Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu được nhiều du khách biết đến là cái nôi của đờn ca tài Nam Bộ, gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác giả của bản nhạc “Dạ cổ hoài lang’’ vô cùng nổi tiếng. không chỉ thế, nơi đây còn là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé thăm với nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn lý thú, các ngôi chùa mang nét cổ kính xưa cũ, bảo tàng văn hóa nhiều nét lý thú... Về du lịch Bạc Liêu thăm thú cảnh quan với nhiều điều tuyệt vời, ngồi bên con nước mát rượi lắng nghe những bài ca, giọng hát, tiếng đờn của những giọng ca nơi đây khiến ta thêm thoải mái, thong thả biết bao.
Giới thiệu về Bạc Liêu
Bạc Liêu là một trong những tỉnh thành được nhiều du khách lựa chọn khi đi du lịch miền Tây. Năm Nằm trong vị trí vô cùng thuận lợi khi có biển, có địa hình thấp,.. rất phù hợp cho du lịch tham quan nghỉ dưỡng.
Tỉnh Bạc Liêu thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm trên bán đảo của Cà Mau. Có diện tích tự nhiên là 2.669 km2. Bạc Liêu nằm tại tuyến đường giao thông quan trọng của nước ta là quốc lộ 1A, cách TPHCM khoảng 280km, cách Cần Thơ 110km theo tuyến đường bộ, do đó du khách có thể di chuyển đến Bạc Liêu bằng xe máy hay ô tô. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho Bạc Liêu trong giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế xã hội.
Thiên nhiên Bạc Liêu vô cùng đặc sắc với bờ biển dài 56 km, với nhiều loài cá,tôm, hải sản, ốc, sò huyết,... Bạc Liêu còn được ưu ái với hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc sắc như: rừng tràm, rừng cây chà là,... Không những vậy, Bạc Liêu có các vườn chim với số lượng khoản hơn 40 loài chim như: điên điển, quắm trắng, vịt nước, chằn bè, cò lông bông, quắm đen, le le, vạc,... Vườn chim Bạc Liêu được đưa vào hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam từ 1986.
Nguồn gốc tên gọi Bạc Liêu
Danh xưng “Bạc Liêu” được cho là có nguồn gốc từ "Pô Léo" - theo phiên âm tiếng Hoa của giọng Triều Châu dùng để chỉ xóm nghèo làm nghề biển, đánh bắt cá hay chài lưới. Mà từ Pô có phát âm chại theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo được đọc thành “Liêu”.
Ngoài ra,còn có rất nhiều giả thuyết về cái tên Bạc Liêu. Đặc biệt nhất phải nói đến giả thuyết cho rằng, Pô là đồn, là pót; còn Liêu lại là Lào (hay Ai Lao) của tiếng Khmer. Bởi theo nhiều người nói lại rằng, xưa kia trước khi người Hoa đến vùng đất này thì nơi đây có một đồn (bót) của người Lào, từ đó mới có tên như hiện nay.
Thông tin cần biết về Bạc Liêu
- Diện tích: 213,8 km2
- Dân số: 998.500 người (2022).
- Dân tộc chủ yếu: Kinh, Hoa,Khmer và một số dân tộc khác
- Biển số xe: 94
- Mã điện thoại: 0291
- Mã QH: 954
- Mã ZIP: 84291
Du lịch Bạc Liêu có gì hay? có gì đẹp?
Không chỉ nổi tiếng về tiếng đờn, tiếng ca đầy ngọt ngào. Bạc Liêu còn hấp dẫn du khách với cánh đồng điện gió tuyệt đẹp, các ngôi chùa với lịch sử lâu đời,... Đến du lịch tại Bạc Liêu du khách sẽ được hoà mình vào không khí nhộn nhịp của vùng đất với tiếng ca, tiếng đờn, với người dân chân chất thật thà, với văn hoá, lịch sử mở cõi.. Thêm yêu, thêm mến cái vùng đất nhỏ nhưng mang đủ các sự đẹp đẽ đến cho du khách.
Lịch sử
Trãi qua bao thăng trầm, biết bao biến cố của lịch sử phát triển đất nước nói chung, miền đất Bạc Liêu nói riêng. Đa số dân cư Bạc Liêu là dân “xiêu tán”, là những người nghèo khổ đi “tha phương cầu thực”. Dẫu vậy, mảnh đất này vẫn sừng sững, ngày càng trù phú do sự bồi đắp của phù sa lấn biển, đặc biệt là sự chung sức sự đồng lòng của đồng bào dân tộc nơi đây.
Lịch sử hình thành của vùng đất Bạc Liêu gắn liền với công cuộc khai khẩn đất hoang, xây dựng vùng đất này của ông Mạc Cửu. Ông đã chiêu tập một số người Hoa, người Việt ở Phú Quốc, Long Xuyên, Rạch Giá… Lập ra thôn làng, xóm dân đầu tiên tại mảnh đất Bạc Liêu này. Sau đó, sau nhiều lần thay đổi địa giới, thay đổi hành chính, Bạc Liêu đã và đang phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế, xã hội,... Đến tận bây giờ.
Văn hóa, con người
Tại Bạc Liêu, có 3 dòng văn hóa đặc sắc và nổi trội đan xen là: văn hóa người Kinh, văn hóa người Hoa và văn hoá người Khmer. Họ đã có lối sống với văn hoá đan xen nhau, họ luôn tương trợ, sống hoà hợp và chân thành cởi mở. Phong cách sống mang đậm nét dân dã của một miền sông nước, họ bộc trực, chất phác và dám đứng lên phản kháng mạnh mẽ trước những điều bất công xã hội.
Đặc biệt nhất, khi đi du lịch Bạc Liêu là cách giao tiếp của người dân nơi này. Tại các địa phương, người lớn tầm tuổi trung niên giữa người Khmer và người Kinh kết thân làm "ní" (tức người cùng tuổi). Các lớp trẻ người Hoa và người Kinh lại thường gọi nhau là "chế" (tức là chị) hay "hia" (anh) rất đặc biệt.
Nghệ thuật trong văn hóa, thưởng thức âm nhạc nghệ thuật Bạc Liêu vô cùng đặc sắc, mang đậm nét âm hưởng dân gian. Phải kể đến sự nổi tiếng của các bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, chuyện vui bác Ba Phi, hay vè của ông Bửu Trượng…
Thời tiết, khí hậu
Mỗi mùa, Bạc Liêu đều đem đến một cảnh sắc thiên nhiên với vẻ đẹp riêng biệt, các vẻ đẹp của Bạc Liêu là phần lớn là các di tích, các khu miệt vườn,.. Bởi lẽ đó du khách có thể về du lịch Bạc Liêu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt là thời tiết, khí hậu tại Bạc Liêu rất biết chiều lòng người khi chỉ giao động khoảng 23 đến 32 độ, là thời tiết được rất nhiều du khách lựa chọn cho chuyến du lịch của cá nhân, gia đình hay tụ họp vi vu cùng bạn bè.
Nhưng, nhiều du khách nếu yêu thích du lịch bụi, du lịch tự túc có thể lựa chọn đến với Bạc Liêu vào tháng 10 để tham gia lễ hội Ok Om Bok, đây là một trong 3 lễ hội lớn của đồng bào người Khmer ở Bạc Liêu.
Lễ hội
Hàng năm, tại vùng đất Bạc Liêu diễn ra rất nhiều lễ hội hấp dẫn và đặc sắc. Người Việt tại đây có hội nghinh ông, đại lễ kỳ yên,lễ thờ thần hoàng bổn cảnh có công với đất nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong… Ngoài ra, các lễ hội đặc sắc phải kể đến như Lễ hội "Dạ cổ Hoài lang", Lễ hội "Đồng Nọc Nạng"...
Lễ hội Nghinh Ông: địa chỉ tại biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, tổ chức vào 2 ngày là ngày 9-10 tháng 3 (ÂL) hàng năm. Lễ hội được tổ chức bởi ngư dân tại vùng biển Bạc Liêu, nhằm tưởng nhớ công ơn của loài cá voi (là vị thần Đại tướng quân Nam Hải theo người dân đi biển) bởi theo truyền thuyết xưa, cá Ông đã có công cứu giúp ngư dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn mỗi khi gặp bão tố.
Lễ hội “Dạ cổ Hoài lang”: địa chỉ tổ chức lễ hội tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm (chính là ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang) lễ hội sẽ được tổ chức. Lễ hội nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu - người đã góp công sức vô cùng lớn lao cho sự ra đời và phát triển của ca vọng cổ ngày nay. Lễ hội là nơi tôn Vinh cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tôn vinh bản Dạ Cổ Hoài Lang. Không chỉ thế, lễ hội còn là dịp để người dân nơi đây cùng tôn vinh những nghệ sĩ, nghệ nhân đã bỏ nhiều công sức công lao đóng góp để giúp duy trì, phát triển, bảo tồn và làm phong phú thêm cho vốn âm nhạc truyền thống Nam Bộ.
Lễ hội “Đồng Nọc Nạng”: địa chỉ tổ chức lễ tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng, Giá Rai, Bạc Liêu.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 đến 17/2 (ÂL) hàng năm. Lễ hội tổ chức để tri ân những bậc tiền nhân, các bậc anh hùng đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân, đặt biệt là gia đình Mười Chức - với tinh thần quyết không cúi đầu trước bọn ác bá, cường hào.Và ngay tại nơi diễn ra cuộc nổi dậy đã được người dân Bạc Liêu xây dựng lên khu di tích đồng Nọc Nạng tại nơi diễn ra cuộc nổi dậy, cũng chính là nơi tổ chức lễ hội. Lễ hội diễn ra trang trọng, uy nghiêm với nghi thức truyền thống là tưởng niệm và dâng hoa, dâng hương những người đã khuất.
Điểm du lịch hấp dẫn tại Bạc Liêu
Là điểm đến du lịch với nhiều điều mới lạ, lý thú. Đi du lịch Bạc Liêu du khách sẽ có cảm giác như đàn bước vào chốn địa linh nhân hoà, để rồi các rung cảm trong cảm xúc được thăng hoa một cách đặc sắc với nhiều điểm hấp dẫn.
Cánh đồng quạt gió
Địa chỉ: Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu
Giá dịch vụ tham khảo: 20.000đ/người.
Là điểm đến thu hút nhiều du khách khi đi du lịch Bạc Liêu, đến với cánh đồng quạt gió du khách có thể tha hồ tạo dáng bên khung trời đẹp như "trời Âu", một vẻ đẹp nên thơ vốn có tại nơi này. Lưu ý rằng, du khách nên đến vào khoảng khung giờ từ 3 đến 4 giờ là khoảng thời gian đẹp nhất cho những bức ảnh lung linh, tuyệt diệu.
Khu du lịch Nhà Mát
Địa chỉ: Bạch Đằng phường Nhà Mát, Bạc Liêu
Giá dịch vụ tham khảo: 30.000đ/người.
Là điểm đến vô cùng hấp dẫn được chia thành nhiều khu như: công viên xanh ven bãi biển, sân khấu đa năng, khu resort cao cấp, khu ẩm thực, khu nhạc nước… Phục vụ du khách với nhiều loại hình vui chơi, giải trí đa dạng, hấp dẫn tại miền sông nước Cửu Long.
Nhà công tử Bạc Liêu
Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP. Bạc Liêu.
Giá dịch vụ tham khảo: 15.000đ/người.
Là điểm đến nổi tiếng bậc nhất tại Bạc Liêu. Đến tham quan ngôi nhà được xây dựng bởi người Pháp, với nguyên vật liệu được vận chuyển nguyên khối từ Pháp về Bạc Liêu. Đây được xem là ngôi nhà bề thế, giàu có bật nhất lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. Đến tham quan, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy, nghe trình bày về cuộc sống vàng son một thời của cậu ba Huy (tức công tử Bạc Liêu), và cả gia đình của cậu Ba rất nổi tiếng.
Chùa Xiêm Cán
Địa chỉ: ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, Bạc Liêu.
Giá dịch vụ tham khảo: miễn phí.
Được đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất của người Khmer tại Bạc Liêu. Mang nét hài hoà của văn hóa, kiến trúc và cả tín ngưỡng của ba dân tộc chủ đạo là Kinh, Hoa, Khmer. Chùa với sự uy nghi, trang nghiêm, cùng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa chính là chìa khóa để chùa luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Nhà thờ Tắc Sậy
Địa chỉ: Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, Bạc Liêu
Giá dịch vụ tham khảo: tham quan miễn phí.
Còn được biết đến với cái tên là nhà thờ Cha Diệp. Là nhà thờ nổi tiếng nhất trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Về thăm nhà thờ, du khách ngoài viếng thăm mộ phần của cha Trương Bửu Diệp, viết các mong cầu cho đời sống âm no, du khách còn có thể chiêm ngưỡng một kiến trúc đặc sắc của một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất xứ Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, du khách du lịch Bạc Liêu còn có thể ghé tham quan: Sân chim Bạc Liêu, biển Bạc Liêu, tháp cổ Vĩnh Hưng, quần thể kiến trúc nhà Tây..