Chùa Tôn Thạnh

5 reviews
Viết review

Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Ấp Thanh Ba, Cần Giuộc, Long An, Việt Nam

hình ảnh

1. GIỚI THIỆU VỀ CHÙA TÔN THẠNH

Đối với những du khách yêu thích du lịch tâm linh và tôn giáo thì không nên bỏ qua chùa Tôn Thạnh. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tại Long An nằm ở đường tỉnh lộ 835, cách trung tâm huyện Cần Giuộc khoảng 3km. Đây chính là ngôi chùa cổ nhất tại Long An. Ngay chính tại ngôi chùa này khi xưa, nhà thờ Nguyễn Đình Chiểu đã sống, sáng tác thơ và viết nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng.
hình ảnh
hình ảnh

2. CHÙA TÔN THẠNH NẰM Ở ĐÂU?

Thuộc ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

3. LỊCH SỬ VỀ CHÙA TÔN THẠNH

Mang trong mình lịch sử lâu đời gắn liền với nền văn minh Óc Eo của vương quốc cổ Phù Nam, Long An in đậm dấu ấn của văn hóa phật giáo Ấn Độ, con người nơi đây hiền hòa chất phát và rất hiếu khách. Cách huyện Cần Giuộc 3km, chùa Tôn Thạnh được xem là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Long An. Chính nơi đây từng là điểm lưu trú của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, và cũng là nơi ông sáng tác nên tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

hình ảnh

Được xây dựng vào những năm 1808, ngôi chùa gắn liền với kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Ẩn khuất trong những rừng cây xanh mát quanh năm, khi đến chùa sẽ có một cảm giác bình yên. Ngoài ra, ngôi chùa còn cả một câu chuyện cổ tích về thiền sư Viên Ngộ, ông đã hy sinh bản thân để tạo phước cho chúng sinh. Từ đó chúa có thêm cái tên là chùa Ông Ngộ.

hình ảnh

Lịch sử chi chép cho biết chùa là một trong những nơi nổi tiếng và tráng lể, huy hoàng của đất Gia Định. Về kiến trúc cổ độc đáo, kèm theo các hoa văn trong chùa được đánh giá khá tốt. Ngay trong khu vườn cùa chùa được xây dựng 1 tháp 3 tầng hình lục giác giữa nguyên vẹn nét cổ kính nơi đây.

hình ảnh

Trải qua thăng trầm của thời gian, chùa Tôn Thạnh cũng nhiều lần tu sửa, nhưng cảnh quan cũ vẫn được giữ nguyên và đậm nét cổ kính. Ngôi chùa bao gồm các khu như tiền diện, chánh điện, nhà giảng, đông lang và tây lang. Ngoài ra, lối kiến trúc cổ xưa còn thể hiện đậm nét qua từng nét chạm khắc trên hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, các tượng phật, các hoành phi câu đối chữ.

Đã cập nhật vào ngày 07/02/2022
3.8
dựa trên 5 đánh giá
5
40%
2
4
40%
2
3
0%
0
2
0%
0
1
20%
1
Hình ảnh
avatar