Điện Biên
mask
Đã đi
Sắp đi
42,293 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Điện Biên

Sẽ chẳng có ai còn lạ lẫm gì với những trang lịch sử hào hùng ở Điện Biên Phủ vào những năm 1954. Ngày nay Điện Biên đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách khắp mọi miền tổ quốc. Nơi đây có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc lại có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng. Bên cạnh những trang lịch sử, những địa danh lịch sử nổi tiếng. Điện Biên còn có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú.

Hình ảnh du lịch Điện Biên
Khám phá Điện Biên Phủ.
DIEN BIEN PHU
Về Điện Biên Thăm Dấu Tích Lịch Sử
Xem tất cả ảnh

Từ một chiến trường đầy bom đạn, hàng rào thép gai, đẫm mồ hôi, máu xương của quân và dân Việt Nam...Điện Biên nay đã thay da đổi thịt, trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng với nhịp sống xanh tươi, tràn đầy sức sống của người Tây Bắc và sự thân thuộc, gần gũi của các dân tộc anh em.

Giới thiệu tỉnh Điện Biên

Điện Biên không chỉ là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc mà còn nổi tiếng với những cung đường đẹp đến khó tin, cùng với núi rừng hùng vĩ mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Thiên nhiên tươi đẹp và quá khứ hào hùng đã khiến nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. 

Nguồn gốc tên Điện Biên

Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt vào năm 1841. "Điện" có nghĩa là vững chãi, "Biên" có nghĩa là vùng biên giới, biên ải, "Điện Biên" có nghĩa là miền biên cương vững chắc.

Giới thiệu về Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc, cách Hà Nội gần 500 km về phía Tây; Giáp tỉnh Lai Châu ở phía Bắc, giáp tỉnh Sơn La ở phía Đông và Đông Bắc, giáp Lào ở phía Tây, giáp Trung Quốc về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 9.554,097 km2. Địa hình chủ yếu dốc, hiểm trở và bị chia cắt nhiều, gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và có độ cao từ 200m đến hơn 1.800m. Xen kẽ với các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối dốc và hẹp.
Tỉnh Điện Biên bao gồm 1 thành phố là thành phố Điện Biên Phủ, 1 thị xã là thị xã Mường Lay và 8 huyện là huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng, huyện Mường Chà, huyện Mường Nhé, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, và huyện Nậm Pồ. Dân số tỉnh Điện Biên là 705.089 người (2023). Và đây là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc là Thái, Mông, Kinh, Dao, Kh' mú, Hà Nhì, Lào, Hoa, Kháng, Mường, Cống, Nùng, Phù Lá, Thổ, Tày, Sán Chay, Xi Mun, Si Lavà các dân tộc khác.

Điện Biên là một tỉnh có khá nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là về văn hóa, lịch sử. Đáng chú ý nhất là hệ thống di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Còn về tự nhiên thì tỉnh có nhiều hang động, suối khoáng, hồ... Điển hình như Hang động Pa Thơm, Thẩm Pua; suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; hồ Pá Khoang, Pê Luông, rừng nguyên sinh Mường Nhé… Bên cạnh đó, Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể khi có 21 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa đặc sắc riêng rất đa dạng, tiêu biểu là dân tộc Thái, H'Mông...

Các thông tin cần biết về Điện Biên

  • Dân số: 705.089 người (2023)
  • Diện tích: 9.554,097 km²
  • Độ cao: 1.500
  • Biển số xe: 27
  • Mã vùng điện thoại: 0215
  • Mã QH: 094
  • Mã bưu chính/ Zip: 380000

Du lịch Điện Biên có gì hay?

Điện Biên - một vùng đất du lịch phát triển nổi tiếng, nơi kết hợp hài hòa giữa di tích lịch sử hào hùng, phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu ôn hòa. Đến Điện Biên, du khách sẽ được trải nghiệm sự đa dạng văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống tại đây, tạo nên một hành trình khám phá đầy sắc màu và ý nghĩa.

Lịch sử Điện Biên

Điện Biên là vùng đất sinh sống và định cư từ thời tiền sử. Qua những bằng chứng khảo cổ thời kỳ đồ đá và sự hiện diện của các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩm Pua đã cho thấy người xưa đã có mặt từ rất sớm và nơi đây đã từng là trung tâm của người người Việt cổ.
Vào thế kỷ thứ IX và X người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ đã truyền bá thế lực của mình ra toàn bộ lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh đến các vùng: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo... Thế kỷ XI - XII, người Tày Đăm, Mường Om, Mường Ải đánh chiếm Mường Lò. Từ đó, những cư dân này sau đó đã theo thủ lĩnh Pu Lang Chương đánh chiếm Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng là cai trị cả một vùng từ Nghĩa Lộ qua Sơn La đến Điện Biên ngày nay.

Ngày 28-1-1953, Khu Tây Bắc được thành lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu được tách ra từ Liên khu Việt Bắc. Cho đến tháng 11 năm 2003, Quốc hội thông qua Nghị quyết chia tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.

Ngày 7-5-1954 tỉnh Điện Biên có một sự kiện gây chấn động thế giới đó chính là chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương và cũng là chấm dứt và cũng là thời điểm chấm dứt hoàn toàn 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến.

Văn hóa và con người ở Điện Biên

Người Thái là một trong 19 dân tộc anh em chung sống và chiếm 37,99% số dân của toàn tỉnh. Người Thái đã tạo ra những phong tục và bản sắc văn hóa riêng. Cộng đồng người Thái ở Điện Biên gồm hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng.

Tiếng Thái thuộc ngữ hệ Kadai Thái, chữ viết thuộc hệ thống chữ cái tiếng Phạn (Indic). Người Thái có một nền văn hóa phong phú được ghi lại qua các sử thi, tục ngữ, ca dao, dân ca, đặc biệt là thơ ca dân gian xồng chu. Khun Lu, Cô Ua. Người Thái nổi tiếng với các làn điệu (hát), như khắp báo xao, khắp lồng tồng, khắp ca. Nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Thái thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày như trang phục, nhà sàn, văn nghệ, ẩm thực, lao động sản xuất và các nghi lễ, lễ hội.

Người Thái còn nổi tiếng với các điệu Xòe: Xòe vòng, Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe chai, Xòe Hoa. Nó được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, là sân chơi để mọi người trò chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi, đồng thời nghệ thuật Xòe cũng được coi là phương tiện giao tiếp để kết nối mọi người với nhau.

Đây là một nét văn hóa truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã gây dựng và trao truyền. Nghệ thuật Xòe Thái mang tính dân tộc sâu sắc bởi nó đã khẳng định được bản sắc riêng không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào và có sức lan tỏa rộng rãi bởi nó đã trở thành sản phẩm nghệ thuật chung của toàn xã hội. Hơn nữa các trò chơi dân gian truyền thống như tung còn, đẩy gậy, kéo co, tó má lẹ, cờ phại... cũng rất nổi tiếng. 

Khí hậu

Khí hậu tỉnh Điện Biên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, núi cao nên mùa hạ nóng chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng và mưa nhiều: mùa đông tương đối lạnh, lượng mưa ít; Mùa hạ nóng, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 21 đến 23 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm đến 2.500 mm. 

Mùa khô ở Điện Biên bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đây là khoảng thời gian có thời tiết khá hanh khô, tùy thời điểm mà nhiệt độ sẽ lạnh hoặc ấm vừa. Tháng 2, tháng 3 hàng năm là mùa hoa ban, hoa đào, hoa mận nở rộ khoe sắc. Đặc biệt vào cuối năm tháng 12 là thời điểm hoa dã quỳ vàng rực.

Mùa mưa ở Điện Biên bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.Lúc này thời tiết sẽ hơi khô và se lạnh. Đây là thời điểm mùa lúa chín ở Tây Bắc, nhất là khi địa hình đồi núi Tây Bắc với những thửa ruộng bậc thang đặc trưng trải dài thẳng cánh cò bay. 

Ẩm thực

Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, ở mỗi dân tộc lại có những món ăn truyền thống mang sắc thái dân tộc riêng. H'Mông nổi tiếng với món mèn đen, người Tày có thắng cố, người Thái nổi tiếng với các món nướng như cá, gà, lợn... Tuy nhiên, một số món ăn được nhiều dân tộc bản địa ưa chuộng nhất là thắng cố và các món ăn được làm từ thịt trâu, cá… Và điểm khác biệt nổi bật chính là không gian và thời gian để thưởng thức những món hải sản dân tộc này.

Người Thái có cách chế biến món ăn rất công phu và độc đáo và khá kỳ công nhất là cách tẩm ướp từng món ăn để đạt được hương vị đặc biệt hấp dẫn. Điểm độc đáo của các món ăn Thái là hoàn toàn không có chất béo và rất chú trọng đến việc cân bằng các vị đắng, cay, mặn và hăng. Ngoài ra, còn được biết đến với ẩm thực Tây Bắc các món nướng, nộm và xôi.

Trong các món ăn, người dân Tây Bắc sử dụng các loại gia vị như mắc khén, ớt, tỏi, gừng… để tẩm ướp thực phẩm trước khi chế biến theo cách riêng của họ. Đối với người Thái, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên luôn được ưu tiên, chúng đều trở thành những món ăn đặc trưng và hấp dẫn như măng đắng, măng ngọt, nấm Hương… Đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Thái, không thể thiếu rượu trắng hay rượu cần, họ dùng nó để đãi khách.

Lễ Hội

Điện Biên có bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc trưng, hòa với sắc đẹp mê hôn của rừng hoa ban và những điệu xòe của người Tây Bắc. Đặc biệt, đây là nơi gặp gỡ và cư trú của 21 dân tôc gồm Kinh, Thái, Mông, Tày, Nùng… vì vậy nền văn hoá Tây Bắc có một sự giao thoa, chắt lọc một cách tinh tế mà thể hiện rõ nhất ở các lễ hội.

Lễ Tủ Cải: diễn ra vào tháng 11 hằng năm sau. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong phong tục vòng đời người Dao và đánh dấu sự trưởng thành giống như lễ trưởng thành của người Kinh trong xã hội cổ truyền. Người dân quan niệm ai được làm lễ là đủ năng lực, tư cách với công việc của gia tộc, cộng đồng.

Lễ Bó khoăn khoai: diễn ra vào tháng 11 hàng năm, sau vụ thu hoạch. Đây là một nghi lễ đồng bào dân tộc Lự nhằm tỏ lòng biết ơn con trâu đã gắn bó, đồng hành cùng họ trong lao động sản xuất. Nhờ có sức kéo của con trâu, mùa màng mới mau chóng hoàn thành, người dân sẽ ấm no, đủ ăn và giàu có.

Lễ hội Thành Bàn Phủ: diễn ra trong hai ngày ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên… để tưởng nhớ vị tướng Hoàng Công Chất – người có công thống nhất nhân dân, các dân tộc ở các vùng thành một khối thống nhất, xây dựng tình đoàn kết và đánh giặc giữ nước bảo vệ núi rừng vùng biên cương của đất nước từ năm 1739 – 1769.

Lễ mừng cơm mới dân tộc Si la: diễn ra từ tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời điểm mùa lúa Tây Bắc sắp chín. Đây là một một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Si La. Họ  đem những hạt lúa chín đầu tiên của mùa gặt để cúng tổ tiên trước khi vào vụ gặt vì họ tin rằng họ luôn có sự che chở của tổ tiên và để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, đã truyền lại kinh nghiệm sản xuất cho con cháu.

Lễ hội Hạn Khuống: diễn ra vào tháng 11 hàng năm sau vụ thu hoạch. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Thái ở Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Lễ hội này do nhà gái đứng ra tổ chức, nhưng thực chất là một cuộc giao lưu vui vẻ để làm quen với bạn đời. 

Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú: diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch hằng năm. Thông qua nghi lễ, người dân thể hiện niềm lạc quan, niềm tin yêu vào cuộc sống và thiên nhiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, để cây lúa, cây ngô, cây sắn tươi tốt, cao vút, trĩu hạt, đồi núi xanh tươi.

Các địa điểm du lịch phổ biến tại Điện Biên

Điện Biên nổi tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ và nhiều di tích lịch sử về trận chiến chấn động thế giới này như đồi A1, C1, hầm Đờ Cát… ​​Ngoài ra, Điện Biên còn được du khách biết đến với nhiều địa điểm du lịch đẹp và đầy hoang sơ.

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ 

Địa chỉ: thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Giá vé: miễn phí

Khu di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ bao gồm Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và các khu di tích tiêu biểu của Chiến thắng Điện Biên Phủ xưa như đồi A1, C1, C2, D1, Đồn Hồng Cúm, Him Lam, Đồi Độc Lập, Cầu Mường Thanh, Sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ Cụm hầm chỉ huy Pháo đài. Bên trong bảo tàng lưu giữ các hiện vật cổ, tranh vẽ và thông tin về chiến thắng trong trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

Hồ Pá Khoang

Địa chỉ: xã Pá Khoang, TP. Ðiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Giá vé: miễn phí

Đến thăm hồ Pá Khoang, du khách có thể chèo thuyền len lỏi vào các ngóc ngách của các đảo, khám phá biết bao điều kỳ thú của thiên nhiên. Du khách cũng có thể đi bộ xuyên rừng để thưởng ngoạn phong cảnh và thăm các bản làng dân tộc Thái hoặc Khơ Mú hoang sơ, tìm hiểu về văn hóa truyền thống và thư giãn nơi những ngôi nhà sàn xinh xắn phản chiếu trên mặt hồ....

Đảo Hoa Anh Đào

Địa chỉ: xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Giá vé: 80.000 – 120.000 đồng/vé

Đảo hoa anh đào nằm ở giữa lòng hồ Pá Khoang hiện đang là điểm du xuân tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách. Có diện tích 5ha, hàng nghìn cây anh đào đua nhau khoe sắc dưới nắng xuân như ở Nhật Bản. Từ cuối tháng 12 năm trước đến hết tháng 1 năm sau, cả đảo hoa tràn ngập sắc hồng của hoa anh đào khiến trở thành điểm nhấn khác biệt thu hút đông đảo du khách. Trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Cánh đồng Mường Thanh

Địa chỉ: Am Thanh, Điện Biên Phủ, Thanh Hưng, Điện Biên, Điện Biên 

Giá vé: miễn phí

Cánh đồng dài hơn 20 km từ huyện Nghĩa Lộ đến thành phố Điện Biên. Từ tháng 8 đến tháng 9, cảnh sắc cánh đồng Mường Thanh khoác lên mình một màu vàng rực rỡ, uốn lượn bên dòng sông Nậm Rốm và trải dài hai bên là những cánh đồng lúa như trải dài đến tận chân trời. Xa xa có những dãy núi cao hoang sơ. Bức tranh đồng quê tuyệt đẹp này đã làm lay động biết bao trái tim của du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Khu du lịch sinh thái Đào Viên Sơn

Địa chỉ: Bua 1, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Giá vé: 50.000 đồng/vé

Nằm giữa thung lũng cà phê Arabica Mường Ảng. Có diện tích 70.000 m2 với đồi cỏ tự nhiên, vườn hoa, ao cá, thác nước nhân tạo... Đặc biệt với hơn 1000 gốc đào cổ thụ, đan xen với nhiều loài cây cỏ, kết hợp với cảnh quan đồi núi khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Ngoài ra, còn có trang trại tảo xoắn tươi cao cấp duy nhất tại Điện Biên.

Hang động Hắt Chuông

Địa chỉ: bản Huổi Cang, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Giá vé: miễn phí

Hang động Hắt Chuông có chiều dài tới 120m gồm 3 khoang lớn và 4 cửa ra vào. Hang động hiện là nơi lưu giữ các tính chất đa dạng của tự nhiên như địa chất, sinh thái, khí hậu, cảnh quan…được hình thành cách đây hàng ngàn năm trong quá trình kiến tạo địa chất. Hệ thống nhũ đá nguyên sơ muôn hình, muôn vẻ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tạo hình tuyệt mỹ của tự nhiên.

Rừng chè Shan tuyết cổ thụ

Địa chỉ: thôn Sín Chải và Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa

Giá vé: miễn phí

Huyện Tủa Chùa nằm ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển. Địa điểm này đang sở hữu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, nhiều cây đã vài trăm năm tuổi. Đây là trà được trồng tự nhiên hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ. Chè Shan tuyết cũng được coi là cây đại thụ của Việt Nam nhờ khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp đã giúp cây chè nơi đây phát triển rất tốt. Và quần thể chè Shan tuyết ở Điện Biên đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. 

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Điện Biên giáp tỉnh Sơn La về phía đông và đông bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía bắc, giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía tây bắc và giáp Lào về phía tây và tây nam.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường; chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hóa đa dạng theo dạng địa hình và theo mùa.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Đèo Pha Đin Đồi A1 và nghĩa trang liệt sĩ đồi A1Cánh đồng Mường Thanh Vườn anh đào Mường Phăng Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ Động Xá Nhè

4. VĂN HÓA

Ở Điện Biên có nhiều lễ hội, nổi bật nhất là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ. Lễ hội hoa ban Điện Biên thường diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hoá dân tộc ở Điện Biên.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Xe khách

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Thịt trâu gác bếp. Măng đắng. Rau từ cây hoa Ban. Rượu sâu chít. Pa Pỉnh Tộp. Thịt gà đen Tủa Chùa. Xôi nếp nương Điện Biên. Bắp cải cuốn nhót xanh.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội Thành Bản Phủ. Lễ hội Hạn Khuống. Lễ hội ném còn Điện Biên.

7. Lời khuyên

1. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

2. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 07/12/2024