Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát
Điện Biên Phủ- nơi "lẫy lừng non sông, chấn động địa cầu một thời". Còn nhớ như yên cái ngày 7/5/1954 năm ấy lá cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên khi một chỉ huy trưởng của đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 - Tạ Quốc Luật đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.
1. GIỚI THIỆU HẦM CHỈ HUY TƯỚNG ĐỜ CÁT
Nằm ngay trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên. Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát nổi bật lên với những hàng rào giậu, gia cố cẩn thận để chống lại sự tàn phá của thời gian, hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng.
Đứng trên một ngọn đồi cao bạn có thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát, phía trên miệng hầm dựng một bức hình bằng xi măng rộng khoảng 6 mét vuông, khác họa hình ảnh tướng Đờ Cát cầm ba tong cùng đoàn tùy tùng lầm lũi đầu hàng quân đội Việt Nam. Mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm, đây là con đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1, mà thời đó quân Pháp đã dựng lên.
Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, với một lối đi dọc, 2 cửa ở hai đầu. Bên trong hầm được chia làm 4 gian, dùng làm nơi làm việc.
Bên trong hầm hiện nay khi tham quan, bạn sẽ còn thấy chiếc bàn sắt của tướng này và các tùy tùng còn giữ nguyên vẹn.
Đã gần 60 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khu di tích này đã được xếp hạng 23 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng quân và dân ta vẫn không quên được khoảng khắc lá cờ tung bay trên nóc hầm, đánh đuổi thực dân Pháp.
2. HẦM CHỈ HUY TƯỚNG ĐỜ CÁT Ở ĐÂU
Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát cách đồi A1 khoảng 1.5km về hướng Tây Bắc, nay thuộc phường Mường Thanh, huyện Điện Biên thành phố Điện Biên Phủ.
Giá vé tham quan hầm chỉ huy tương Đờ Cát: 15.000 VND/lượt.
3. CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN HẦM CHỈ HUY TƯỚNG ĐỜ CÁT
Xe khách: Từ Hà Nội bạn có thể mua vé xe khách đi Điện Biên tại Bến xe Mỹ Đình (thời gian 12 - 13 tiếng).
Xe máy: Dựa vào bản đồ bạn có thể đi bằng xe máy, tuy nhiên bạn cần phải cứng tay lái mới nên đi xe máy nhé. Bởi vì đường đi vòng vèo và trên đường thường xuyên có xe tải lớn vận chuyển hàng hóa nên rất nguy hiểm.
Máy bay: Mỗi ngày từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ đều có 2 chuyến/ngày bằng máy bay ATR-72 thuộc hãng Vietnam Airlines, thời gian bay khoảng 1 giờ tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với đi bằng xe đúng không nào.
4. NÊN ĐI HẦM CHỈ HUY TƯỚNG ĐỜ CÁT VÀO MÙA NÀO
Thời thiết ở đâu khá mát mẽ và dễ chịu vì có khí hậu nhiệt đới gió mùa và núi rừng, nhiệt độ khoảng từ 21 đến 23 độ C. Nên tránh đi vào tháng 6, 7, 8 vì thời tiết lúc này hay mưa.
Để chắc chắn rằng bạn có những trải nghiệm đẹp về cảnh quan và khám phá hết địa điểm du lịch này thì nên đi vào tháng 12 năm này đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, thời điểm này các bạn nhớ trang bị áo khoắc, quần dài nhé vì nhiệt độ về đêm khá thấp - đôi khi nhiệt độ hạ chỉ còn 5 - 10 độ C.
Gody tiết lộ thêm, vào tháng tháng 12 ở Điện Biên có Hoa Dã Quỳ, tháng 3 có mùa Hoa Ban, tháng 9 mùa lúa 9. Bạn có thể tham khảo thêm để có nhiều trải nghiệm tại vùng đất lịch sử này nhé.
5. MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN QUANH HẦM CHỈ HUY TƯỚNG ĐỜ CÁT
5.1 BẢO TÀNG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Bảo tàng Điện Biên được xây dựng vào năm 1984 và khánh thành vào năm 2014 tại thành phố Điện Biên. Bảo tằng tọa lạc tại Phố 1, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
5.2 TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 thuộc Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Tượng cao 16,6m, chất liệu bên ngoài được đúc bằng đồng thau, bên trong bằng bê tông, trọng lượng toàn khối lên tới 220 tấn. Tượng gồm 3 anh bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng.
5.3 THÀNH BẢN PHỦ
Thành Bản Phủ là dấu mốc lịch sử của người hùng Hoàng Công Chất đánh đuổi chống giặc ngoại xâm vào thế kỷ 18.
Đây là nơi ghi dấu các hoạt động nổi bật nhất của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất. Ông là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nước ta thế kỷ 18.
Thành được xây dựng cách đây hơn 200 năm, nay thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 8km về phía Nam.
5.4 HỒ PÁ KHOANG
Pá Khoang được ví như “cô gái Thái xinh đẹp ngủ quên trong rừng",và cũng có thể ví như "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ của vùng núi Tây Bắc. Nằm ngoài lòng chảo Mường Thanh, hồ Pá Khoang có tổng diện tích 2.400 héc ta, trải rộng trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Hồ
5.5 VƯỜN ANH ĐÀO MƯỜNG PHĂNG
Đã tới Điện Biên thì không thể không ghé vườn Anh Đào Mường Phăng, địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Nó không chỉ đẹp mỗi khi anh đào noẵ mà còn là nơi được gọi là chiến dịch làm nên lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Giữa hồ Pá Khoang rộng lớn, có một cồn đất nổi lên, đó chính là khu vườn chỉ 5 héc ta trồng hoa Anh Đào. Vào mùa Xuân, đặc biệt là những ngày cận Tết, hoa anh Đào thi nhau nở rộ tạo nên một khung trời màu hồng giữa hồ nước trong xanh tạo nên khung cảnh hữu tình mà chỉ ở trong phim bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nơi đây. Để ra được vườn anh Đào, bạn phải thuê xuồng máy, di chuyển khoảng 20 phút. Giá thuê xuồng máy khoảng 1.300.000 VND cho 8 người đi và về.
Ảnh: Internet
Tài liệu: tổng hợp