Long An
Nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Long An đã tiếp cận đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước với những nét duyên dáng, bình yên. Long An là một điểm đến hấp dẫn cho du khách thích nghỉ ngơi, khám phá hơn là một chuyến du lịch thật sự. Với nhiều du khách, Long An là một địa điểm lý tưởng để họ có thể tận hưởng không khí bình yên những ngày cuối tuần.
Giới thiệu Long An
Long An là một tỉnh thành tiếp giáp với TPHCM, thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là một điểm nối kinh tế quan trọng của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Từ lâu, Long An đã trở thành cửa ngõ giao thương buôn bán tấp nập, quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp (thuộc Gia Định xưa).
Với vị thế thuận lợi, Long An đã đến gần hơn với du khách, đặc biệt là các du khách có mong muốn nghỉ ngơi, thả hồn vào thiên nhiên, muốn nạp năng lượng sau một tuần làm việc căng thẳng. Lựa chọn Long An với không khí yên bình, dân dã, dễ chịu mang đậm nét miền Tây ngay cạnh nơi phố thị Sài thành đang là lựa chọn yêu thích của nhiều người.
Không chỉ có không khí bình dị vốn có, tỉnh Long An còn có văn hóa đặc sắc, đa dạng với nhiều lễ hội hấp dẫn với không khí sôi động từ các hoạt động trong các hoạt động trong lễ hội.
Du lịch Long An có gì hấp dẫn
Long An có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú với khoảng 186 di tích. Cùng với đó, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa… với nhiều hoạt động hấp dẫn trong lễ hội thu hút nhiều du khách như: đánh vật, kéo co hay đua thuyền… Các làng nghề truyền thống hấp dẫn như nghề chạm gỗ hay nghề kim hoàn, nghề đóng ghe thu hút rất nhiều khách du lịch.
Lịch sử
Vào những năm đầu thế kỷ XVII, Long An vẫn còn nét hoang sơ, đậm nét hoang hóa chưa được khai phá. Nhưng đến giữa thế kỷ XVII, lưu dân người Việt đã từ nhiều nơi đến đây để định cư hoặc đến tạm trú. Sau đó họ phát triển, mở rộng khắp cả Long An.
Ngoài ra, cư dân di cư từ miền Trung đến với Long An bằng đường biển cũng rất nhiều, họ sống dọc theo bờ biển dài Tân Lập, sau đó theo sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ phát triển dần sâu vào lòng trong Long An. Người dân Long An cùng nhau san sẻ, sống chan hòa, cùng nhau lập ấp, lập làng, lập xóm phát triển đến bây giờ.
Một vùng đất xưa kia vẫn còn đâu đó nét hoang hóa, sau hơn một giai đoạn dài thay da đổi thịt, Long An đã trở thành vùng đất trù phú, màu mỡ với đồng lúa vàng mênh mông, những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách.
Văn hoá, con người
Tỉnh Long An được coi là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình lịch sử Việt. Bởi tỉnh là sự chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và vùng núi thấy Đông Nam Bộ, nằm cạnh TPHCM và Campuchia. Theo đó các truyền thống yêu nước, giữ nước tại Long An được hun đúc từ cội nguồn lịch sử xưa từ những cuộc đấu tranh chống giặc của dân tộc, vun bồi qua các phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân cho đến các thời kỳ đỉnh cao khởi nghĩa chống Mỹ cứu nước.
Con người Long An chân chất, thật thà và đầy nồng nhiệt như chính vùng đất họ sinh sống. Về với Long An, du khách sẽ cảm nhận được sự nồng nhiệt mà người miền Tây đem lại, họ sống hết mình với thiên nhiên, với vùng đất mà họ lựa chọn. Đem hết cái sự mến khách, dễ thương mà đi khắp Long An nơi đâu cũng có thể bắt gặp.
Thời tiết, khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu chan hòa của khu vực miền Tây Nam Bộ. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các cuộc du ngoạn Long An bốn mùa. Mùa mưa Long An đến vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, mùa này Long An khá ẩm ướt, các địa điểm du lịch hoạt động cũng khá ít. Du khách có thể lựa chọn đến du lịch Long An vào các ngày lễ hội trong tháng 4, các lễ hội Long An vào tháng 4 diễn ra rất nhiều với nhiều hoạt động rất hấp dẫn. Vào tháng 9 hay tháng 10, những búp sen, bông súng nở thơm ngát, non nước hữu tình, những dòng sông xanh ngát, mát rượi… chào đón khách du lịch Long An.
Ẩm thực
Là một mảnh đất trung hòa giữa đất trời Đông Nam Bộ và sự dân dã, nhiệt thành của miền sông nước Tây Nam Bộ. Ẩm thực Long An có rất nhiều sự hấp dẫn với các món ăn như: lẩu mắm, thịt lợn muối chua, bún xiêm lo, canh chua cá chốt…
Canh chua cá chốt: là món ăn không thể thiếu khi đến với Long An. Được xem là đặc sản của Long An với vị chua chua từ các loại lá chua được nêm trong nước dùng như lá me đã vò, mùi thơm của sả và một chút chất đệm cho nước dùng với vị cay của ớt. Thịt cá chốt có vị ngọt thanh lại béo ngậy kích thích vị giác, chấm cùng một chút vị cay cay của chém muối đâm với ớt sừng trâu rất vừa miệng.
Thịt lợn muối chua: với hương vị lạ miệng, thịt lợn muối chua Long An là một trong những món ăn nổi tiếng tại mảnh đất này. Thưởng thức món ăn này vô cùng đơn giản, thịt lợn sau khi đã muối chua được cắt miếng thành các miếng nhỏ vừa ăn, rồi đem trộn với một chút thính và giềng. Để tăng thêm hương vị, có thể ăn thịt đã trộn cùng các loại rau sống như: rau thơm, ray chát xít, rau quế, lá đinh lăng.. chấm cùng một chút tương ớt hoặc các loại nước chấm đặc trưng sẽ rất thú vị. Tuy nhiên, không phải bất kỳ du khách nào cũng đủ can đảm để thưởng thức món ăn lạ miệng mà hấp dẫn này.
Bún xiêm lo: bún có nguồn gốc từ Campuchia với nước dùng nấu từ cá lóc, ăn chung với bún Miên và chấm cùng một chút muối ớt. Về với Long An, người dân địa phương đã biến tấu lại món ăn hấp dẫn này phù hợp với khẩu vị người Việt, mang đậm chất Long An. Bún vẫn giữ cách nấu nước dùng bằng cá lóc, nghệ tươi, được thêm một chút da lợn cắt vuông. Khi thưởng thức sẽ ăn cùng các loại rau sống đặc trưng địa phương: kèo nèo, rau muống, rau tai tượng…
Lẩu mắm: Đến với Long An phải thưởng thức một nồi lẩu mắm với vị thơm nồng, đậm đà với nhiều loại rau, thịt, cá… Một nồi lẩu mắm ngon là nồi lẩu với hương thơm nồng đặc biệt của mắm chưng từ cá sặc hay cá linh được ủ bởi người dân địa phương. Khi nấu được nêm gia vị vừa ăn. Nồi lẩu với nhiều nguyên liệu, từ vị đậm đà của mắm, cay nồng của ớt, ngọt của thịt hay hải sản. Ăn kèm lẩu là một chút bún, các loại rau dân dã địa phương như: kèo nèo, rau nhút, bông điên điển, bông súng,..
Ẩm thực Long An rất hấp dẫn, lạ miệng và đậm chất dân dã, các món ăn khác du khách có thể thưởng thức khi đến với Long An như: cá lóc nướng, bánh tét, mắm còng, các loại hải sản tươi sống…
Lễ hội
Là một tỉnh thành với truyền thống văn hóa đa dạng và hấp dẫn, các lễ hội tại Long An được lưu truyền, gìn giữ và truyền tải đến du khách nhiều điều hấp dẫn như: lễ hội Kỳ Yên, lễ hội làm chay hay lễ hội vía bà Ngũ Hành,...
Đại lễ Kỳ Yên: đại lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 15 đến ngày 17 tháng Chạp hằng năm tại đình Tân Phước Tây. Nghi thức quan trọng nhất của đại lễ là đại lễ cúng tế Thần Hoàng Bốn Cảnh cùng những người có công khai hoang vùng đất Long An. Cùng với đó là nhiều nghi thức cúng tế rất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Khai môn thượng kỳ, Mộc dục, tế Thiên Hiền, tế Hậu Hiền, rước tượng, đọc tế văn… Là một kỳ đại lễ, trùng với thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán nên lễ hội có rất nhiều sự quan tâm thu hút của người dân địa phương trong và ngoài vùng, các du khách từ khắp nơi đặc biệt là người dân TPHCM.
Lễ hội Làm Chay: thời điểm diễn ra lễ là vào 2 ngày 15 -16 tháng Giêng (sau Tết Âm lịch). Lễ hội được xem là một trong những ngày hội lớn nhất của người dân Long An. Lễ hội bắt nguồn từ sự kiện chấn động khi thực dân Pháp vào ngày 14 tháng Giêng đã xử bắn 2 nhà yêu nước lỗi lạc là ông Đỗ Tường Tự và ông Đỗ Tường Phong. Nhằm tỏ lòng thương tiếc, người dân đã mượn hội đuổi côn trùng hàng năm của người dân vùng sông nước miền Tây tế vong linh 2 ông cùng nhiều chiến sĩ đã nằm xuống hy sinh cho tổ quốc. Lễ hội với nhiều hoạt động, đầu tiên bắt đầu với sự kiện thỉnh rước ông Tiêu từ chùa Linh Phước về đến chùa Linh Võ. Sau đó, các nghi thức khác như thỉnh chư phật, cúng tế liệt sĩ, chiêu u và cùng tổ chức các trò chơi dân gian để người dân và khách du lịch tham gia… Lễ kết thúc khi sự kiện xô giàn và đốt ông Tiêu vào 24h đêm của ngày 16 tháng Giêng.
Lễ hội vía bà Ngũ Hành: của người dân tại Cần Giuộc diễn ra trong 3 ngày từ 18 đến 20 tháng Giêng (âm lịch) tại miếu bà Ngũ Hành thuộc xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Theo nhiều truyền thuyết, miếu bà được lập từ những ngày đầu khai phá xã Long Thượng. Miếu bà là ngôi miếu thờ 5 vị phúc thần rất linh thiêng, gọi chung là Ngũ Hành nương nương là vị thần mang đến mưa thuận gió hòa và sự thịnh vượng còn có 5 vị phúc thần được triều đình sắc phong mỗi vị thần tượng trưng yếu tố ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Lễ hội vía bà còn được gọi là lễ cầu an, xin mưa thuận gió hoà cho xóm làng. Trong suốt thời gian tổ chức lễ hội, các sự kiện đặc sắc diễn ra như: lễ dâng hương để khai mạc hội, lễ cầu bình an, cầu mùa màng bội thu, các tiết mục múa bóng rối, hát địa nàng…
Không chỉ là một ngày hội của người dân hay phần lưu giữ những nghi thức thờ cúng riêng của người dân tỉnh Long An. Mà các lễ hội Long An còn góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của vùng đất Long An nói riêng và cả vùng Tây Nam Bộ nói chung với nhiều lễ hội khác như: Lễ húy kỵ Đức Nguyễn Quang Đại, Lễ hội ánh sáng…
Các điểm du lịch nổi bật
Đến với Long An với tài nguyên phong phú và hấp dẫn, du khách sẽ được tận hưởng không khí tươi vui, những cung đường xuyên các cánh rừng xanh ngát, cánh đồng sen thơ mộng, những ngôi làng cổ, khu du lịch sinh thái miền quê yên ả.
Làng nổi Tân Lập: với không gian yên bình, trong lành đầy hơi thở của thiên nhiên nằm tại Tân Lập, Mộc Hóa. Làng nổi Tân Lập là điểm đến được rất nhiều du khách lựa chọn. Đến làng nổi, tản bộ trên cung đường xuyên rừng chỉ 5km với những tán cây tràm mát rượi và các con đường không quá xa nhau để du khách có thể đi bộ, ngắm cảnh, chụp ảnh. Và nếu muốn hít thở không khí miền quê sông nước du khách có thể ngồi xuồng để có thể ngắm cảnh miền Tây thu nhỏ giữa lòng Long An, len lỏi vào các cánh rừng tràm.
Trong làng nổi, còn có cầu chữ X và cầu chữ Y băng qua cánh đồng hoa Súng rộng lớn là địa điểm chụp ảnh được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn với cảnh hoa súng nở rộ, các loài chim muông ríu ríu, cảnh đẹp đến nao lòng.
Nhà cổ trăm cột: Là điểm tham quan độc đáo tại Long An, được công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997. Ngôi nhà với tên gọi là độc đáo này nằm tại Cần Đước, Long An. Nhà cổ có tên gọi trăm cột nhưng người ta đếm được hơn 120 cây cột tròn và cột vuông được làm từ nhiều loại gỗ quý như gõ mật, cẩm lai, mu, gõ mật… Giữa một vùng miền Tây sông nước lại một ngôi nhà với kiến trúc điêu khắc nhà rường mang đậm phong cách Huế độc đáo. Với lịch sử xây dựng từ thời Nguyễn, ngôi nhà cũng có thêm các họa tiết đa dạng và phong phú hơn.
Trãi qua nhiều biến cố lịch sử, những nét độc đáo, hấp dẫn của ngôi nhà vẫn luôn là điều mà du khách luôn muốn tìm đến nhà cổ để tham quan, tìm hiểu về một minh chứng cho cả một phần lịch sử năm hóa của vùng đất phương Nam vào những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen: được công nhận là khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của thế giới vào năm 2016. Nằm trong địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười, tham qua tại khu bảo tồn sẽ đem lại cho du khách với hệ sinh thái vô cùng phong phú, nhiều thú vị mà thiên nhiên mang đến với một thế giới động vật, thảm thực vật đa dạng và trù phú. Với các cảnh quan hấp dẫn như: khu rừng tràm, các cù lao, đầm hoa,... khu bảo tồn ngập nước còn là nơi sinh trưởng và phát triển hơn 149 loài động vật khác nhau, với nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam như cò, chim bạc má, rắn đất,...
Miếu bà Ngũ Hành: Ngôi miếu được ra đời với truyền thuyết linh thiêng về miếu bà được lập từ những ngày đầu khai phá xã Long Thượng. Là một địa điểm không mang đến sự giải trí, nhưng nếu đến Long An vào dịp lễ vía bà, du khách sẽ được trải nghiệm sự sôi nổi của lễ hội này với chương trình đậm chất dân gian Nam Bộ với Nghệ thuật diễn xướng Hát bóng rỗi diễn ra khá đặc sắc. Chương trình biểu diễn, thực hiện khá đầy đủ các nghi thức trong hệ thống nghi lễ của của chương trình diễn lễ Hát bóng rỗi. Lễ vía Bà Ngũ hành ở Long Thượng thu hút hàng ngàn lượt người hành hương, du khách từ mọi miền đổ về.
Ngoài ra, khi đến tham quan Long An du khách còn có thể đến với công viên nước Rio, làng cổ Phước Lộc Thọ, chùa Tôn Thạnh, Khu du lịch Cánh đồng bất tận,...
Thông tin cần biết về Long An
Long An là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để nghỉ ngơi, khám phá vào các dịp cuối tuần. Dưới đây là một số thông tin về Long An du khách có thể tham khảo:
- Diện tích: 4.492 km2
- Dân số: khoảng 1.763.754 người (năm 2021)
- Dân tộc: chủ yếu là Hoa, Khơme, Kinh
- Biển số xe: 62