Làng cổ Đường Lâm

722 reviews
Viết review

Cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, nơi con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì qua Đường Lâm để vào thị xã Sơn Tây. Làng cổ Đường Lâm với những ngôi nhà cổ kính, mái nhà ngói đỏ xưa cũ, sẽ làm bạn phải bất ngờ trước vẻ đẹp hơn 300 năm tuổi tại đây.

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: Thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

  • Giá vé: 10.000-20.000VND

1. GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Cách Hà Nội khoàng 50km thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Làng Cổ Đường Lâm là điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Ngôi làng mang nét đặc trung về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, ngồi làng chỉ đứng sau phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.

2. NÉT ĐẸP LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Bắt đầu từ cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, trên còn tựa dòng chữ "thế hữu hưng ngơi đại". Khác hẳn với các cổng làng vùng Bắc Bộ, cổng làng Mông Phụ là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh có cây đa hơn 300 tuổi, bến ước, ao sen, sẽ làm bạn phải rung động trước cảnh quan còn nguyên vẹn này.

cong lang mong phu

Bạn bị hấp dẫn bởi những con đường gạch lát sạch sẽ, bạn sẽ được cảm nhận sự ấm cúng, bình yên của con người ở đây khi đi giữa những bức tường đá ong có màu vàng sậm, giếng nước, sân đình, ruộng nước, những ngôi chùa uy nghi.

nhung con duong lat gach sach se

Đường xá ở đây được xây dựng theo hình xương cá với một trục đường chính và nhiều đường ngõ nhỏ thông với nhau, đình làng Mông Phụ là khu vực trung tâm. Đình làng có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc nhà sàn. Bạn sẽ phải trầm trồ bởi đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc, những nét chấm phá có một không hai.

dinh lang mong phu

Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, ao.

nhung ngoi nha co trong lang co duong lam

Nằm trong trung tâm của quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, còn có di tích Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh. Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) và đền, lăng Ngô Quyền.

Đi tới đây vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy rơm khô, ngửi mùi hương của rơm.

lang co duong lam  vao mua gat

Thành cổ Sơn Tây, nơi đây vốn được xem là tòa thành đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Ai đến với xứ Đoài, cũng không bỏ qua được Thành cổ Sơn tây. Nhớ là phải đi thăm nơi này trước khi kết thúc cuộc thăm quan.

3. THỜI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Bạn có thể đi du lịch làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội và mùa lúa chín là thời điểm thích hợp hơn cả cho một chuyến du hí.

3.1 MÙA LỄ HỘI

Mùa lễ hội làng Đường Lâm diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10, được xem là lễ linh thiêng nhất của năm. Lễ tế Thành Hoàng làng tổ chức tại ngôi đình làng cổ nhất với các hoạt động rước kiệu, dâng lợn, dâng gà,... Sau đó người dân trong làng sẽ tham gia vào các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,… tạo nên không khí lễ hội vui tươi, náo nhiệt.

3.2 MÙA LÚA CHÍN

Tháng 5, 6 hàng năm, khi mà những cánh đồng lúa vào độ chín rộ, Đường Lâm vào ngày mùa cũng là lúc du khách kéo về đây đông nhất. Trên những con đường ở Đường Lâm trải đầu thóc và rơm khô tạo nên một khung cảnh làng quê ấm no, yên bình, hiếm nơi nào có được.

4. DI CHUYỂN ĐẾN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Nằm ở ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến làng cổ Đường Lâm cũng khá dễ dàng. Bạn có thể đến Đường Lâm bằng các cách sau:

Đi bằng xe buýt

Có 3 tuyến buýt di chuyển từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm:

  • Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 đồng
  • Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy, giá vé 10.000 đồng
  • Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, giá vé 9000 đồng

Từ bến xe Sơn Tây, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi đến làng cổ Đường Lâm.

Đi bằng phương tiện cá nhân

  • Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc, theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Đường Lâm
  • Đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái.

Đi bằng xe khách

Bạn cũng có thể lựa chọn tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để đến Đường Lâm với thời gian di chuyển khoảng 1h15p.

5. KHÁCH SẠN GẦN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

  • Family Homestay Bavi – Village No.9 , Kiem Lam, Ba Trai, Ba Vi, Hanoi – từ USD 5.04
  • Ngoc Tu Hotel – Cau Quan, Son Tay, Son Tay – từ USD 14.72
  • Hương Lý Hotel and Resort – Quang Phục, Yên Bái, Ba Vì, Hanoi – từ USD 1.41
  • Lai Farm Hoa Lac Hotel – Dong Trang, Co dong Community , Son Tay, Hanoi – giá từ USD 4
  • Song Hong Hotel – 189 Lam Son Street, Tich Son, Vinh Yen, Vinh Phuc – giá từ USD 41.90
  • Lai Farm Ba Vi Hotel – Thôn Rùa, Xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội – từ 69,35 USD

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp

Đã cập nhật vào ngày 21/12/2019
4.62
dựa trên 722 đánh giá
5
77.98%
563
4
11.77%
85
3
6.65%
48
2
1.11%
8
1
2.49%
18
Hình ảnh
comment
avatar
avatar
Nguyễn Ngọc 2020-09-29 19:27:31

Tuyệt vời
Rất thân thương

Trả lời
avatar
0peth Pham 2019-07-09 09:59:19

Vẻ đẹp cổ kính vẫn còn, khuyến mãi thêm phần thương mại hóa!
Vẻ đẹp cổ kính vẫn còn, khuyến mãi thêm phần thương mại hóa!

Trả lời
avatar
Đạt Lưu Tiến 2019-06-19 17:49:32

great !!!
very nice !!!!!!!!!!

Trả lời
avatar
thiên di 2019-06-11 10:10:15

Khá đẹp
Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, ao.

Đi tới đây vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy rơm khô, ngửi mùi hương của rơm.

Có điều trông hơi buồn và đìu hiu

Trả lời