Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự sở hữu một vị trí đắc địa nằm trong trung tâm Sài Gòn. Được biết đến là ngôi chùa có tòa tháp cao nhất tại Việt Nam. Với lối kiến trúc vô cùng độc đáo và tráng lệ. Một điểm đến tâm linh tuyệt vời khiến cho Phật tử hay du khách không thể bỏ qua.
Giới thiệu về Việt Nam Quốc Tự
Lịch sử
Lễ đặt đá xây dựng Việt Nam Quốc tự diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 26/4/1964. Có sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cùng với sự chứng kiến của Quốc trưởng. Đồng thời cũng là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là tướng Nguyễn Khánh. Với trên nền diện tích hơn 4ha.
Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ thì chùa Việt Nam Quốc Tự bắt đầu được trưng dụng. Nhằm xây dựng nhà hát Hòa Bình và khu vui chơi Kỳ Hòa.
Năm 1988, Trụ trì Việt Nam Quốc Tự cũ là Hòa thượng Từ Nhơn đã nộp đơn xin lại quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, cho đến năm 1993 thì tờ đơn mới được giải quyết. Lúc bấy giờ, diện tích của chùa bị thu hẹp chỉ còn 3.712m2. Ngôi tháp đã được dựng xây từ lúc đầu cũng vẫn đang còn dở dang.
Qua nhiều năm tu tạo, vào năm 1993 chùa Việt Nam Quốc Tự chính thức được trùng tu với nhiều công trình nhỏ. Và năm 2014 thì ngôi chùa này được xây dựng mới hoàn toàn. Lễ khánh thành Việt Nam Quốc Tự được diễn ra vào ngày 7/11/2017
Hiện nay, Việt Nam Quốc Tự là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trụ sở cũ là chùa Ấn Quang). Trụ trì hiện tại của nơi đây là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng. Còn là Pháp chủ Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và là chủ tịch Hội Đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh của Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Đặc biệt, tháp bảo 13 tầng (tháp Đa Bảo) Việt Nam Quốc tự có chiều cao 63m. Đây là công trình tôn giáo để đánh dấu kỷ niệm cho cuộc đấu tranh bất bạo động đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo vào năm 1963. Bảo tháp 13 tầng mang ý nghĩa biểu tượng thể hiện cho tinh thần phụng sự và thống nhất của 13 tổ chức, tông phái, hội đoàn. Những tài liệu lịch sử quý giá về cuộc đấu tranh này được lưu giữ tại bảo tháp khi hoàn thành. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của nhà sư Thích Quảng Đức.
Thông tin cần biết thêm về Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự tọa lạc trên một mảnh đất khá rộng lớn, thanh tịnh. Tại số 244, đường 3/2, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: từ thứ 2 đến chủ nhật. Từ 7h00 sáng đến 18h00 tối.
Du khách không phải trả tiền để vào tham quan Việt Nam Quốc tự. Sẽ được hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà yên bình hơn thì nơi đây là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời.
Hướng dẫn đi đến Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc tự cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 3km. Nằm một vị trí đẹp trong trung tâm Sài Gòn. Đường đi dễ dàng, một vài hướng dẫn như sau:
Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi theo hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Quẹo phải qua đường Cách mạng Tháng Tám. Tiếp đến Công trường Dân chủ. Sẽ quẹo qua đường Ba tháng Hai. Chạy thẳng nhìn bên tay phải sẽ thấy Việt Nam Quốc tự. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps
Hoặc bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến Việt Nam Quốc tự như xe bus số 07, 150. 27, 54 hay 69. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần chùa.
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Tại đây có bãi giữ xe máy miễn phí bên trong rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...
Tham quan Việt Nam Quốc Tự có gì hay, có gì đẹp?
Khám phá lối kiến trúc độc đáo
Đầu tiên là cổng chùa có hình dáng cổng Tam Quan. Cổng chính để tên chùa. Còn hai cổng phụ một bên là để chữ “Trí tuệ”, một bên là “Từ bi”. Hai chữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là giúp đỡ và đem lại niềm vui, an lạc cho mọi người. Hay bản chất cuộc đời là đau khổ dẫn dắt bởi vô minh. Nên hãy cố gắng thoát chấp ngã hướng tới vô ngã, giải thoát.
Hầu như các ngôi chùa ở Việt Nam đều để hai chữ đó là chủ yếu. Với các chi tiết được khắc họa tỉ mỉ bởi các hoa sen vàng, ghi dấu đậm nét vẻ đẹp nghiêm trang của chùa. Có các câu đối tại cổng rất hay và ý nghĩa. Nhằm giúp cho việc tu tâm dưỡng tính, nhắc nhở chúng ta những đạo lý làm người cao đẹp.
Việt Nam Quốc tự được xây dựng theo lối kiến trúc thiết kế chùa cổ miền Bắc. Với màu vàng làm chủ đạo và mái ngói vảy màu đỏ nâu. Mái chùa xây dựng thành nhiều tầng, đầu mái công vuốt hình đầu đao và được điêu khắc đầu rồng rất tinh xảo.
Từ bên ngoài nhìn vào, Việt Nam Quốc Tự được thiết kế bắt mắt với mái hiên màu vàng làm bằng đá quý tự nhiên. Bên trong tòa chính điện, du khách sẽ có được cảm giác vừa lạ vừa quen với lối kiến trúc hiện đại, tinh tế. Dàn đèn trên trần được bố trí kỳ công, đặc sắc giữa mỗi hộc đèn có hình tượng hoa sen . Nhằm tượng trưng cho sự tỏa lan của Phật pháp.
Hơn nữa, Việt Nam Quốc Tự sở hữu “tòa tháp cao nhất” có chiều cao là 13 tầng, 63m. Với thiết kế xây dựng đồ sộ, đẹp đẽ của tòa tháp. Thu hút đông đảo Phật tử và du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Hiện tại, nơi đây có diện tích 11.000 mét vuông. Và đã trở thành trung tâm văn hóa, hành chính của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tại Việt Nam Quốc tự có quả chuông cao 2.9m và nặng đến 3 tấn. Đây được biết là quả chuông lớn nhất tại Việt Nam. Đến với nơi đây bạn không chỉ được hòa mình vào không gian tâm linh. Bên cạnh đó còn chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật bắt mắt.
Ngoài ra, kế bên tòa tháp là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Mẹ được đặt nơi rất trang nghiêm, uy linh. Khi đến thăm và lễ tượng Mẹ Quán Thế Âm, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và an tâm. Như được che chở bởi tình thương Mẹ hiền. Điều này giúp giải tỏa căng thẳng, ưu phiền sau những phong ba bão táp cuộc đời. Đem lại sự thanh tịnh và bình an trong tâm hồn. Được tương truyền rằng, tượng Mẹ Quán Thế Âm ở đây rất linh ứng và được đông đảo Phật tử, du khách đến cầu nguyện và được thành tựu viên mãn.
Khuôn viên thoáng mát, rộng rãi
Khuôn viên nơi đây tràn ngập sắc xanh của cây lá. Từ những cây thông cao vút, hoa giấy dịu dàng đến những cây phượng vĩ rực rỡ. Cùng tiếng gió của những lá cây xào xạc, êm nhẹ. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng. Tô điểm thêm cho khuôn viên chùa một vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Mang đến cho người ta cảm giác thư thái, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau những buồn phiền trong cuộc sống.
Chụp ảnh tại Việt Nam Quốc tự
Một nơi tuyệt mĩ giữa Sài Gòn vừa là nơi để có thể đến viếng hay chụp ảnh với nhiều góc chụp tuyệt vời. Với nét đẹp thật bình yên, không gian huyền ảo mát mẻ. Sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh xinh xịn sò, đẹp mắt. Nhiều người thường hay chụp với một số góc như tòa tháp Đa Bảo to lớn đồ sộ, tráng lệ. Hay với điểm nhấn là tòa tháp đẵ
Vào những dịp Tết, các Lễ lớn của Phật giáo. Du khách và Phật tử đến đây khá nhiều, mang áo dài thướt tha để chụp ảnh cùng với những phong cảnh tu viện.
Nên ghé Việt Nam Quốc Tự khi nào
Thời gian lý tưởng để ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam Quốc tự khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa khô. Khung thời gian này đem lại cơ hội để khám phá thành phố. Trái ngược với những lúc mùa mưa bão, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Du khách nên nắm rõ tình hình của thời tiết để có những trải nghiệm và tham quan tuyệt vời nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể đến đây vào các dịp Lễ lớn của Phật giáo như. Lễ Phật đản 15/04 âm lịch hay Lễ Vu lan 15/07 âm lịch hàng năm. Vào các dịp lễ này, Việt Nam Quốc tự đều tổ chức để cho du khách hay Phật tử thập phương quy tụ về viếng chùa cũng như lễ bái, tham quan.
Ăn uống khi đến Việt Nam Quốc Tự
Bạn có thể thưởng thức các món chay bên trong Việt Nam Quốc tự rất ngon, đậm đà và bắt mắt. Ẩm thực chay tại đây mang hương vị chay thơm lừng. Đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng du Phật tử và du khách.
Ngoài ra còn một số quán ăn hay nhà hàng chay hoặc mặn khác xung quanh chùa. Gồm có hủ tiếu, cơm,...bạn có thể dùng thử.
Các địa điểm tham quan gần Việt Nam Quốc Tự
Gần Việt Nam Quốc tự có một vài địa điểm hot tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị trong cùng chuyến đi của mình.
- Bến Bạch Đằng: cách Việt Nam Quốc tự gần 6km. Du khách có thể đến đây vào buổi chiều tối để hóng gió, chụp ảnh hay đi dạo. Bên cạnh đó, tại đây còn có dịch vụ xe buýt trên sông. Bạn có thể mua vé tại quầy và tham quan theo các khung giờ. Thời gian xe buýt trên sông đi khoảng 15 phút. Có thể đi đến các địa điểm nổi tiếng khác như Landmark81. Một trải nghiệm thật tuyệt vời, thư giãn đầu óc và xua tan đi những buồn phiền. Còn được chụp ảnh với nhiều quả view xịn sò.
- Dinh Độc Lập: cách Việt Nam Quốc tự khoảng 3.8km. Nơi đây trưng bày nhiều tài liệu, diễn ra các hoạt động triển lãm đặc sắc. Và lưu giữ các minh chứng trong thời kỳ chiến tranh của Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều góc chụp hình đẹp như sân cỏ gần ngay cổng chính có đài phun nước hoặc ở các thềm bậc thang rất độc lạ.
- Nhà thờ Đức Bà: khoảng 4km là có thể tới đây. Nhà thờ này nổi tiếng với lối kiến trúc Gothic đẹp mắt và các chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tượng Thánh Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ làm tăng thêm sự hấp dẫn. Khá đông du khách đến đây check in và làm lễ tại đây.
Kinh nghiệm đi Việt Nam Quốc Tự
Khi tới tham quan Việt Nam Quốc tự. Có một số lưu ý mà du khách cần quan tâm để có chuyến hành trình hoàn hảo nhất:
- Mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì giống như những ngôi chùa khác. Đây là nơi nghiêm trang, thanh tịnh không nên mặc trang phục hở hang như váy ngắn, áo phông hoặc áo sơ mi hai tay. Để thể hiện niềm tôn kính và lịch sự
- Tất cả tư trang như: tiền bạc, hành lý, giày dép,.. du khách phải tự giữ cẩn thận
- Giữ vệ sinh trong khuôn viên chùa, không nên xả rác bừa bãi và không hút thuốc. Không mang theo đồ ăn mặn vào đây
- Không được lớn tiếng nói cười, đùa giỡn trong chùa.
- Xung quanh nơi đây có bán hoa sen, nến,... bạn có thể mua để cúng dường
- Không tự ý chạm vào các đồ vật trong chánh điện cũng như các gian nhà khác.
Có nhiều nơi để lựa chọn tham quan, Việt Nam Quốc tự cũng là chọn lựa tuyệt vời nhất để bạn có thể đến tham quan. Cũng như có chỗ nương tựa những buồn phiền, vấp ngã hay tiếp thêm động lực sức sống trên hành trình phía trước. Không những địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và đóng góp to lớn cho cộng đồng về mặt tinh thần cũng như vật chất. Một điểm đến tuyệt diệu bạn có thể đến vào cuối tuần hay các dịp Lễ của Phật giáo.