Chùa Bộc

0 reviews
Viết review

Nếu có dịp đặt chân tới mảnh đất nghìn năm văn hiến, du khách hãy dành thời gian để ghé thăm Chùa Bộc. Đây là một trong những công trình mang theo giá trị nghệ thuật, văn hoá và lịch sử. Ngôi chùa gắn liền với trận chiến Đống Đa lừng lẫy của Vua Quang Trung - Vị anh hùng dân tộc mãi lưu danh sử sách. 
 

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: Đống Đa, Hà Nội

  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Bộc Hà Nội

Cứ mỗi năm Tết đến xuân về, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại ghé đến Chùa Bộc để cầu bình an, mong cho gia đình luôn khỏe mạnh. Nơi đây thường xuyên đón tiếp người hành hương và cả du khách từ mọi miền đất nước muốn tham quan, vãn cảnh. Ngôi chùa nằm ở một góc nhỏ tại thủ đô, diện tích không quá lớn nhưng vẫn mang đến cảm giác tôn nghiêm và sừng sững. 

Theo thông tin trên tấm bia cổ có từ năm Vĩnh Trị, Chùa Bộc được xây dựng dưới thời Hậu Lê do vua Lê Hy Tông làm chủ. Trải qua nhiều cuộc nổi loạn, vật đổi sao dời, ngôi chùa bị tàn phá nghiêm trọng và đến năm 1676 thì được phục dựng. Đến năm 1789 khi quân Thanh xâm lược nước ta, Chùa Bộc bị giặc ngoại xâm đốt cháy hoàn toàn. 

Năm 1792, Trụ trì Lê Đình Lượng kêu gọi nhân dân góp tiền để xây dựng lại chùa trên chính mảnh đất cũ. Ông lấy tên là Thiên Phúc, tuy nhiên người nước Nam vẫn quen gọi là Chùa Bộc (bộc là phơi bày theo nghĩa Hán Việt). Sở dĩ có tên gọi này là vì trận đánh Đống Đa năm xưa, xác giặc được gom lại thành các gò để chôn nên giống với chữ “Bộc”. Năm 1964, Chùa Bộc được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. 

Chùa Bộc Hà Nội

Thông tin về Chùa Bộc Hà Nội

Trước khi ghé đến nơi đây để tham quan và cầu phúc, du khách cần lưu ý: 

  • Địa chỉ: Chùa nằm tại Số 14 Khu phố Chùa Bộc, Quận Đống Đa
  • Giờ mở cửa: 06h00 - 19h00 
  • Giá vé: Miễn phí
  • Yêu cầu: Ăn mặc gọn gàng và lịch sự 

Cung đường và phương tiện di chuyển đến Chùa Bộc Hà Nội

Để đến chùa, du khách có thể xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm đi dọc theo Lê Thái Tổ, tiếp theo rẽ vào Bà Triệu, đến Lê Duẩn thì rẽ phải. Du Khách đi thêm 800m thì rẽ Trái vào Xã Đàn, thêm 600m tới Phạm Ngọc Thạch, đi đến văn phòng TPBank Hà Thành rẽ phải 500m là tới. 

Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất giúp du khách nhanh đến địa điểm tham quan, đồng thời ngắm cảnh sắc Hà Nội là: 

  • Xe máy: Thời gian đi chỉ khoảng 25 - 30 phút theo cung đường đã chỉ
  • Xe buýt: Du khách chọn tuyến 12, 26, 18, 35A, 44 để đến chùa, giá vé cho mỗi lượt là 7.000 đồng/khách

Tham quan chùa Bộc Hà Nội có gì đẹp

Ngôi chùa tọa lạc tại Hà Nội không chỉ là nơi thờ cúng, cầu nguyện mà còn mang theo giá trị lịch sử và nghệ thuật rõ nét. Đến với Chùa Bộc, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn kiến trúc Á Đông đẹp mắt và lắng nghe điển tích xưa. Hành trình bắt đầu ngay từ lúc gặp Cổng Tam Quan, nếu tới đúng ngày rằm có thể tham gia cả lễ hội sôi động. 

Ngắm nhìn kiến trúc xưa cổ kính, tinh xảo và ấn tượng 

Tổng thể ngôi chùa được xây dựng theo hình chữ “Đinh”, chia thành hai khu là Tiền Đường và Hậu Cung. Trong đó Tiền Đường phía trước là nơi du khách, phật tử hành lễ và cầu nguyện, phát tâm công đức. Hậu Cung là nơi đặt tượng thờ Đức Phật cùng với các vị anh hùng Việt Nam thời xưa. Những khu vực nổi bật nhất trong Chùa Bộc là Cổng Tam Quan Ngoại, Hồ Tắm Tượng, Tiền Đường.

  • Cổng Tam Quan Ngoại: Cao đến 8m, ba cổng cuốn vòm hai tầng với cổng chính ở giữa lớn nhất, trên đỉnh có mặt trời lửa và đầu đao. Bên dưới ghi Thiên Phúc Tự là tên chùa. Chính thiết kế này giúp ngôi chùa trở nên vững vàng, bề thế hơn dù diện tích không quá lớn. 
  • Hồ Tắm Tượng: Đi qua Cổng Tam Quan đến hồ nước rộng, là nơi nghĩa quân Tây Sơn cùng với voi chiến tắm sau khi thắng ở Khương Thượng. Diện tích hồ hiện tại đã nhỏ hơn trước đây, bên trong trồng hoa sen và súng mang đến cảm giác cổ xưa, thanh tịnh. 
  • Tiền Đường: Gồm có 9 gian và 2 dĩ, chính giữa nóc có một mặt trời lớn được đắp vô cùng đẹp mắt. Hai đầu hồi là hình Makara đuôi xoắn cuộn vào giữa mãi, hai cột lớn chống đỡ có hình tứ phượng và khắc câu đối. 

Tham quan khu vực thờ Đức Phật và các vị anh hùng 

Vốn khi mới được lập ra và trùng tu lần đầu, chùa chỉ là nơi thờ phụng Đức Phật. Tuy nhiên, sau này chùa thờ thêm Vua Quang Trung - Người có công đánh đuổi giặc Thanh ra khỏi nước Việt ở thế kỷ XVIII. Trong chùa có pho tượng Đức Ông đại diện cho vị vua tuổi trẻ tài cao, phía sau khắc "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng". 

Bên cạnh chùa là Thanh Miếu do chính Vua Quang Trung yêu cầu lập để thờ vong linh tướng lính nhà Thanh. Mục đích của anh là để an ủi các linh hồn và giữ cho đời sống người dân bình yên. Miếu này đến tận bây giờ vẫn được hương khói đầy đủ, lưu giữ giá trị lịch sử. 

Đi tiếp vào bên trong khuôn viên, du khách sẽ thấy có ba tấm bia cùng với hai tòa tháp. Tấm bia được tạc từ năm 1676 ghi lại lịch sử hình thành, các sự kiện diễn ra dưới thời Hậu Lê. Hai tấm bia còn lại là bia tạc từ năm 1686 thời Chính Hòa thứ 7 và bia Quang Trung thời thứ 5 tạc năm 1792. 

Lắng nghe lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta 

Chùa Bộc từng bị phá huỷ hoàn toàn nên kiến trúc hiện tại không giống ban đầu. Tuy vậy, nơi này vẫn còn lưu giữ rất nhiều vết tích lịch sử qua từng thời kỳ của dân tộc ta. Ngôi chùa còn là một “chứng nhân lịch sử” khi cuộc chiến tại gò Đống Đa chỉ diễn ra cách 300m và từng là nơi tướng sĩ nghỉ ngơi, ăn mừng chiến thắng. 

Chiêm ngưỡng tài liệu và di vật từ thời Tây Sơn 

Mặc dù được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng vì từng bị phá huỷ nên hiện tại Chùa Bộc chỉ còn lưu giữ cổ vật của nhà Tây Sơn. Những câu đối, hoành phi của tự, hịch Vua Quang Trung viết vẫn gần như nguyên vẹn. Đặc biệt nơi đây còn giữ cả sa bàn trận Đống Đa, vũ khí tướng lĩnh sử dụng khi đánh đuổi quân Thanh về nước. 

Tham gia lễ hội Gò Đống Đa sôi động 

Lễ hội được tổ chức vào mùng 5 Tết âm lịch với mục đích tưởng nhớ trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa lẫy lừng của dân tộc. Các hoạt động thường thấy trong thời gian lễ hội diễn ra là dâng hương, rước kiệu, múa rồng, văn nghệ, kể chuyện sử thi. Du khách được phép tham gia miễn phí, hòa mình vào không khí sôi động và thưởng thức các màn trình diễn đặc sắc. 

Thời điểm khám phá chùa Bộc Hà Nội là khi nào?

Du khách có thể đến nơi đây bất cứ thời gian nào, từ mùa xuân, mùa hạ đến mùa thu, mùa đông đều được. Đẹp nhất là khi thời tiết se lạnh, gió thổi nhẹ và có nắng ít trong ngày, thường là giai đoạn từ tháng 3 - tháng 4 và tháng 8 - tháng 11. Lúc này bầu trời cực kỳ trong xanh, mát mẻ dễ chịu, Hà Nội như được phủ lên một lớp áo gần gũi và mềm mại. 

Nếu du khách thích được tham gia lễ hội thì thời điểm Tết Nguyên Đán là phù hợp nhất để chọn tới Chùa Bộc. Tùy vào lịch âm của các năm mà ngày lễ cổ truyền có thể diễn ra vào tháng 1, tháng 2 hoặc tháng 3 dương. Nếu du khách yêu mùa thu Hà Nội, thích được ngửi hương hoa sữa, thưởng thức ly nước sấu mát lạnh thì tháng 8, tháng 9 là thời điểm lý tưởng.

Ăn uống xung quanh khu vực Chùa Bộc Hà Nội

Chùa Bộc chỉ phục vụ các món chay miễn phí vào ngày rằm lớn, những ngày thường không có dịch vụ ăn uống tại đây. Thay vào đó, du khách có thể dạo quanh một vòng Phố Chùa Bộc, Phố Lý Thái Tổ, phố cổ và thưởng thức những món đặc sản Hà Nội như: 

  • Phở gia truyền Hà Nội (từ 35.000 đồng/tô)
  • Bánh cuốn Thanh Trì (từ 25.000 đồng/đĩa)
  • Bún chả (từ 30.000 đồng/phần)
  • Chả cá Lã Vọng (từ 35.000 đồng/phần)
  • Nem rán (từ 30.000 đồng/phần)
  • Bún thang (từ 40.000 đồng/tô)
  • Bún bung (từ 40.000 đồng/tô)
  • Bún dọc mùng (từ 35.000 đồng/tô)
  • Bún mọc (từ 40.000 đồng/tô)
  • Bún đậu mắm tôm (từ 35.000 đồng/phần)
  • Bún ốc (từ 30.000 đồng/tô)
  • Bún ngan (từ 40.000 đồng/tô)
  • Cà phê trứng (từ 25.000 đồng/ly)

Điểm lưu trú gần chùa Bộc Hà Nội

Xung quanh khu vực Chùa Bộc có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao với vị trí thuận tiện di chuyển đến các điểm tham quan khác: 

  • Novotel Hanoi Thái Hà: Cách Chùa Bộc 400m, địa chỉ Số 02 Phố Thái Hà, Quận Đống Đa. Khách sạn sang trọng với thiết kế sử dụng nhôm và kính độc đáo, phong cách hiện đại với tông màu trung tính. Giá phòng tại nơi đây từ 2.600.000 đồng mỗi đêm, có phòng đơn và phòng đôi, thậm chí là phòng gia đình. 
  • Dream Hotel & Apartment: Nằm ở trung tâm Quận Đống Đa, cách Chùa Bộc 1,8km. Địa chỉ cụ thể là 64 Nguyễn Lương Bằng, Phường Ô Chợ Dừa với giá phòng studio chỉ từ 960.000 đồng mỗi đêm. 
  • Fortuna Hanoi Hotel: Cách chùa 2,2km, địa chỉ là Số 6B, Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình. Khách sạn có đến 350 phòng với nhiều hạng để du khách lựa chọn như Grande, Premier, Suite với giá dao động từ 1.700.000 đồng mỗi đêm. 
  • Hotel du Parc Hanoi: Cách chùa 3,7km, nằm tại 6B Phố Trần Nhân Tông, Quận Hai Bà Trưng. Khách sạn được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, cung cấp 256 phòng nghỉ được chia thành 7 hạng, phục vụ trà chiều miễn phí, giá từ 1.900.000 đồng/đêm.
  • Hotel De La Seine: Cách chùa 3,8km, nằm tại Số 47 P. Nguyễn Như Đổ, Q. Đống Đa. Giá phòng tại đây khá phải chăng, chỉ từ 650.000 đồng cho mỗi đêm, có dịch vụ đưa đón tận sân bay Nội Bài. 
  • Emerald Hotel Hanoi: Cách chùa 4,4km, địa chỉ tại Số 04 Phố Triệu Việt Vương, Quận Hai Bà Trưng. Khách sạn có 35 phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 3 sao, đồ dùng cao cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách đi riêng lẻ, cặp đôi hoặc gia đình. Giá phòng dao động từ 1.100.000 đồng cho mỗi đêm, đều có view ngắm nhìn thành phố rất đẹp. 
  • Aurora Premium Hotel & Spa: Cách chùa 5,8km, tọa lạc ở 61 Hàng Bè, Q. Hoàn Kiếm, là khách sạn 4 sao đẳng cấp. Giá phòng tại đây dao động từ 1.000.000 đồng mỗi đêm, cung cấp đa dạng tiện ích. 

Các điểm tham quan gần chùa Bộc Hà Nội

Bên cạnh Chùa Bộc là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương, du khách có thể khám phá nhiều địa điểm ở Hà Nội gần đó như:

  • Khu Phố cổ: Từ Chùa Bộc đi ra du khách dạo quanh các cung đường gần đó sẽ lạc vào phố cổ với đủ các loại mặt hàng được bày bán. 
  • Hồ Hoàn Kiếm: Cách chùa 5,2km, nằm tại Phố Hàng Trống, là hồ nước ngọt tự nhiên, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa Phố cổ Hà Nội và Phố Tây do người Pháp quy hoạch. 
  • Văn miếu - Quốc tử giám: Cách chùa 3,4km, nằm tại 58 P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, là trường đại học đầu tiên của nước ta được thành lập dưới thời nhà Lý. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hoá và lịch sử, nổi tiếng với 82 bia tiến sĩ đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới. 
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách chùa 3,9km, địa chỉ Số 01 Hùng Vương, Q. Ba Đình, là nơi đặt thi hài Bác Hồ. Du khách nên tới sớm vào buổi sáng để được trải nghiệm lễ thượng cờ, sau đó là vào trong lăng ngắm nhìn Bác và chụp ảnh tại khuôn viên rộng lớn. 
  • Hoàng Thành Thăng Long: Cách Chùa Bộc 3,8km, tọa lạc ở 19C Hoàng Diệu, Quận Ba Đình. Đây là công trình nằm giữa lòng thủ đô có tuổi đời hơn 1300 năm, chứa đựng di tích lịch sử quan trọng. 
  • Chùa Trấn Quốc: Cách chùa 5,7km, nằm ở 46 Đ. Thanh Niên, Quận Tây Hồ, trên hòn đảo phía Đông của Hồ Tây. Công trình hơn 1500 năm tuổi là trung tâm Phật giáo dưới thời nhà Lý và nhà Trần, từng lọt top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. 
  • Di tích Nhà tù Hoả Lò: Cách chùa 3,8km, địa chỉ Số 1 P. Hoả Lò, Quận Hoàn Kiếm, là di tích lịch sử về thời kỳ chống Thực dân Pháp. 
  • Cầu Long Biên: Cách Chùa Bộc 6,2km, nằm ở Quận Ba Đình, bắc qua hai bờ sông Hồng và ghi dấu ấn qua các thời kỳ của đời sống người dân Hà Nội. 

Khám phá chùa Bộc Hà Nội

Kinh nghiệm đi chùa Bộc Hà Nội

Chuyến đi sẽ trở nên đáng nhớ và ý nghĩa hơn nếu du khách nắm vững các lưu ý, đặc biệt khi đến các địa điểm tâm linh như chùa Bộc cần chú ý sau:

  • Trang phục gọn gàng, lịch sự, không quá ngắn (quần đùi, váy ngắn trên đùi áo sát nách) khi vào chốn linh thiêng 
  • Không gây ồn ào, không xả rác, không bứt hoa hay bẻ cành cây 
  • Lưu ý bảo quản tư trang nếu đến đây vào ngày Tết hoặc thời điểm có lễ hội diễn ra 
  • Nên đến Chùa Bộc trong khoảng thời gian từ 6h - 8h sáng để chậm rãi vãn cảnh, hít thở không khí trong lành, thời tiết mát mẻ dễ chịu

Hỏi - đáp khi đi tham quan chùa Bộc Hà Nội

Du khách nên tìm hiểu rõ ràng một số thông tin về điểm tham quan trước khi ghé thăm.

Chùa Bộc có bán vé tham quan không? 

Không, du khách được phép ra vào miễn phí trong thời gian mở cửa. 

Chùa Bộc mở cửa lúc mấy giờ? 

Chùa bắt đầu đón khách từ 6h sáng và đóng cửa vào 19h tối. 

Chùa Bộc nằm ở đâu? 

Chùa tọa lạc tại Số 14 Phố Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội. 

Giữa lòng thủ đô ồn ào với nhịp sống hối hả vẫn có những góc bình yên giúp tâm hồn lắng lại, Chùa Bộc là một trong những nơi như vậy. Không gian và thời gian như đứng im tại nơi đây, tất cả ồn ã chốn đô thị đều được bỏ lại bên ngoài. Du khách hãy dành ra một ngày để lắng đọng tâm hồn, nuôi dưỡng chính mình với chuyến vãn cảnh tới ngôi chùa cổ.

Đã cập nhật vào ngày 28/05/2024
dựa trên 0 đánh giá
5
0%
0
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
avatar