Đà Nẵng
mask
Đã đi
Sắp đi
310,484 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Đà Nẵng

Đà Nẵng với vẻ đẹp bao la của đất trời hùng vĩ, cảnh đẹp đa dạng, độc đáo. Du khách khi đi du lịch về với miền đất biển Đà Nẵng, sẽ được chiêm ngưỡng và hòa mình vào bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ của các bãi biển dài tăm tắp, các con sóng vỗ nhịp nhàng trên bãi cát trắng thênh thang, bán đảo Sơn Trà vẫn còn đó nét đẹp hoang sơ và nhiều nét kỳ bí. Sự rung cảm trước những cây cầu hoành tráng mà nơi đây mang đến, cùng cảnh quan hùng vĩ của đồi núi trập trùng giữa thành phố nổi danh được bao bọc bởi đèo Hải Vân - được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". 

Hình ảnh du lịch Đà Nẵng
Bà Nà Hills, Đà Nẵng
Vietgangz Beach Club - địa điểm mới siêu xịn dành cho mọi lứa tuổi
Bảo tàng Đồng Đình - miền lưu giữ ký ức
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm trong dải đất ven biển miền Trung Nam Bộ, là trung tâm kinh tế - du lịch lớn của cả nước. Có Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng lớn nhất tại miền Trung, và cả Việt Nam (bên cạnh đó là: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - Hà Nội; Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM). Bởi thế, du khách dù ở bất kỳ nơi đâu, cũng có thể đi du lịch Đà Nẵng rất thuận tiện và nhanh chóng. 

Đà Nẵng là một trong những thành phố được mệnh danh là "đáng sống nhất Việt Nam". Nằm bên dòng sông Hàn thơ mộng; phía Đông vươn ra biển Đông rộng lớn với các bãi biển, bãi cát dài tăm tắp cùng bán đảo Sơn Trà với nhiều nét hoang sơ; phía Bắc và phía Tây lại được bao bọc bởi các dãy núi, ngọn đèo chênh vênh đặc sắc như đèo Hải Vân nổi tiếng. Đèo Hải Vân cũng chính là ranh giới cột mốc tự nhiên phân chia của vùng đất Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng. 

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là điểm nối, điểm trung chuyển quan trọng trong tuyến đường di sản miền Trung đầy nét đặc sắc. Bao bọc thành phố là 3 di sản văn hoá thế giới đặc sắc và vô cùng nổi tiếng: Hội An, Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn. Xa hơn một chút, các di sản thiên nhiên thế giới đầy hấp dẫn vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn quốc gia Bạch Mã. 

Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng

Đà Nẵng được biết đến với nhiều kiểu gọi và dịch nghĩa khác nhau, song trong đó cách dịch nghĩa và mang đúng tinh thần tên gọi nhất là Đà Nẵng có ý nghĩa là "Sông lớn", trong đó Đà là "sông" còn Nẵng là "lớn". Tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Chàm (còn được nhiều người biết đến là Chăm, Champa hoặc Chiêm Thành). Ngoài ra còn có cách giải thích khác rằng, theo tiếng Chàm xưa, Đà Nẵng được gọi là “Darak” hay “Danak” rồi người Việt đọc rồi dần mô phỏng thành “Đà Nẵng” nhưng vẫn mang ý nghĩa như trên.

Xa xưa, Đà Nẵng còn có tên gọi là "Hàn" hay "chợ Hàn". Tên gọi này xuất hiện nhiều tại các bài vè đặc sắc như “vè các lái” hay “vè thuỷ trình”,... Đây là những bài ca nghêu ngao cửa miệng của những ngư dân đi biển nhằm nhắc nhở, chỉ dẫn nhau nhận ra các địa phương đi qua vào những năm không có bản đồ hay hải đồ (cách đây hơn 300 năm). Tên gọi này xuất hiện mãi từ thời Mạc kéo dài đến thời nhà Nguyễn vẫn còn được áp dụng. 

Bên cạnh đó, từ những năm 1860 - 1888, Đà Nẵng còn có danh xưng là Tourane, do Pháp đặt tên cho đến hết giai đoạn Pháp thuộc (tức năm 1945). 

Thông tin cần biết về Đà Nẵng

  • Diện tích: 1.285 km2
  • Dân số: 1.188.347  (2022)
  • Biển số xe: 43
  • Mã vùng điện thoại: 0236
  • Mã QH: 490
  • Mã bưu chính/ Zip: 557400

Du lịch Đà Nẵng có gì chơi? Có gì đẹp?

Là một trong những tỉnh thành vô cùng nổi tiếng với nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch Đà Nẵng là về với cội nguồn lịch sử đặc sắc; đi đến các điểm tham quan lý tưởng và nhiều điểm tươi mới, tích cực; là thưởng thức các món đặc sản ngon lành, mang phong cách ẩm thực của một miền quê Trung Bộ đậm đà hương vị,...

Lịch sử Đà Nẵng

Trong suốt hành trình dài của lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Nam Bộ, Việt Nam. Nơi đây còn được biết đến là địa danh gắn liền với công cuộc mở cõi, xây dựng quốc gia Đại Việt từ nhiều thập niên kỷ về trước.

Dấu vết của một cửa ngõ giao thương sầm uất gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn dư âm và phát triển ở đó. Đà Nẵng vẫn khiêm nhường, chỉ là nơi tiềm cảng giao thương, trung chuyển các loại hàng hoá, hay sửa chữa tàu di chuyển… Tuy vậy, trong giai đoạn đấu tranh trong sử Việt. Vào thời Pháp khi tấn công vào Việt Nam, lựa chọn đầu tiên khi đổ bộ vào Việt Nam lại là Đà Nẵng. Những người Mỹ đầu tiên lựa chọn bước chân vào Việt Nam cũng lựa chọn địa điểm này. Điều ấy nói lên tầm thiết yếu cùng với sức ảnh hưởng của Đà Nẵng là vô cùng quan trọng, do vị trí ngay đầu tiên của mảnh đất này tại miền Trung, mà còn là trong cả nước.

Đà Nẵng hiện nay vẫn còn mang nhiều nét lịch sử đặc trưng của một vùng đất tiếp nối của lịch sử Việt với nhiều công trình, kiến trúc lịch sử nổi bật như thành điện Hải Đăng (toạ lạc tại Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng), tượng đài mùng 2-9 Đà Nẵng (toạ lạc tại Hoà Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng),...

Văn hóa, con người Đà Nẵng

Mỗi địa phương mang đến một đặc thù riêng về vùng miền, con người, không chỉ vậy mà còn có chủ trương, chính sách riêng biệt chỉ phù hợp với địa phương ấy về bối cảnh và các đặc điểm khác biệt. Đà Nẵng đã nhanh chóng trở thành thành phố có ấn tượng trong lòng nhiều du khách, với dấu ấn đặc biệt về một thành phố mang đậm tính nhân văn với chương trình “Thành phố 3 có”, “Thành phố 5 không”,... 

Các mảnh ghép sống động và chân chất từ con người, đời sống văn minh của Đà Nẵng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè, du khách khắp mọi nơi khi đến với vùng đất này. Đó chính là sự thiện lương, hiếu khách và thân thiện, đáng yêu từ những cụ ông cụ bà cho đến những bạn nhỏ tí xíu, từ những anh chị bán nước ven đường, cho đến những anh chị chiến sĩ công an. Họ đều hết mình, sẵn sàng giúp đỡ một cách chân thành nhất. Những cách hành xử nho nhỏ, đời thường ấy đã toát lên một Đà Nẵng thân mến, nhiệt tình, chân thành, văn minh từ những con người bình dị như thế. 

Thời tiết, khí hậu Đà Nẵng

Mang khí hậu của vùng chuyển tiếp hai miền Bắc - Nam, Việt Nam. Đà Nẵng mang không khí trội hơn của miền đất phía Nam, với hai mùa chính là mùa khô (tháng 1 đến tháng 7), mùa mưa (tháng 8 đến tháng 12). Bên cạnh đó, Đà thành vẫn có một vài đợt rét lạnh của không khí đông nhưng không dài, không rét quá đậm. Du lịch Đà Nẵng có thể đi vào quanh năm.

Từ khoảng cuối tháng 12 đến cuối tháng 3, Đà Nẵng mát mẻ, dễ chịu, rất phù hợp cho các chuyến du xuân khi giá thành ăn uống, nghỉ ngơi khá rẻ. Lưu ý rằng, khi đi vào tiết xuân du khách nên trang bị cho mình một chiếc áo khoác mỏng, để có thể ấm áp hơn vào thời tiết se lạnh vào đêm của Đà Nẵng. 

Đến đầu tháng 4 đến giữa tháng 9, Đà Nẵng vào mùa đẹp nhất. Nhưng, thời điểm này là thời gian cao điểm của những chuyến du lịch hè, khá đông người và giá thành khá cao. Tuy thế, thiên nhiên tháng 4 vô cùng đẹp, tại bán đảo Sơn Trà cây rừng bắt đầu thay lá vàng, lá đỏ đẹp rực rỡ. 

Giữa tháng 9 đến cuối tháng 12, vào tầm cuối năm tiết trời tại Đà Nẵng không còn nắng nóng, mà bắt đầu lác đác xuất hiện các cơn mưa rào nhưng không quá kéo dài. Giá vé, giá các dịch vụ vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống đã giảm xuống khi qua giai đoạn mùa cao điểm. Là thời điểm thích hợp để đến nghỉ ngơi tại Đà Nẵng.

Ẩm thực Đà Nẵng

Mang không khí của một miền đất chuyển tiếp của hai miền Nam Bắc. Đà Nẵng mang đến cho du khách không chỉ là các điểm đến hấp dẫn, các điểm tham quan đặc sắc mà còn làm ấm dạ dày của những tín đồ yêu thích ẩm thực miền Trung Bộ. Cũng như những điểm đến thu hút tại vùng đất Trung Bộ, ẩm thực Đà Nẵng có nhiều hương vị đậm đà, thơm ngon, gắn liền với mảnh đất biển cả. Các sản vật địa phương được chế biến vô cùng đặc biệt, mang nhiều dấu ấn vùng biển với chút mặn và cay cay. Dù là các bếp ăn vỉa hè, các món bình dân hay cao cấp đều có thể "đánh gục" dạ dày của những du khách khi đến với mảnh đất Đà thành. 

Các món ăn phải thử khi đi du lịch Đà Nẵng như: Bún bò, cơm niêu, cơm hến, bún chả thịt, cao lầu, mì quảng, bánh căn, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt, cá nục cuốn bánh tráng, bê thui cầu Mống, bánh tráng kẹp, gỏi cá, chè xoa xoa hạt lựu, da heo trộn, kem bơ, ram cuốn cải, chè chuối nướng, trứng cút phô mai đút lò, ốc hút, các loại hải sản tươi sống,...

Lễ hội hấp dẫn ở Đà Nẵng

Văn hoá Đà Nẵng hấp dẫn từ bao đời nay. Đi du lịch Đà Nẵng khách du lịch không chỉ là về thăm lại cội nguồn dân tộc của một miền đất Trung Bộ hữu tình, của một địa phương được xem là độc đáo và đa dạng về các ngày lễ, các sự kiện đặc sắc bật nhất, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch đông đảo tại Việt Nam. Lễ hội tại Đà Nẵng nhiều không thể nào bỏ lỡ với nhiều truyền thống văn hoá truyền thống mà còn là các sự kiện vui chơi giải trí nhộn nhịp, tươi vui nổi bật của vùng. 

Trong thời gian diễn ra lễ hội, cả một vùng trời Đà Nẵng nhập tràng trong màu sắc rực rỡ, rộn ràng nhộn nhịp của những khúc ca mang nhiều màu sắc dân tộc của sự cầu an, những câu ca của bài chòi độc đáo mà tha thiết.  Các lễ hội có từ rất xưa, được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ con cháu của Đà Nẵng, như lễ hội Cầu Ngư (từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng ÂL hàng năm), lễ hội đình làng Hoà Mỹ (12/01 ÂL hàng năm), lễ hội Quan Thế Âm (19/02 ÂL hàng năm), lễ hội đình làng An Hải (10/08 ÂL hàng năm), hội đua thuyền (02/09 DL hành năm)...

Không chỉ là những lễ hội truyền thống, con người Đà Nẵng còn mang đến cho du khách nhiều màu sắc đặc biệt của các sự kiện nổi bật vô cùng đặc sắc như: Lễ Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản, lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng, Lễ hội chào đón năm mới tổ chức vào khoảng tháng 12 hàng năm…. 

Địa điểm du lịch Đà Nẵng

Có thể nói, đi dọc dải đất Việt Nam khó có nơi nào trên đất nước này có những cảnh đẹp biển đảo độc đáo, đa dạng gây xúc cảm to lớn như khi đi du lịch Đà Nẵng. Với nhiều loại hình du lịch độc đáo với da dạng tài nguyên thiên nhiên, nhiều cảnh đẹp đặc sắc với đủ mọi cảnh quan đồi núi trập trùng dung dị, nên thơ hay những khu vui chơi giải trí hoành tráng, với đủ mọi loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng…

Dưới đây là một vài địa điểm tham quan thu hút khách tại Đà Nẵng: 

Cầu Rồng: An Hải Tây, Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Núi Ngũ Hành Sơn: 81 Huyền Trân Công Chúa, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Làng cổ Phong Nam: Phong Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Giếng trời: Hòa Ninh, Hòa Vang, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Cầu khóa tình yêu:Trần Hưng Đạo, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Tượng cá chép hóa rồng: Trần Hưng Đạo, An Hải Tây, Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi cỏ cháy: Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi Bụt: Hoàng Sa, Bãi Bụt, Bán Đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

  • Gửi xe: 5.000đ/chiếc (xe máy), 15.000/chiếc (ô tô)
  • Thuê chòi: 250.000đ - 350.000đ/ chòi mát.
  • Thuê lều/trại qua đêm: 500.000đ - 600.000đ/lượt

Cầu sông Hàn: An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng 

Giá vé: miễn phí vào cổng

Đi du thuyền trên sông Hàn với giá:

  • Người lớn: 150.000đ/người/chuyến
  • Trẻ em (dưới 1m3): 100.000đ/người/chuyến. 

Phim trường Thuận Phước Field: Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng

Giá vé: 

  • Người lớn: 200.000đ/người
  • Trẻ em (cao trên 1m2): 100.000đ/người
  • Trẻ em (dưới 1m2): miễn phí
  • Đoàn có ekip 5 người: 2.000.000đ/đoàn (số lượng đông/ít hơn sẽ có thương lượng)

Các bãi biển đẹp tại Đà Nẵng:

Bãi biển Non Nước: Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi biển Mỹ Khê: Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi biển Xuân Thiều: Đường Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi biển Nam Ô: Hòa Hiệp, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

Bãi Cát Vàng: Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

Giá vé: miễn phí vào cổng

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thời điểm đi du lịch Đà Nẵng đẹp nhất là từ: Tháng 2 – 8 hàng năm, tuy khí hậu có nóng hơn nhưng ít mưa và bão và nẵng rất đẹp. Còn từ tháng 9 – 1 là mùa mưa, đặc biệt từ tháng 10 – 12 thường hay có bão đổ bộ vào nên khá nguy hiểm. Tuy nhiên vào mùa cao điểm từ tháng 2 đến tháng 8 du khách thường đến đây rất đông nên các dịch kèm theo như: Khách sạn/ nhà nghỉ, vé máy bay đều tăng cao, bạn nên chủ động đặt trước để có chuyến đi được tuyệt vời hơn bao giờ hết.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Bãi biển Mỹ Khê Cầu Sông Hàn Ngũ Hành Sơn Cáp treo Bà Nà

3. VĂN HÓA

Trên địa bàn thành phố có khá nhiều điểm vui chơi, văn hóa giải trí. Trên cơ sở một nhà hát cũ đã xuống cấp, Nhà hát Trưng Vương được xây mới và khánh thành năm 2006 với sức chứa hơn 1.200 chỗ ngồi. Đây là nơi thường xuyên tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như tuồng, cải lương và nghệ thuật sân khấu hiện đại như: vũ kịch, múa ba lê, opera, nhạc giao hưởng,...các hội thảo, hội nghị và các sự kiện văn hóa lớn của thành phố.

4. ĐỊA LÝ

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Bus Xe ôm

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Bạn có thể di chuyển đến các tỉnh và các thành phố lân cận từ đà nẵng bằng các phương tiện khác nhau như xe khách, tàu hỏa, máy bay...

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. INTERNET

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Hầu hết các thẻ thanh toán nội địa và quốc tế được chấp nhập ở đây, ngoài ra bạn còn có thể thanh toán qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến khác.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 50.000-20.000 đồng, một bát phở 20.000-90.000 đồng, một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Bánh bèo Bánh nậm Bánh đúc Bún bò Bánh xèo

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội pháo hoa quốc tế

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Liên hệ bệnh viện gần nhất

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 29/10/2024