Lạng Sơn
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh bản địa hấp dẫn, độc đáo và hoang sơ. Du lịch Sơn La còn nổi tiếng với tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt và tiếp đó là linh địa cổ Mẫu Sơn được là nơi “giao hòa linh khí giữa trời và đất” và là nơi có vị trí “đắc địa”. Hơn thế nữa, Mẫu Sơn còn là nơi lưu giữ loại hình sinh hoạt tâm linh, thờ tổ tiên của người Dao, thờ thần núi của người Tày, tổ chức lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang.
Giới thiệu Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 154 km về phía Tây Nam, giáp tỉnh Cao Bằng ở phía Bắc, giáp Trung Quốc phía Đông Bắc với đường biên giới 231,74 km, giáp tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông Nam, giáp tỉnh Bắc Giang ở phía Nam, giáp tỉnh Thái Nguyên phía ở Tây Nam, giáp tỉnh Bắc Kạn ở phía Tây. Lạng Sơn có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 252m ( điểm thấp nhất 20m tại thung lũng sông Thương, điểm cao nhất là đỉnh Phia Me với độ cao 1.541m ).
Sông ngòi Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm trên địa hình dốc của vùng núi Đông Bắc. Mạng lưới sông ngòi ở Lạng Sơn khá phong phú, gồm 5 con sông chính độc lập là sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Tiên Yên - Ba Chẽ (hay Nậm Lưới - Đồng Quy) và sông Na Lang.
Tổng diện tích tự nhiên Lạng Sơn là 8.310,2 km², gồm 1 thành phố là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện là các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc, Chi Lăng, Bình Gia, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Đình Lập và Hữu Lũng.
Dân số Lạng Sơn là 800 nghìn người (2022) gồm 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó người Nùng chiếm đa số 43,19%, người Tày chiếm 34,58%, người Kinh chỉ chiếm 16% và người Dao chiếm 3,5% và các dân tộc thiểu số như dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông chiếm khoảng 2.73%.
Nguồn gốc tên gọi
Theo giả thuyết của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh trình bày tại hội thảo khoa học “Xứ Lạng – Lạng Sơn” tháng 10/1986: Từ “Lạng” là bắt nguồn từ tiếng Hán – Việt cổ, còn từ “Lũng” trong ngôn ngữ Tày – Nùng. Xứ Lạng là nơi có nhiều “Lũng” và như vậy, Xứ Lạng hay Lạng Sơn tức là nơi của những thung lũng có núi cao hùng vĩ.
Thông tin cần biết về Lạng Sơn
- Dân số: 800 nghìn (2022)
- Diện tích: 8.310,2 km2
- Độ cao: 252m
- Biển số xe: 12
- Mã vùng điện thoại: 0205
- Mã QH: 178
- Mã bưu chính/ Zip: 25000
Du lịch Lạng Sơn có gì hay? có gì đẹp?
Lạng Sơn thuộc vùng núi Đông Bắc, có nhiều lợi thế về sự kết hợp hài hòa giữa vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và chiều sâu văn hóa của vùng đất. Du lịch Lạng Sơn, du khách có thể bắt gặp những vườn đào, đồi chè, những thửa ruộng bậc thang, những thắng cảnh núi cao, trù phú và đầy hoang sơ với những trang phục thêu sặc sỡ, kiến trúc nhà sàn đậm chất vùng Đông Bắc với những nét đặc trưng của dân tộc Dao, Tày-Nùng… và hòa mình vào những sinh hoạt truyền thống của cộng đồng địa phương. Khám phá văn hóa bản, làng không chỉ là cơ hội để tìm hiểu thêm về văn hóa các dân tộc mà một cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lịch sử
Trước khi nhà nước Văn Lang được thành lập, lúc này Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải. Vào thời Bắc thuộc, Lạng Sơn thuộc Giao Chỉ. vào thời Đinh, Đại Cồ Việt được thành lập, trở thành đạo Lạng Sơn. Năm 1466, Vua Lê Thánh Tông chia thành 12 đạo thừa tuyên, Lạng Sơn trở thành thành thừa tuyên Lạng Sơn.
Tháng 4/1976 Lạng Sơn sáp nhập với Cao Bằng để thành lập tỉnh Cao Lạng. Tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng lại được chia lại thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Ngày 17/10/2002, chính phủ thành lập thành phố Lạng Sơn trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Văn hóa, con người Lạng Sơn
Nằm ở khu vực vùng núi phía Đông Bắc, Lạng Sơn là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc anh em lâu đời như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay,… Góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và giàu có của nền văn hóa xứ Lạng.
Dấu vết văn hóa của Lạng Sơn hiện hữu trong mỗi di tích, như di tích lịch sử nổi tiếng đèo Chi Lăng, khu du kích Bắc Sơn, di tích chiến thắng đường số 4, danh thắng Động Nhị Thanh, Tam Thanh, Nàng Tô Thị Vọng Phu, Quần thể danh thắng Mẫu Sơn, Thác Bản Ngà…
Cũng không thể quên những nét văn hóa đặc sắc của nền văn hóa như Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Đầu Pháo Kỳ Lừa, Lễ hội Tro Ngo…Nhắc đến văn hóa phi vật thể của Lạng Sơn, người ta nhớ đến kho tàng dân ca, dân vũ vô cùng phong phú.
Đặc biệt, làn điệu sli nhẹ nhàng được lồng vào câu tục ngữ “ốm đêm dài, sli đêm ngắn”, làn điệu dân ca đặc sắc... Nét văn hóa đặc sắc của Lạng Sơn là tục gói bánh chưng, bánh dày hay lễ cấp sắc của người Dao và thi ném còn chọn bạn ngày Xuân...
Người dân Lạng Sơn đã duy trì và nuôi dưỡng nếp sống văn hóa giàu bản sắc trong gia đình và cộng đồng dân cư dù còn nhiều khó khăn, gian khổ. Các nghề truyền thống vẫn còn được gìn giữ cho đến hôm nay như dệt thổ cẩm, đóng bàn ghế tre, đan chiếu trúc…. đến nghệ thuật chế biến các món ăn truyền thống.
Khí hậu
Khí hậu Lạng Sơn thuộc khí hậu cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm là 21,9°C/năm, lượng mưa trung bình năm là 1349 mm/năm và độ ẩm tương đối 80%. Khí hậu Lạng Sơn phân mùa khá rõ rệt, mùa khác nhau sở hữu nhiệt độ phân bố không đều do chịu ảnh hưởng của địa hình miền núi phức tạp và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh.
Vào mùa lạnh, gió mùa Đông Bắc thịnh hành còn vào mùa nóng thì gió Nam và Đông Nam thịnh hành. Mùa đông rất lạnh do có địa hình cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc và nhiều năm liền xuất hiện băng tuyết phủ dày trên đỉnh Mẫu Sơn.
Ẩm thực
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với quang cảnh hùng vĩ mà còn nổi tiếng các đặc sản. Ẩm thực đặc trưng đã góp phần tạo nên sự khác biệt trong văn hóa xứ Lạng. Vốn ẩm thực của xứ Lạng rất phong phú, nhưng phải kể đến là: Heo quay, Vịt quay mác mật, Thịt nhục bò, Khoai sọ nhồi thịt, Phở chua, Bánh cuốn trứng, Phở Lộc Bình,… Cùng với các ăn kèm nổi tiếng như là măng chua ngâm ớt, mứt quất hoặc chanh, rau rừng bao gồm bắp cải, cải xanh, thịt bò, dưa cải... Còn vào mùa măng thì có măng non xào mứt lá, xào lá chanh, măng đắng, măng tre. Ngoài ra, xứ Lạng con nổi tiếng với các món bánh truyền thống đặc trưng có kể đến như bánh chưng, bánh cốm, bánh trôi, bánh phu thê...
Vào những ngày đông se lạnh có món rau củ hầm nóng hổi, thơm phức và đậm đà hương vị. Về đồ uống, nổi tiếng với rượu Mẫu Sơn, được chưng cất theo phương pháp cổ truyền từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc vùng núi cao Mẫu Sơn.
Lễ hội
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn có các lễ hội dân gian truyền thống với nhiều phong cách độc đáo, nội dung phong phú và hấp dẫn. Lễ hội ở Lạng Sơn gắn liền với văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, kiếm sống bằng nghề trồng trọt, đánh cá và nghề rừng.
Một số lễ hội còn liên quan tới các nhân vật lịch sử trong ngày khai hội như Ná Nhim, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, đền Tả Phủ... góp phần tôn vinh truyền thống yêu nước, văn hóa dân tộc.
Lễ hội chùa Tam Thanh
Địa điểm: Chùa Tam Thanh, Tam Thanh, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 15/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội Ná Nhèm
Địa điểm: Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 15/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội chùa Tiên
Địa điểm: Chùa Tiên, Chi Lăng, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 18/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội chùa Bắc Nga Lạng Sơn
Địa điểm: Chùa Bắc Nga, Gia Cát, Cao Lộc, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 15 tháng 1 âm lịch hằng năm
Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Địa điểm: Đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ, Tp. Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 22/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội Phài Lừa
Địa điểm: Hồng Phong, Bình Gia, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 4/4 âm lịch, tổ chức vào năm nhuận
Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn
Địa điểm Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 16/1 âm lịch hằng năm
Hội đền Bắc Lệ
Địa điểm: Đền bà chúa Thượng Ngàn, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 18, 19, 20/9 âm lịch hằng năm
Lễ hội Bủng Kham Lạng Sơn
Địa điểm: Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 4/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội đền vua Lê
Địa điểm: Đền vua Lê, Hoàng Đồng, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 23/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội Quỳnh Sơn - Bắc Sơn
Địa điểm: Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 12, 13/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội Đền Mẫu Lạng Sơn
Địa điểm: Đền Mẫu, Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Ngày 10/1 âm lịch hằng năm
Lễ hội đầu pháo Lạng Sơn
Địa điểm: Đền Tả Phủ, Hoàng Văn Thụ, Lạng Sơn
Thời điểm tổ chức: Từ ngày 22 – 27/1 âm lịch hằng nă
Các địa điểm du lịch phổ biến
Nhắc đến Lạng Sơn là người ta thường nghĩ ngay đến Mẫu Sơn – địa điểm thường xuất hiện băng tuyết trong những năm gần đây, thu hút rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác nổi tiếng được nhiều người biết đến như Danh thắng Nhị Tam Thanh, núi Tô Thị – Thành nhà Mạc, du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Yên Thịnh… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử, nhiều di tích cách mạng gắn liền với thời kỳ giặc ngoại xâm lăng trong quá trình dựng nước và giữ nước như: Ải Chi Lăng, Khu di tích lịch sử khởi nghĩa Bắc Sơn, Khu di tích lịch sử chiến thắng đường 4...
Du lịch Bắc Sơn
Núi Nà Lay
Địa chỉ: Bắc Sơn, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Làng Quỳnh Sơn
Địa chỉ: Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn
Địa chỉ: Long Đống, Bắc Sơn, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Hồ Pác Mỏ
Địa chỉ: Hữu Vinh, Bắc Sơn, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Bình Gia
Thác Đăng Mò
Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, Bình Gia, Lạng Sơn
Giá thành: 50.000 đ/vé
Hang Thẩm Khuyên
Địa chỉ: Tô Hiệu, Bình Gia, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Cao Lộc
Đỉnh Mẫu Sơn
Địa chỉ: Mẫu Sơn, Cao Lộc, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan
Địa chỉ: Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Đền Mẫu Đồng Đăng
Địa chỉ: Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Làng đá Thạch Khuyên
Địa chỉ: Xuất Lễ, Cao Lộc, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Chi Lăng
Ải Chi Lăng
Địa chỉ: Chi Lăng, Chi Lăng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Hang Gió
Địa chỉ: Mai Sao, Chi Lăng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Núi đá vôi Lạng Nắc
Địa chỉ: Mai Sao, Chi Lăng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Đồi Khau Sao
Địa chỉ: Hữu Kiên, Chi Lăng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Đình Lập
Thiên đường cỏ lau
Địa chỉ: Bắc Xa, Đình Lập, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch đồi chè
Địa chỉ: Thái Bình, Đình Lập, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Hữu Lũng
Thảo nguyên Đồng Lâm
Địa chỉ: Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Làng sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên
Địa chỉ: Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Giá vé: Đang cập nhật
Đền Bắc Lệ
Địa chỉ: Tân Thành, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Cánh đồng lúa Yên Thịnh
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Lộc Bình
Linh địa cổ Mẫu Sơn
Địa chỉ: Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Di tích núi Phặt Chỉ
Địa chỉ: Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Thác Bản Khiến
Địa chỉ: Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Tràng Định
Khu di tích Pác Lùng - Ký Làng
Địa chỉ: Tri Phương, Tràng Định, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Hang Cốc Mười
Địa chỉ: Chí Minh, Tràng Minh, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Khu du lịch sinh thái Hữu Liên
Địa chỉ: Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Giá vé: Đang cập nhật
Du lịch Văn Quan
Thung lũng Nà Lùng
Địa chỉ: Hữu Lễ, Văn Quan, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Thác Pác Éng
Địa chỉ: Hữu Lễ, Văn Quan, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Du lịch Văn Lãng
Chùa Tân Thanh
Địa chỉ: Tân Thanh, Văn Lãng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí
Chợ Tân Thanh
Địa chỉ: Cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng, Lạng Sơn
Giá vé: Miễn phí