Cột cờ Hà Nội

537 reviews
Viết review

Bên cạnh những địa danh, thắng cảnh, khu di tích văn hoá, lịch sử của Thủ đô thì Cột cờ Hà Nội cũng được xem là một trong những công trình độc đáo, tiêu biểu nhất thủ đô. Cột cờ Hà Nội không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn là biểu tượng lịch sử, biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong hành trình độc lập và tự do.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: 20.000vnđ/ người

  • Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Giới thiệu chung về Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi là Kỳ Đài, là một trong số ít hiếm hoi những công trình trong quần thể Hoàng thành Thăng Long còn nguyên vẹn đến nay, trường tồn với thời gian, mang tầm vóc uy nghi và lắng đọng. Không những vậy, công trình độc đáo này cũng là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến lịch sử, có ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được dựng lên tại Hà Nội.

cot co ha noi
Cột cờ Hà Nội. Ảnh: Insta Phương Anh

Ngày nay, Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, trên con đường Điện Biên Phủ, trung tâm quận Ba Đình, đối diện với Vườn hoa Lê Nin. Với kiến trúc độc đáo, cổ kính với quốc kỳ tung bay trên bầu trời suốt 77 năm qua, cột cờ Hà Nội trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của chuyến hành trình khám phá vùng đất nghìn năm văn hiến.

Thông tin cần biết về Cột cờ Hà Nội

Địa chỉ, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 9h – 17h hàng ngày. ( trừ thứ Hai )
  • Số điện thoại: 024 3823 4264

Giá vé

  • Giá vé niêm yết: 20.000đ/vé 
  • Học sinh, sinh viên, người từ 60 tuổi trở lên: 10.000đ/vé 
  • Học sinh dưới 15 tuổi, người có công với cách mạng: Miễn phí

Một lưu ý nhỏ là du khách cần mang theo giấy tờ tùy thân để làm minh chứng thì nhân viên bán vé mới có thể áp dụng đúng mức giá.

Lịch sử Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 1805 - năm 1812 dưới thời nhà Nguyễn. Từ đó đến nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô. 

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng với mục đích là một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. 

hình ảnh cột cờ hà nội với những khẩu thần công phía trước
Cột cờ Hà Nội với những khẩu thần công ở phía trước. Ảnh: Insta VisitHanoi

Hầu hết các công trình kiến trúc cổ ở Hoàng thành Thăng Long đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Pháp từ năm 1896 đến năm 1897, tuy nhiên Cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi còn tồn tại cho đến ngày nay. Hình ảnh Cột cờ đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam, điển hình như lá cờ Việt Nam tung bay trên đỉnh Cột cờ lần đầu tiên vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và ngày giải phóng Thủ đô vào ngày 20/11/1945. Ngày 10 tháng 10 năm 1954. Vì thế hình ảnh Cột Cờ được in trên tờ tiền do Ngân hàng Việt Nam phát hành đầu tiên.

Năm 1989, cột cờ Hà Nội đã chính thức được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Tham quan cột cờ Hà Nội có gì?

Chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính

Lá Quốc kỳ được treo trên đỉnh cột cờ với hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên đỉnh cột cờ tung bay trong gió, nổi bật rực rỡ trên nền trời xanh với ý nghĩa hiên ngang, bất khuất và được thay mới sau từ 2 đến 3 tuần.

cot co ha noi nhin tu xa
Cột cờ Hà Nội nhìn từ xa. Ảnh: Insta VisitHanoi

Thiết kế lối cầu thang xoắn ốc bằng đá bên trong cột cờ, du khách có thể dừng chân nhìn thấy từng ổ cửa sổ hình xoắn ốc uốn lượn theo theo từng bức tường cong. Có tổng cộng 3 tầng quan sát riêng biệt và một thân cột, nếu muốn ngắm toàn cảnh thì du khách đi đến tầng quan sát trên cùng.

Ngắm cảnh, xe tăng, máy bay 

Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cột cờ là nơi lý tưởng để quan sát, ngắm nhìn trực thăng, xe tăng của bảo tàng. Ngoài ra, đây còn là nơi ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp của thủ đô như: Lăng Bác, Lầu Công Chúa, Hồ Hoàn Kiếm, Đoan Môn,..

Kiến trúc độc đáo của cột cờ 

Cột cờ có tổng cộng ba tầng, với hình kim tự tháp được bao bọc xung quanh bằng tường gạch và có cầu thang xoắn ốc dẫn lên đỉnh bên trong.

Tầng đầu tiên có chiều rộng 42,5 mét và chiều cao 3,1 mét. Tầng thứ hai rộng khoảng 25 mét và cao 3,7 mét ,có bốn cửa. Có dòng chữ được khắc trên mỗi cánh cửa. Cửa phía Đông có chữ Nghềnh Húc (để đón ánh nắng bình minh), cửa phía Tây có Hội Quang (để phản chiếu ánh sáng), cửa phía Nam có chữ Hương Minh ( hướng về ánh mặt trời ). Tầng 3 của Cột cờ Hà Nội có chiều rộng 12,8 mét và chiều cao 5,1 mét. Cột cờ có hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh, toàn bộ cột cờ cao 33,4m nếu tính cả cột cờ và cột cờ thì cao 41,4m.

Ý nghĩa của Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước từ thế kỷ XIX đến nay và đã trở thành niềm kiêu hãnh vô cùng to lớn của người dân Hà thành.

Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại, hình ảnh Cột cờ Hà Nội được xuất hiện ngày càng nhiều trong các tác phẩm văn hoá, cũng như xuất hiện trang trọng trên tiền giấy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong lần phát hành đầu tiên và nó mãi mãi sẽ là biểu tượng văn hoá – lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Cách di chuyển đến cột cờ Hà Nội

Với vị trí đắc địa, du khách rất dễ dàng tìm được vị trí của Cột cờ Hà Nội. Di tích cột cờ Thủ đô nằm ở khu vực trung tâm thành phố, do đó du khách hoàn toàn có thể ghé thăm nơi đây bằng cách loại phương tiện cá nhân hoặc công cộng. Du khách có thể đi theo hướng Tràng Thi, qua Cửa Nam rồi rẽ qua đường Điện Biên Phủ. Tiếp theo, du khách chỉ cần đi thẳng đến ngã 3 Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương là sẽ đến được Cột cờ Hà Nội. Ngoài ra, du khách có thể chọn các phương tiện công cộng như taxi, xe bus số 45, 34, 145 đều có lộ trình đi ngang đoạn đường Điện Biên Phủ.

Các điểm tham quan gần Cột cờ Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội 

Nhà thờ Lớn Hà Nội hay còn gọi là nhà thờ Chính toà thánh Giuse. Đây là một trong những di tích lịch sử kiến trúc thời Pháp thuộc còn sót lại trên mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến. Nhà thờ Lớn toạ lạc ngay vị trí điểm giao nhau giữa ba con phố là phố Nhà Thờ, phố Lý Quốc Sư và phố Nhà Chung. Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo và cũng là nơi tham quan ngắm cảnh quen thuộc và gần gũi của những người dân sinh sống tại Hà Nội. 

  • Địa chỉ: 40 Nhà Chung, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 
  • Từ thứ 2 - thứ 7: 8h – 11h, 14h – 20h.
  • Chủ nhật: 7h – 11h30, 15h – 21h.
  • Giá vé: Miễn phí

Mang kiến trúc phương Tây ấn tượng và nhuốm màu trầm mặc, rêu phong của thời gian, nhà thờ Lớn Hà Nội là một nét vẽ tinh tế tạo thêm điểm nhấn cho cảnh sắc phố phường Hà Nội. Khi đến với thủ đô Hà Nội cổ kính, du khách nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội được đắm chìm trong không gian mênh mông xinh đẹp của nhà thờ Lớn Hà Nội.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Bác, là nơi gìn giữ di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công vào ngày 02/9/1973 và khánh thành ngày 29/08/1975, tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ thường chủ trì các buổi họp mặt, gặp mặt quan trọng.

  • Địa chỉ: Số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Giá vé: 
  • Công dân Việt Nam: miễn phí
  • Người nước ngoài: 25.000 VNĐ/vé
  • Giờ mở cửa: 
  • Thứ hai, thứ sáu: Không tổ chức lễ viếng
  • Thứ ba, thứ tư, thứ năm:
    • Từ ngày 01/04 đến 31/10: 7h30 - 10h30
    • Từ ngày 01/11 đến 31/03: 8h - 11h
  • Thứ bảy, Chủ nhật và ngày lễ:
    • Từ ngày 01/04 đến 31/10: 7h30 - 11h
    • Từ ngày 01/11 đến 31/03: 8h - 11h30

Khi thăm Lăng Bác, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí vô cùng trang nghiêm, ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về quá khứ hào hùng của Bác.

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) sở hữu vị trí đắc địa thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan trong hành trình khám phá thủ đô Hà Nội.Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng và còn bởi những địa danh gắn liền với dấu ấn lịch sử của hồ như Đền Ngọc Sơn, nhà hát múa rối nước Thăng Long, phố đi bộ Hồ Gươm, Tháp Rùa,...

Phố cổ Hà Nội 

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một thành phố nhộn nhịp và hiện đại hóa nhanh chóng. Trong số tất cả sự thay đổi này có một điều không thay đổi – Khu Phố Cổ, hay Phố Cổ, trái tim và linh hồn lịch sử của Hà Nội. Với lịch sử hơn 1000 năm, khu phố cổ là nơi gặp gỡ của quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay nó nằm ở trung tâm của quận Hoàn Kiếm, phía Nam là phố Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Thùng và Cầu Gỗ, phía Bắc là phố Hàng Đậu, ở phía Tây là phố Phùng Hưng và phía Đông là đường Trần Nhật Duật.

Văn Miếu - Quốc tử giám

Hà Nội cũng tự hào có vô số sự hùng vĩ, lịch sử và những câu chuyện huyền diệu có thể mê hoặc hầu hết mọi du khách. Ẩn chứa rất nhiều điểm tham quan yên bình và nhẹ nhàng, thành phố xinh đẹp này sở hữu một kho tàng mang đậm dấu ấn lịch sử, được coi là trường đại học đầu tiên của đất nước, đào tạo ra nhiều nhân tài cho quốc gia. Đến đây, du khách sẽ biết vẫn còn tồn tại một nơi yên tĩnh giữa trung tâm thành phố.

  • Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Q. Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa:
  • Từ tháng 4 đến tháng 10: 07:30 - 17:30
  • Từ tháng 10 đến tháng 4: 08:00 - 17:00
  • Giá vé:
  • Người lớn: 30.000 VNĐ cho người Việt Nam và người nước ngoài
  • Sinh viên: 15.000 VNĐ ( Cần có thẻ sinh viên )
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí
  • Quy định về trang phục: Không mặc váy ngắn hoặc áo ba lỗ, luôn cởi mũ khi vào khu vực thánh địa.

Tham quan Cột cờ Hà Nội cho phép du khách hòa mình vào lịch sử của Việt Nam và đánh giá cao sự kỳ diệu về kiến ​​trúc đã trường tồn qua bao năm tháng. Giá trị lịch sử khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những du khách muốn tìm hiểu về quá khứ sôi động của Việt Nam và đắm mình trong niềm tự hào của cộng đồng người Việt.

Đã cập nhật vào ngày 23/01/2024
4.68
dựa trên 537 đánh giá
5
79.7%
428
4
11.73%
63
3
6.52%
35
2
0.93%
5
1
1.12%
6
Hình ảnh
avatar