Làng gốm Bát Tràng

1176 reviews
Viết review

Làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội là một trong những tinh hoa sáng tạo nghệ thuật được lưu giữ từ xưa. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm được nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa, cung cấp đồ gốm sứ lâu đời tại Việt Nam. Trải qua bao nhiêu thời gian thì hiện nay làng gốm Bát Tràng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội và thu hút được rất nhiều du khách đến tìm hiểu.

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: Xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Giới thiệu về điểm tham quan Làng gốm Bát Tràng

dinh lang gom bat trang

Theo như nhiều thông tin được ghi lại thì Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý và nằm ở tả ngạn của sông Hồng. Thời điểm đó khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thì 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát đã quyết định đưa các nghệ nhân Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm về kinh thành Thăng Long để lập nghiệp. Hiện nay thuộc huyện Gia Lâm của Hà Nội.

nhung buc tuong 3D song dong

Sau hơn khoảng 500 năm phát triển và tồn tại thì Làng gốm Bát Tràng nay đã trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô chuyên nghiệp. Cùng với đó là các công ty lớn được thành lập bên cạnh những đơn vị đơn vị sản xuất nhỏ theo các hộ gia đình. Tuy vậy nhưng ngôi làng này vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống và giá trị nghệ thuật được đặt vào từng sản phẩm.

nhung mon do gom dep mat

Ngoài một số mặt hàng phục vụ đời sống tâm linh và cúng bái thì Làng gốm Bát tràng còn nổi tiếng với những sản phẩm tiêu dùng, trang trí cùng nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu. Hiện nay những sản phẩm đó đã có mặt trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.

Đến Bát Tràng có lẽ điều thú vị nhất chính là xem các nghệ nhân thực hiện quy trình chế tạo gốm một cách cầu kỳ, tỉ mỉ và còn được trải nghiệm làm những sản phẩm gốm mà mình yêu thích để mang về.

Thông tin cần biết về Làng gốm Bát Tràng

  • Địa chỉ: Nằm ven sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km)
  • Thời gian mở cửa: 06:30 - 18:00 (Từ thứ 2 đến chủ nhật, kể cả ngày nghỉ lễ, tết)
  • Giá vé:
  • Vé vào bảo tàng: Người lớn và trẻ em cao từ 1m là 50.000 đồng/vé
  • Combo vé vào cửa và nặn gốm người lớn và trẻ em cao từ 1m: 189.000 đồng/vé. Dưới 1m thì sẽ được miễn phí vé vào cổng.
  • Vé xe điện tham quan làng gốm Bát Tràng tuyến xe bus cho người lớn và trẻ em cao từ 1m: 20.000 đồng/vé. Dưới 1m được miễn phí.
  • Vé xe điện tham quan Làng gốm Bát Tràng theo tour 45 - 60 phút: 240.000 - 360.000 đồng/xe/12 khách.
  • Vé nặn gốm trong làng: 50.000 đồng/khách/lần.

Hướng dẫn đi đến Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm khoảng 10km và cách sân bay Nội Bài 40km nên việc tham quan làng gốm không quá khó khăn. Chính vì vậy mà du khách có thể tham quan bằng cách sử dụng các phương tiện như xe máy, ô tô, xe bus.

  • Trường hợp di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách di chuyển theo các tuyến đường để đến cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy. Sau đó men theo đê sông Hồng để đến làng gốm. Du khách nên sử dụng google Maps để đi một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
  • Trường hợp di chuyển bằng xe bus thì du khách có thể bắt xe bus và trung chuyển đến Long Biên. Sau đó thì bắt xe số 47 để đến làng gốm Bát Tràng.

Tham quan Làng gốm Bát Tràng có gì hay, có gì đẹp?

Làng cổ Bát Tràng

Đến làng cổ Bát Tràng đi dọc đường đê hoặc những con ngõ nhỏ. Đây chính là những trải nghiệm thú vị khi đến làng gốm. Những giàn phơi gốm dọc những con đường làng, những bức tường rêu, cổng làng, cột đá,... đậm màu của năm tháng. Đây chính là nơi mà các du khách nhất định phải chụp những tấm ảnh đậm chất vintage.

Chợ Gốm

cho gom bat trang la diem ly tuong de ban mua nhung mon do ky niem

Chợ Gốm rộng 6.000m2 và khi đến đây dù không có nhu cầu để mua sắm thì du khách cũng nhất định phải ghé qua để đi dạo một vòng. Ở đây được bày bán nhiều sản phẩm gốm sứ, đồ trang trí mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ tiêu dùng, thờ cúng,.... Và du khách cũng có thể sở hữu một món đồ từ chợ Gốm với mức giá phù hợp với mình. Và còn có nhiều đồ để có thể lựa chọn mang về để làm qua nữa.

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Đây là một trong những địa điểm được các bạn trẻ check in nhiều trên mạng xã hội. Bảo tàng gốm Bát Tràng là một công trình được xây dựng khá mới lạ với 7 xoáy ốc khổng lồ được đấu lại với nhau. Bảo tàng này đại diện cho 7 bàn tay mềm mại đang xoay vuốt gốm. Khu bảo tàng đã trở thành điểm nhấn ấn tượng để có thể chinh phục cảm tình của du khách.

Nhà cổ Vạn Vân

Theo xưa thì ý nghĩa của tên gọi Vạn Vân có là những áng mây lành hội tụ. Nhà cổ này có dấu ấn với tuổi đời hơn 200 năm và mang một nét đẹp cổ kính. Những hoạt tiết gốm sứ ấn tượng, lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản đập làm gốm,... càng tô đậm được nét đẹp của Vạn Vân. Nơi đây lưu giữ những sản phẩm của các làng nghề và nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng. Ngoài ra nằm ở cuối làng bát Tràng, ngôi nhà thích hợp để ghét đến nghỉ chân và chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 400 món đồ gốm sứ quý giá với 500 năm niên đại.

Thời gian mở cửa tham quan ở nhà cổ Vạn Vân từ 08h00 đến 17h30 hàng ngày.

Lò Bầu Cổ

Đây là lò Bầu Cổ cuối cùng còn tồn tại. Lò này bao gồm 5 bầu nung với tuổi đời tuổi đời gần 1 thế kỷ. Trước đây người dân sử dụng phương pháp thủ công truyền thống để nung. Và sau này thì chuyển sang các kỹ thuật nung hiện đại hơn để bảo vệ môi trường. Chính vì vậy hiện nay lò Bầu Cổ không được sử dụng mà chỉ giữ lại để du khách tham quan. Khi tới dây các du khách có thể chiêm ngưỡng được những lò nung tước kia với 1 lớp tráng men đẹp mắt sau gần 100 năm hoạt động.

Nên ghé điểm tham quan Làng gốm Bát Tràng khi nào?

Để nói đến việc thăm quan làng gốm Bát Tràng thì bất cứ thời gian nào du khách đều có thể đến đây. Tuy nhiên đến làng gốm Bát Tràng đẹp nhất có lẽ vào mùa xuân. Vì đây là thời gian tiết trời ấm áp, trăm hoa đua nở nên sẽ thích hợp để du xuân vãn cảnh, tham quan làng gốm cổ. Cũng vào thời điểm này không khí ở đây sẽ vui tươi, nhộn nhịp trong từng con ngõ. Ngoài ra thời điểm này làng Bát Tràng cũng tổ chức nhiều lễ hội cực kỳ thú vị.

Ăn uống khi đến Làng gốm Bát Tràng

Canh măng mực

Canh măng mực là sự kết hợp giữa măng vàng ươm, nước dùng ngọt dịu. Vị dai giòn của măng và mực kết hợp lại với nhau tạo nên một dư vị độc đáo và khó thể cưỡng lại được. Canh măng mực nấu rất kỳ công và khá là tốn thời gian, nhất là công đoạn tước măng và mực nhỏ như que tăm. Người nấu sẽ chế biến để không còn cảm thấy vị tanh của mực mà chỉ còn mùi thơm của mực nướng. Đặc biệt là thêm phần trứng thái chỉ lên trên vô cùng hấp dẫn. Món ăn này dường như đã trở thành một phong tục không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân Bát Tràng trong mỗi dịp Tết hay lễ hội.

Trà hột hoa sói

Đây là một phương pháp ướp trà và thưởng thức trà khá độc đáo ở Bát Tràng. Hoa sói có hương thơm mát dịu. Bông hoa sói có màu trắng nên khi đem ướp phải tươi, trắng và được sản xuất với một quy trình công phu và tinh tế. Mỗi lần pha trà thì ấm phải được tráng bằng nước nóng rồi cho thêm vào ấm trò một nắm trà rồi cho nước vào rồi đổ nhanh ra, đây gọi là giai đoạn rửa trà. Công đoạn này sẽ có tác dụng kích thích các phần tử trong trà để có thể giải phóng ra trong lần châm nước tiếp theo. Cuối cùng là cho định lượng nước và trà vừa đủ để uống. Đặc biệt nước mưa là loại nước dùng để pha trà rất là ngon.

Xôi vò chè đường

Món ăn này là món ăn tráng miệng truyền thống của người Bát Tràng, đặc biệt là vào mùa hè. Loại xôi này khá kỳ công và cần nhiều công đoạn chế biến. Hạt xôi nấu sao cho tơi, đỗ xanh bám hết vào từng hạt xôi tạo thành một lớp vàng mỏng nên khi ăn với chè mới vừa miệng, hài hòa không bị ngán. Tuy nhiên cái đặc biệt trong món xôi chè đường không chỉ là ở món xôi mà còn là bát chè được ướp hương hoa bưởi. Mùi thơm thanh tao hòa tan trong miệng, chè sóng sánh không loãng cũng không đặc.

Bánh khoai nướng cốt dừa

Một món ăn yêu thích được nhiều người yêu thích khi đến Bát Tràng là bánh khoai nướng cốt dừa. Bánh được làm từ khoai tím, khoai vàng nên mang trọn vị của khoai. Bánh ăn có vị ngậy của nước cốt dừa và vị bùi bùi của những cọng dừa được thái nhỏ rắc trên bánh. Khoai được chọn lọc kỹ càng trước khi sơ chế, luộc chín rồi nghiền chín. Sau đó cho vào khuôn nén chặt, rắc vừng. Cuối cùng là nướng bánh trên lò để tạo thành chiếc bánh khô đều bên ngoài.

Chè kho Bát Tràng

Nếu đi du lịch Bát Tràng thì đừng bỏ qua món chè kho, một món ăn dân dã chỉ có trong những mâm cỗ ngày Tết của người dân ở đây. Với một công đoạn khá là công phu, nếu không cẩn thận thì chè sẽ bị vón cục và khét. Chính vì vậy mà món chè khi được đem ra đãi khách như một món quà của gia chủ để cầu mong một năm ngọt ngào như hương vị đặc trưng của món ăn.

Lưu trú khi đến Làng gốm Bát Tràng

Nhiều du khách thắc mắc việc lưu trú khi đến làng gốm Bát Tràng. Thật ra đây là một địa điểm mà các du khách có thể đi lại trong ngày nên hoàn toàn có thể lưu trú ở trong toàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy nếu là khách du lịch từ các tỉnh khác hãy dành một ngày tham quan làng gốm Bát Tràng và chiều tối trở lại trung tâm thành phố để nghỉ ngơi và khám phá Hà Nội về đêm nhé.

Các địa điểm tham quan gần Làng gốm Bát Tràng

Khu đô thị xanh Ecopark

Nằm trong cung đường đến làng Bát Tràng nên du khách có thể ghé tham quan khu đô thị xanh Ecopark. Đây là một địa điểm có không gian thoáng mát, trong lành. Nhất là những ngày cuối tuần về đến đây chơi, đặc biệt đây còn có nhiều chỗ cho trẻ em chơi rất an toàn.

Thảo nguyên hoa Long Biên

Tại Gia Lâm có một vườn hoa có diện tích rộng tới 6ha. Nơi đây du khách sẽ tha hồ chụp hình với những bức hình đẹp và tự nhiên nhất. Bên trong vườn có hàng chục loại hoa và những khung cảnh khác nhau. Tuy nhiên vào đây có mất phí và tùy vào mục đích như thế nào nhé.

Khu đô thị Times City (Vincom Mega Mall)

Sau khi đã trải nghiệm làng gốm thì chạy ngay qua khu đô thị Times City. Đây là một tổ hợp đô thị phức hợp tại Hà Nội. Ở đây là nơi mà du khách có thể trải nghiệm những khu mua sắm, ăn uống và vui chơi cùng với gia đình, bạn bè đầy thú vị.

Kinh nghiệm đi Làng gốm Bát Tràng

Để có được một chuyến thăm quan vui vẻ thì dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm khi đi Làng gốm Bát Tràng:

  • Khi tới làng gốm Bát Tràng, đặc biệt là vào chợ thì nên mặc cả. Cần phải mặc cả khoảng ⅔ giá trị sản phẩm mà người bán đưa ra. Ngoài ra du khách nên đi xem giá các quán trước khi lựa chọn quán mà mình mua.
  • Ở đây là làng gốm nên sẽ có nhiều đồ vật dễ bị vỡ nên hãy cẩn thận, đặc biệt là khi đi cùng trẻ nhỏ.
  • Nếu mua bất kỳ sản phẩm nào cần phải kiểm tra kỹ để không thấy bị lỗi.
  • Du khách càng đi về phía sâu trong chợ thì sẽ càng có nhiều sản phẩm giá rẻ.
  • Luôn bảo quản tư trang, vật dụng cá nhân vì chợ là nơi đông người nên dễ xảy ra trộm cắp.

Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp các du khách có thêm nhiều kinh nghiệm cho chuyến tham quan làng gốm Bát Tràng của mình. Đừng quên lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời và ý nghĩa tại làng nghề truyền thống này nhé.

Đã cập nhật vào ngày 14/12/2023
4.62
dựa trên 1176 đánh giá
5
76.62%
901
4
12.84%
151
3
7.91%
93
2
1.02%
12
1
1.53%
18
Hình ảnh
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
comment
avatar
avatar
Quyên Lê 2020-08-12 08:57:29

Điểm du lịch đáng tới
Có nhiều điểm đẹp, được tự mình tạo nên những sản phẩm gốm sứ.

Trả lời
avatar
Svy House 2020-07-27 15:46:30

làng gốm bát tràng
đã trãi nghiệm và làm ra một chiếc ly

Trả lời
avatar
Mật Mật 2019-08-11 10:37:55

Làng Gốm Bát Tràng
Cổ kính và bình yên. Hãy dành 1 ngày để khám phá nơi đây nhé!!!

Trả lời
avatar
0peth Pham 2019-07-09 09:57:55

Thăm quan kết hợp mua săm, học hỏi
Một chuyến đi không quá xa và có thể kết hợp Thăm quan, mua săm, học hỏi, giáo dục cho trẻ em!

Trả lời
avatar
Đạt Lưu Tiến 2019-06-19 17:49:40

great !!!
very nice !!!!!!!!!!

Trả lời
avatar
PHẠM DUY ĐÔNG 2019-06-13 11:10:40

Gốm
Đến đây để ngắm các tác phẩm nghệ thuật gốm sứ

Trả lời
avatar
Thik Đi Bộ 2019-05-24 21:42:59

các bạn có thể bắt xe bus 47A, 47B hoặc xe ecopark 7A tới Bát Tràng.
Chi tiết như sau:
https://youtu.be/1-mFA7OmdUQ

Trả lời
avatar
Phạm Thị Biên Thuỳ 2018-12-28 00:12:58

Không hổ danh làm gốm Bát Tràng
Thật sự các sản phẩm trưng bày ở đây đều rất tuyệt vời, từ ly chsn tách đền bình hoa mấy mét đều rất đẹp và sắc sảo (y)

Trả lời