Đền Kỳ Cùng
Nếu có dịp tới Lạng Sơn thì một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ chính là đền Kỳ Cùng. Đây là ngôi đền thiêng liên thờ Quan đệ ngũ Tuần Tranh, là một vị quan thứ năm trong Tôn Quan thời nhà Trần. Ngôi đền mang phong cách kiến trúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại.
Giới thiệu về đền Kỳ Cùng, Lạng Sơn
Đền Kỳ Cùng nằm tại Phường Vĩnh Trại, ở phía bắc của sông Kỳ Cùng, được xem là một trong những vị trí linh thiêng để thờ thần Giao Long - một vị thần giữ mưa thuận gió hoà quanh năm. Theo những ghi chép trong lịch sử thì đền Kỳ Cùng đã có từ rất lâu và không ai nhớ được chính xác năm thành lập của đền cũng như người xây đền. Chỉ biết được đây là một ngôi đền có diện tích nhỏ, được dựng lên bằng đất để thờ thần cai quản vùng này, phù hộ cho người dân mùa màng bội thu.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí đã ghi chép lại về ngôi đền này thì “Ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng có con giao long thành thần đào hang ở đây, nên đền thờ này rất thiêng, nhiều lần đã được các vua chúa phong tặng.” Sau này, đền thờ thần Giao Long được thay bằng quan Đệ Ngũ Tuần Tranh bởi tâm thức của người dân.
Họ cho rằng sự tích đền Kỳ Cùng gắn liền với truyền thuyết quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là con của Bát Hải Động Đình đã giáng trần xuống ở thời nhà Trần, được vua cử lên trấn thủ vùng Lạng Sơn để chỉ huy đánh giặc. Sau này thua trận, ông đã bị vu cáo về tội quyến rũ vợ người khác nên đã thả mình xuống sông Kỳ Cùng để tự vẫn và chứng minh sự trong sạch của mình.
Hiểu thấu được nỗi oan uổng của ông, thần linh đã hoá phép ông trở thành 2 thần là ông Cộc và ông Dài ngự tại đền để cai trị cũng như điều phối dòng sông. Nỗi oan của ông sau này cũng đã được Thân Công Tài - vị tướng thời nhà Lê chứng minh sự trong sạch. Và Thần Công Tài cũng là một nhân vật có công lao lớn với người dân, đất nước và là một danh nhân văn hoá lúc bấy giờ.
Thông tin về đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
Đền Kỳ Cùng mở cửa từ 6h00 sáng đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần. Vào các dịp lễ hội hay tết nguyên đán đền sẽ mở cửa cả ngày để đón tiếp các phật tử, du khách về đây thắp hương và cầu nguyện. Vào thăm đền Kỳ Cùng, du khách sẽ không mất phí vào cửa nhưng du khách nên công đức để góp phần bảo trì, xây dựng chùa khi có hỏng hóc.
Hướng dẫn đi đến đền Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn
Đền Kỳ Cùng nằm tại đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi đền này nằm ở gần cầu Tả Ngạn bên bờ bắc của sông Kỳ Cùng. Để tới được đây, du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô hay xe buýt. Do đường Lê Lợi là tuyến đường chính nối liền trung tâm của thành phố với cửa khẩu Hữu Nghị và chợ Đông Kinh nên du khách chỉ cần tìm đường tới đường Lê Lợi, đi thêm 1km sẽ thấy biển chỉ dẫn vào đền Kỳ Cùng.
Tham quan đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn có gì?
Đền Kỳ Cùng luôn là cái tên được nhiều người nhắc tới khi nói về văn hoá tín ngưỡng ở xứ Lạng. Khi tới đây, du khách sẽ có cơ hội được cảm nhận sâu sắc đời sống tâm linh, phong phú cũng như bản sắc văn hoá dân tộc của nước Việt Nam ta.
Chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc của đền Kỳ Cùng
Đền Kỳ Cùng là một ngôi đền mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân Lạng Sơn nói riêng và của người Việt nói chung. Ngôi đền đã được xây dựng lại trên nền đất cũ và tu sửa nhiều lần nên kiến trúc của ngôi đền là sự kết hợp hài hoà của cả nét cổ điển và hiện đại. Đền được xây dựng với dạng chữ “Đinh”, có 3 cửa vòm cuốn, với 2 trụ gạch vuông và trên mỗi cửa vòm lại có hoa văn đắp nổi cùng bộ tam khí.
Bên trong đền có rất nhiều đồ thờ quý giá có từ thời nhà Lê và nhà Nguyễn như chuông, ngai, tán, lọng, đỉnh đồng cùng các pho tượng cổ. Ở trước đền là bến đá Kỳ Công Thạch Độ - là một trong 8 cảnh đẹp ở xứ lạng đã được danh nhân Ngô Thì Sỹ ca ngợi. Đền Kỳ Cùng là ngôi đền thiêng liêng phản ánh rõ nét văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ở phần cổng và mái đền uốn lượn được thiết kế hai con rồng bao quanh mặt trăng. Cùng với đó là hai con sư tử đá đứng oai nghiêm canh ở cửa, hai tháp chuông cao vút ở ngoài điện, tất cả tạo nên một vẻ đẹp trang trọng và uy nghiêm.
Tham gia các lễ hội tại đền Kỳ Cùng Tả Phủ
Hằng năm, cứ đến ngày 22 - 27 tháng giêng, lễ hội đền Kỳ Cùng sẽ được tổ chức. Đây được coi là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm bởi thời tiết ấm áp, êm dịu cùng sự phát triển của cây lá mùa xuân. Đây cũng là dịp để du khách có thể thử trải nghiệm khai xuân đầu năm tại ngôi đền này. Lễ hội đền Kỳ Cùng được diễn ra trong 6 ngày với hai phần chính là phần lễ và phần hội.
Phần lễ với nghi thức rước bát hương Quan Lớn Tuần Tranh
Rước bát hương Quan Lớn Tuần Tranh là một hoạt động để bày tỏ lòng biết ơn của người dân với Thân Công Tài vì đã có công chứng minh được sự trong sạch cho vị quan Thần Tranh. Hoạt động này sẽ được diễn ra vào đúng giờ Ngọ, trong ngày 22 tháng giêng. Đoàn rước sẽ đi từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ, đi qua các con đường trung tâm của thành phố. Khi đi tới các ngã ba hay ngã tư thì sẽ đều thực hiện xoay vòng và bắn pháo hoa để thu hút sự chú ý của mọi người.
Người được lựa chọn để rước kiệu gọi là “Đồng nam”, người khiêng đỉnh kiệu gọi là “Đồng tử”. Đây đều là những nam nhi trai tráng, khỏe mạnh mặc những trang phục lộng lẫy. Bên cạnh đó, trong đoàn rước còn có sự tham gia của những cô đồng xinh đẹp để tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu có từ ngày xưa. Khi đoàn rước đi trên đường, các gia đình hai bên đường sẽ chuẩn bị các mâm lễ trước cửa với mong muốn cầu bình an và tài lộc. Đoàn rước sẽ đi kèm cả đoàn múa lân, múa rồng để giúp cho lễ hội thêm náo nhiệt và sôi động hơn.
Phần hội tại lễ hội đền Kỳ Cùng
Sau khi kết thúc phần lễ sẽ là phần hội, và cũng là phần thu hút được nhiều sự tham gia của du khách và người dân địa phương nhất. Tại đền sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như chọi chim, đẩy gậy, hát giao duyên, cò người,...Tất cả những âm thành hoà quyện với nhau tạo nên một bầu không khí sôi nổi, tiếng nói cười vang vọng khắp phố thị.
Đặc biệt trong ngày 23 và 25 sẽ diễn ra trò đốt đầu pháo, là điểm nhấn của lễ hội. Theo quan niệm của ông cha từ ngày xưa thì ai cướp được đầu pháo sẽ là người có được vận may và tài lộc trong năm. Chính vì lý do đó nên ai nấy cũng đều hào hứng và mong chờ khoảnh khắc này.
Nên ghé đền Kỳ Cùng, Lạng Sơn khi nào?
Lạng Sơn là kiểu khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam. Khí hậu mát mẻ, ôn hòa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21,5 độ C. Lạng Sơn nằm ở vùng Đông Bắc nên lượng mưa trung bình 1200-1600mm. Thời gian ấm nhất trong năm rơi vào tháng 7, trở thành những tháng nóng nhất và sau đó là tháng 8. Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch thích đến thành phố này vào tháng 10, tiếp theo là tháng 1 với lễ hội và tháng 6 với nhiệt độ mát mẻ và ít có khả năng mưa.
Ăn uống khi đến đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng là vùng đất bảo vệ biên giới Việt Nam mà còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, ấn tượng đối với du khách. Ngoài ra, điều khiến du khách trong và ngoài nước ấn tượng với vùng đất này chính là nền ẩm thực hấp dẫn, thú vị.
Khâu nhục: Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại và được du nhập vào Lạng Sơn bởi người dân tộc Tày, Nùng. Việc chuẩn bị món ăn này khá tốn thời gian nên thường được bày trên đĩa trông giống như một chiếc bát úp ngược trong các đám cưới, đám ma và lễ mừng thọ của các dân tộc thiểu số ở địa phương. Tất cả các dải thăn lợn được đan lại với nhau và bọc lấy phần lõi khoai môn hấp.
Để làm món ăn này, người dân địa phương sử dụng nhiều loại thảo mộc như quế, hồi, tiêu, ớt, húng quế để ướp với thăn lợn nướng trong 15 phút. Mắc mật, một loại cây thơm của địa phương và lá tàu soi, một loại rau ngâm được người Tày sử dụng là hai nguyên liệu không thể bỏ qua cho món ăn này.
Vịt quay lá mắc mật: Vịt quay là món ăn phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là đặc sản ở Hong Kong. Tuy nhiên, Lạng Sơn cũng có món ăn này và rất đáng được du khách quan tâm. Hương vị độc đáo và ngon miệng của món ăn này đến từ hỗn hợp nước ướp được làm từ hành, tỏi, ớt, tiêu, bạch đậu khấu, hồi và một loại gia vị địa phương gọi là “mộc chiếu”. Để món ăn bắt mắt hơn, vịt được nhúng vào nước pha mật ong rồi nướng trên than khoảng 15 phút rồi đem chiên giòn thêm 15 phút. Khi ăn xong, lớp da mỏng, giòn, béo ngậy.
Phở chua: Phở Chua được chế biến khá công phu và có hương vị đặc trưng, hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Phở Chua tuy khá phổ biến ở các tỉnh miền núi nhưng không nơi nào ngon và độc đáo như ở Lạng Sơn.Món ăn gồm có hai phần chính là phở và nước sốt. Sợi phở được chế biến với độ mềm và dai vừa phải, dùng kèm với khoai lang, gan heo, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, đậu phộng rang… Bún và các nguyên liệu trộn với nhau, kết hợp với nước sốt tạo nên hương vị đậm đà, vị chua chua, mang lại trải nghiệm không thể nhầm lẫn.
Bánh áp chao: Đây là đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng với nhân thịt vịt, ăn kèm nước mắm đu đủ pha giấm ớt có mùi thơm rất độc đáo và hấp dẫn. Bánh áp chảo có lớp vỏ ngoài giòn, lớp bột mềm bên trong, vị ngọt dịu kết hợp với thịt vịt thơm ngon tạo nên trải nghiệm ẩm thực khó quên cho du khách khi đến với Làng Lá.
Nem Hữu Lũng: Nếu muốn mua đặc sản Lạng Sơn về làm quà thì nem nướng Hữu Lũng sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Món ăn được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo và da heo thái nhỏ, kết hợp với nấm, gói trong lá chuối tươi. Sau một thời gian ngắn, nem sẽ lên men và có vị chua. Khi muốn ăn, du khách chỉ cần đặt chúng lên vỉ nướng là có được món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn vừa chua vừa có hương vị thơm ngon. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được độ mềm, dai của thịt heo và da heo.
Nem nướng Hữu Lũng không chỉ trở thành món ăn đặc sản trong các bữa tiệc, bữa cơm ở Lạng Sơn. Đồng thời trở thành món ăn phổ biến trên mâm cơm gia đình, thậm chí được du khách khắp nơi yêu thích. Du khách có thể tìm mua món ăn này tại các cửa hàng đặc sản ở khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Rượu Mẫu Sơn: Mẫu sơn (mẫu sơn) là một loại rượu gạo Việt Nam được làm theo truyền thống của người Dao sống chủ yếu ở vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Đồ uống này được chưng cất từ gạo nấu chín, nước suối và một loại men được làm từ nhiều loại thảo mộc khác nhau. Do thời tiết lạnh nên quá trình lên men diễn ra trong vài tuần trước khi rượu được chưng cất. Phiên bản cuối cùng mịn màng và có hương vị mạnh, nhưng không quá nồng hoặc quá gắt và thường có hương thảo mộc êm dịu. Mẫu Sơn vẫn được sản xuất theo phương pháp truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ.
Các điểm tham quan gần đền Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn
Du lịch Lạng Sơn có gì thú vị? Lạng Sơn không chỉ là thành phố nổi tiếng với những khu chợ. Mà còn hấp dẫn du khách về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Dưới đây là một số địa điểm du lịch ở Lạng Sơn nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Lạng Sơn:
Chùa Tam Thanh là một ngôi chùa đặc biệt, được bố trí trong một hang đá, không có kiểu kiến trúc như những ngôi chùa khác. Qua cách sắp xếp hình ảnh có thể thấy hệ thống thờ cúng được sắp xếp theo phong cách “tiền Phật hậu Thánh”. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ những bức phù điêu Adida có niên đại từ thế kỷ XVII được tạc trong tư thế đứng dựa vào vách đá theo hình chiếc lá bồ đề, một nét độc đáo của di tích.
Đi sâu vào động, ở khu vực trung tâm có hồ Am Tý, nước không bao giờ cạn. Hồ tuy nhỏ, nước chảy suốt ngày đêm nhưng trần hang có nhiều thạch nhũ tự nhiên từ xa xưa với những hình ảnh sống động huyền bí như cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi…Đi vào bên trong, du khách có thể bắt gặp một Sân khấu nhỏ, xung quanh là những khối nhũ đá có hình thù khác nhau do thiên nhiên tạo nên, có hai cửa và ánh sáng từ hai cửa này chiếu sáng hang, khiến thạch nhũ đẹp lạ thường. Bên cạnh khu vực sân khấu có lối đi lên cổng trời, nơi du khách có thể đứng ngắm nhìn quang cảnh một vùng nông thôn xung quanh khu di tích.
Tọa lạc tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía Đông ở độ cao 1.541m so với mực nước biển, Mẫu Sơn là một thiên đường có thật ở Lạng Sơn với khí hậu ôn hòa, mát mẻ với nhiệt độ 15,6 độ C và rất nhiều biệt thự rộng rãi, sang trọng là yếu tố hấp dẫn cho chuyến du lịch đến Lạng Sơn.
Ở đó, du khách có thể chiêm ngưỡng những công trình cổ của Pháp, đã bị phá hủy một phần trong chiến tranh. Tuy nhiên, do có kiến trúc hấp dẫn độc đáo nên những biệt thự cổ này rất đáng để tham quan và chụp ảnh. Ngoài ra, người dân tộc thiểu số sống quanh đây đều rất thân thiện và chu đáo. Phần lớn trong số họ là người Dao và người Tày có sinh kế phụ thuộc vào chăn nuôi và trồng trọt. Hãy nói chuyện và tương tác với họ trên đường đi.
Nếu may mắn được ghé thăm vào những ngày lễ hội của họ, du khách sẽ có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động truyền thống như ăn uống, phong tục cúng bái, mặc trang phục dân tộc,…Có rất nhiều nhà nghỉ ở Mẫu Sơn được trang bị đầy đủ tiện nghi và giá cả hợp lý, dao động từ 120.000 – 200.000 đồng cho 1 phòng đôi.
Thung lũng hoa Bắc Sơn thuộc thôn Lân Khoang, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Nơi đây đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của những người yêu hoa vùng Đông Bắc bởi những loài hoa rực rỡ sắc màu, đua nhau nở rộ với những cánh đồng hoa trải dài bất tận dưới chân núi hùng vĩ. Tam giác mạch được trồng ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Hoa nở vào tháng 10, 11 thu hút nhiều du khách đến tham quan thung lũng Bắc Sơn và chụp ảnh.
Hoa được trồng ở các thung lũng, bao quanh là núi đá. Để đến được cánh đồng hoa, du khách phải đi qua những con đường dọc theo cánh đồng, vườn ngô của người dân.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Bắc Xá còn được biết đến là xã có nhiều mốc giới biên giới (40 mốc), trong đó có các mốc đặc biệt nằm trên đỉnh đồi cao, được xây dựng kiên cố và có các bậc thang dẫn lên đỉnh như 1297 và 1300. Hai địa danh này cũng nổi tiếng về độ cao và phong cảnh hùng vĩ. Để có thể ngắm nhìn và “check-in” hai địa danh này, du khách phải leo đồi, băng qua những bậc thang dốc dựng đứng với chiều dài gần 1km. Hai bên con đường bậc thang dẫn lên thắng cảnh nở rộ sắc hoa mang đến khung cảnh thơ mộng, lãng mạn khiến bước chân du khách không muốn đi tiếp.
Suối Long Đầu là một trong nhiều danh thắng, điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Long Đầu là một con suối khá lớn dài khoảng 10km, chảy trên địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Suối Long Đầu mang nét rất đặc biệt của danh lam thắng cảnh núi Mẫu Sơn. Dòng suối bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ có độ cao trên 1000m, chảy theo hướng Bắc Nam qua các sườn dốc, rừng già thôn Lập Pia xuống vùng thấp.Lòng suối hẹp và dốc tạo thành nhiều thác ghềnh cho dòng suối. Ở thượng nguồn có những thác nước rất lớn cao trên 3m.
Kinh nghiệm đi đền Kỳ Cùng, Lạng Sơn
Một số kinh nghiệm tham quan đền Kỳ Cùng mà du khách có thể tham khảo như:
- Thời điểm lý tưởng để tới đền Kỳ Cùng là vào mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Do đây là thời điểm tổ chức lễ hội đền Kỳ Cùng và du khách sẽ được chứng kiến cũng như tham gia vào nhiều hoạt động dân gian đặc sắc tại nơi đây.
- Lựa chọn trang phục lịch sự, gọn gàng, kín đáo và không hở hang hay quá ngắn và mang theo áo khoác hoặc khăn choàng để che vai khi vào trong điện thờ.
- Du khách cần giữ trật tự, không gây ồn ào và tránh xô bồ, tuân theo các quy định của đền
- Tuyệt đối không chạm vào các vật thờ hay chụp ảnh bên trong đền Kỳ Cùng
Hỏi - đáp về đền Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn
Đền Kỳ Cùng nằm ở địa chỉ nào?
Đền Kỳ Cùng nằm tại đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Giá vé tham quan đền Kỳ Cùng là bao nhiêu?
Vào thăm đền Kỳ Cùng, du khách sẽ không mất phí vào cửa nhưng du khách nên công đức để góp phần bảo trì, xây dựng chùa khi có hỏng hóc.
Giờ mở cửa tham quan đền Kỳ Cùng?
Đền Kỳ Cùng mở cửa từ 6h00 sáng đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần. Vào các dịp lễ hội hay tết nguyên đán đền sẽ mở cửa cả ngày để đón tiếp các phật tử, du khách về đây thắp hương và cầu nguyện.
Đền Kỳ Cùng là một địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi có dịp tới Lạng Sơn. Với những giá trị tâm linh lâu đời đã được giữ gìn cùng nét kiến trúc truyền thống kết hợp hiện đại, đây sẽ là nơi để lại những dấu ấn đáng nhớ cho du khách. Đặc biệt, đền Kỳ Cùng cũng sẽ giúp du khách cảm nhận được rõ nét hơn về văn hoá tín ngưỡng đậm bản sắc của xứ Lạng.