thời điểm này, những nơi như Kyoto sẽ trở nên rất đông đúc. Tháng 7-8 | Pháo hoa Lễ hội pháo hoa là một sự kiện mùa hè truyền thống ở Nhật Bản và là một sự kiện làm mới mùa hè quan trọng. Bắt đầu từ tháng 7, pháo hoa lớn và nhỏ sẽ được tổ chức trên khắp Nhật Bản. Vào ngày này, các cô gái Nhật Bản sẽ mặc kimono truyền thống - "yukatas" để xem pháo hoa. Tháng 8 | Lễ hội Bon Đây là lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản trừ năm mới. Mọi hộ gia đình sẽ đến mộ và thờ cúng tổ tiên. Vào thời điểm đó, sẽ có những chiếc đèn lồng thắp sáng trên sông để chào đón người thân đã khuất. Nhiều người Nhật cũng sẽ đi du lịch trong nước vào ngày lễ này, vì vậy tốt nhất nên tránh thời gian này. Tháng 11 | 753 Lễ hội 7:53 là một chương trình truyền thống của Nhật Bản. Các bé trai và bé gái, bé trai năm tuổi và bé gái bảy tuổi sẽ được mặc quần áo và đưa đến đền thờ để ăn mừng sự trưởng thành của chúng. Trong suốt cả năm | Các nghi lễ khác nhau "Lễ hiến tế" là một lễ kỷ niệm ở Nhật Bản, ý nghĩa của lễ hội. Bất kỳ lễ hội nào cũng có thể được gọi là "một sự hy sinh nhất định", chẳng hạn như: lễ hội dành cho người lớn ngày 15 tháng 1, lễ hội văn hóa ngày 3 tháng 11, lễ hội hoa anh đào tháng ba-tháng tư. Các lễ hội văn hóa thuộc nhiều chủ đề khác nhau sẽ diễn ra trong năm và bạn có thể sắp xếp một ngày để tham gia vào cuộc sống hàng ngày của lễ hội chủ đề và trực tiếp trải nghiệm nó.

6. Lời Khuyên

1. Thông tin liên hệ quan trọng

Địa chỉ lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật Bản Địa chỉ: Tokyo, 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11 Lãnh sự (chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp bảo hộ công dân Việt Nam): - Di động: +8180-3590-9136 (24/24) - Fax: +8133466-3312

2. Các ứng dụng hữu ích

Các app ứng dụng du lịch hữu ích: Google Map Google Dịch Grab Agoda Air BnB

3. Y tế

Hệ thống y tế tại các thành phố lớn của Nhật Bản được phát triển và nhiều bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ y tế với chất lượng tốt. Người nước ngoài rất tốn kém để mua các dịch vụ chăm sóc y tế ở đây. Nên mua bảo hiểm du lịch thương mại trước và tự mang theo thuốc.

7. Ẩm thực

1. Ẩm thực

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo. Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản. Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này. Kẹo Nhật Bản truyền thống được biết đến như là wagashi. Các thành phần như đậu đỏ và mochi được sử dụng. Món ăn ngày nay hiện nay bao gồm kem trà xanh, một hương vị rất phổ biến. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đều sản xuất một phiên bản của nó. Kakigori là một món tráng miệng đá cay có hương vị xi rô hoặc sữa đặc. Nó thường được bán và ăn ở các lễ hội mùa hè. Các loại đồ uống phổ biến ở Nhật như sake , đó là đồ uống có gạo nâu mà thường chứa 15% ~ 17% cồn và được làm từ quá trình lên men gạo. Bia được sản xuất ở Nhật Bản từ cuối những năm 1800[136] và được sản xuất ở nhiều vùng bởi các công ty bao gồm Nhà máy bia Asahi, Nhà máy bia Kirin và Nhà máy bia Sapporo – nhãn hiệu bia lâu đời nhất ở Nhật Bản.

8. Thị thực

1. Thị Thực

2. Loại thị thực

Thị thực đi thăm ngắn hạn Thị thực đi thăm ngắn hạn dành cho những người muốn tham quan Nhật Bản trong thời than dưới 90 ngày với mục đích tham quan, thăm nhân thân, bạn bè, hoặc người quen, và các vấn đề kinh doanh ngắn hạn. Xin lưu ý rằng tất cả các mục đích trên không bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan đến quản lý kinh doanh hoặc được trả lương. Thị thực cho đương đơn sở hữu Giấy chứng nhận Cư trú Người nước ngoài muốn làm việc hoặc tạm trú dài hạn trên 90 ngày ở Nhật Bản…nằm ngoài diện đi thăm ngắn hạn cần phải xin Giấy chứng nhận Cư trú tại Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản trước khi xin thị thực. Làm việc kết hợp kỳ nghỉ Với mục đích đem lại cho người trẻ tuổi cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và lối sống của người Nhật Bản, chương trình làm việc kết hợp kỳ nghỉ cho phép những đương đơn đáp ứng đủ các tiêu chí để ở lại Nhật Bản trong vòng 1 năm và có cơ hội tìm kiếm công việc để phục vụ cho chi phí du lịch. Khám chữa bệnh Thị thực được cấp cho công dân nước ngoài mong muốn đến nhật bản với mục đích khám chữa bệnh (bao gồm kiểm tra sức khỏe toàn thể). Thị thực được cấp cho người đi kèm trong trường hợp cần thiết.

3. Cách xin thị thực

Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải xin visa trước tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào. Đối với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

9. Xuất - Nhập Cảnh

1. Quy định nhập cảnh

Có 2 loại giấy tờ bắt buộc phải điền khi bạn muốn nhập cảnh vào Nhật Bản, đó là: Phiếu kê khai hàng xách tay Phiếu đăng ký nhập cảnh 2 mẫu phiếu này đều được nhân viên, tiếp viên hàng không phát cho bạn trước khi máy bay hạ cánh xuống Nhật Bản. Trường hợp không được phát, hoặc làm rơi thì bạn có thể lấy nó tự do ở trước quầy Hải Quan làm thủ tục nhập cảnh nhé! Riêng đối với ai về nước chơi và quay lại Nhật khi còn hạn Visa thì không cần phải điền thủ tục của mẫu phiếu số 2 (Phiếu đăng ký nhập cảnh).

2. Quy định xuất cảnh

Việc xuất cảnh của bạn sẽ tùy thuộc vào việc bạn đi sang nhật du lịch hay là theo diện lao động hoặc là học tập. Nếu như bạn qua Nhật bản chỉ để du lịch thì bạn chỉ được phép nhập cảnh 1 lần và xuất cảnh 1 lần. Còn nếu bạn qua Nhật để làm việc và khi bạn muốn đi du lịch các nước khác. Hoặc là bay về Việt Nam thăm quê , thì trước lúc ở sân bay bạn cần phải khai báo vào tờ khai xuất cảnh là có quay lại Nhật. Và ghi rõ cụ thể thời gian dự định quay lại nhật vào đó. Lúc này hải quan sẽ không thu lại thẻ cư trú mà mỗi người khi sang Nhật định cư đều được cấp.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 08/06/2023