Bảo Tàng Dân Tộc Học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trực thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 4 hecta, được khởi công xây dựng vào 1987 do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh thiết kế và nội thất do nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus thiết kế.
1. THÔNG TIN VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha, bảo tàng dân tộc học Việt Nam được kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus thiết kế nội thất. Bảo tàng được xem là bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của 54 dân tộc anh em Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa và đặc sắc. Bên trong trưng bày nhiều đồ vật khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác.
Đến với bảo tàng dân tộc học Việt Nam du khách được tham quan những hiện vật mang dấu ấn lịch sử của một thời xa xưa.
2. TRONG BẢO TÀNG ĐƯỢC PHÂN CHIA LÀM BA KHU CHÍNH
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu các dân tộc ở Việt Nam trải dài trên 2 tầng với sự bố trí logic. Với 2 tầng rõ rệt, tầng 1 tham quan, tìm hiểu về 54 dân tộc thông qua hình ảnh, vùng cư trú rồi đến chi tiết các dân tộc; tầng 2, du khách được tham quan, tìm hiểu về các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái,...Phong phú với khố, váy, khăn, gùi, giỏ, mâm.
Khu trưng bày ngoài trời, là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau. Nhà rông - người Ba Na, nhà sàn dài - người Êđê, nhà ngói - người Việt,...
Khu trưng bày Đông Nam Á, khởi công vào 2008. Trưng bày các hiện vật của các quốc gia Đông Nam Á.
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim, ngoài ra còn có phim dương bản, băng ghi âm, âm nhạc, video và đĩa CD -Rom được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, bên trong bảo tàng các bài viết được chú thích bằng 3 thứ tiếng: tiếng việt, tiếng anh, tiếng pháp.
3. ĐỊA CHỈ BÀO TÀNG DÂN TỘC HỌC
- Địa chỉ: số 1, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: từ 8h30’ – 17h tất cả các ngày trừ thứ 2 và Tết Nguyên đán.
4. GIÁ VÉ THAM QUAN BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
- Người lớn: 40k/vé
- Sinh viên: 15k/vé
- Học sinh: 10k/vé
- Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, nhà báo, nhà tài trợ và một số trường hợp đặc biệt khác.
5. ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG GẦN BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
- The Pizza Company - Cầu Giấy (Địa chỉ: 333 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
- Brickhouse Bar & Restaurant (Địa chỉ: Lô 2 Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy)
- Trống Đông Sơn - Ẩm Thực Á Âu (Địa chỉ: 1 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
- Lobster - Đặc Sản Tôm Hùm (Địa chỉ: 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
- Vy Anh - Các Món Lẩu Và Nướng (Địa chỉ: 160 Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy)
- Hải Sản Cát Bà - Nguyễn Văn Huyên (Địa chỉ: Ngã Tư Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn)
6. DU LỊCH BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM THÌ Ở ĐÂU
- Somerset Hoa Binh Hanoi: Khách sạn 4 sao (cách 0,7 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
- Granda Quan Hoa Apartment: Khách sạn 3 sao (cách 0,9 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
- Lotte Hotel Hanoi: Khách sạn 5 sao (Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội (cách 1,8 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
- Hanoi Sen 2 Hotel: Khách sạn 3 sao (Địa chỉ: Cầu Giấy, Hà Nội (cách 0,5 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
- Hanoi Sen 2 Hotel: Khách sạn 3 sao (Địa chỉ: Cầu Giấy, Hà Nội (cách 0,5 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
- Palmo Serviced Apartment 2: Khách sạn 3 sao (Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội (cách 1,3 km từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Đây là một địa điểm du lịch đáng để du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng, tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc trên Việt Nam và cũng như các nước trên thế giới.
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp