Chùa Hoằng Pháp

0 reviews
Viết review

Chùa Hoằng Pháp đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua. Một địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông du khách đến. Đặc biệt là những bạn sinh viên hàng tháng đều quy tụ về khóa tu sinh viên cuối tuần. Sau những bộn bề của cuộc sống, có một nơi để trở về để chữa lành tâm hồn. Cũng như học hỏi nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. 

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • Giá vé: Miễn phí

Giới thiệu về Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa có lượng du khách và Phật tử đứng hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của những người theo đạo Phật. Mà còn là nơi để các cá nhân, tổ chức đến thiện nguyện hay công quả.

chua hoang phap o tphcm
Toàn cảnh chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp đã có hơn 40 chi nhánh trực thuộc tông môn trong và ngoài nước. Chùa Hoằng Pháp theo hệ phái Bắc tông. Về lịch sử xây dựng hay tu sửa của tổ đình Hoằng Pháp đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một số điều cơ bản về lịch sử xây dựng của chùa:

  • Ngôi chùa do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập vào năm 1957 trên một cánh rừng chồi. 
  • Vào năm 1959 chùa Hoằng Pháp được xây dựng bằng gạch đinh. Hai tầng mái ngói và mặt chùa được xoay về hướng Tây Bắc.
  • Trong năm 1965, thời kỳ chiến tranh tàn phá nặng nề đã làm nhiều người mất nhà cửa. Hòa thượng trụ trì đã đón nhận 60 gia đình về chùa nuôi khoảng 8 tháng. Và mua đất xây cất 55 căn nhà cho đồng bào định cư.
  • Năm 1968, Hòa thượng thành lập viện Dục Anh. Đã tiếp nhận 365 em từ 6 đến 10 tuổi về nuôi dạy. Chính những việc làm từ thiện mà từ đó Phật tử thập phương quy tụ về chùa ngày một đông hơn. 
  • Năm 1971, Thầy Ngộ Chân Tử đã xây thêm mặt tiền chánh điện dài đến 28m. Để mở rộng thêm chỗ lễ bái và giảng đạo
  • Năm 1974, Hòa thượng dự định sẽ mở  làng cô nhi tiếp nhận thêm hàng ngàn trẻ em bất hạnh và thành lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Thầy đã mua thêm nhiều mẫu đất nhưng sau đó đã hiến lại cho Ban quản trị khu Kinh tế mới Lê Minh Xuân 
  • Sau 30/4/1975, trẻ em tại chùa được thân nhân nhận về. Và viện Dục Anh giải tán. Hơn nữa là chùa lại nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn hoặc gia cảnh khó khăn.
  • Năm 1988, Hòa thượng Thích Ngộ Chân Tử viên tịch. Đệ tử của Hòa thượng là Thầy Thích Chân Tính lên làm trụ trì cho đến hiện nay.
  • 23/3/1995, chùa tân trang lại khu chánh điện.
  • Năm 1999, chùa đã tổ chức khóa tu Phật thất 7 ngày đêm. Với lượng người tham gia là 70 người. Từ đó đến nay đã tổ chức nhiều khóa tu tương tự, thu hút đông đảo Phật tử đến. 
  • Năm 2005, chùa tổ chức khóa tu mùa hè dành riêng cho học sinh, sinh viên. Ngày nay, chùa đã đón nhận hàng năm hơn 6000 em học sinh, sinh viên đến dự tu "Khóa tu mùa hè". Bên cạnh đó còn có nhiều khóa tu khác diễn ra.
  • Hiện nay, chùa Hoằng Pháp được xem là trung tâm tu học Phật Pháp. Và là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Thông tin cần biết thêm về Chùa Hoằng Pháp 

Chùa tọa lạc trên khu đất với diện tích 6 hecta. Cụ thể tại số 96 ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 

Chùa Hoằng Pháp mở cửa từ 5h sáng đến 22h hàng ngày. Các Phật tử và du khách tới tham quan cũng như hành hương sẽ không lo về giờ giấc. 

Du khách không phải trả tiền để vào tham quan chùa Hoằng Pháp, hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà yên bình hơn thì chùa Hoằng Pháp là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời. 

Hướng dẫn đi đến Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 20km. Nằm một vị trí ngoại thành, khá xa với trong trung tâm. Nhưng đường đi cũng khá dễ dàng, hướng dẫn như sau. Từ trung tâm Sài Gòn bạn hãy đi theo đường Nguyễn Văn Trỗi. Đến tiếp đường Cộng Hòa rồi qua Trường Chinh. Tiếp tục đi dọc theo quốc lộ 22 là bạn sẽ thấy ngôi chùa bên phải đường đi. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps.

Bên cạnh đó, bạn có thể di chuyển bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến chùa Hoằng Pháp như xe bus số 04, 13, 74 và 94. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần chùa và đi bộ vào một khoảng cũng không quá xa. 

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Chùa có bãi giữ xe máy miễn phí rộng rãi, thoáng đạt. Xung quanh chùa cũng có nhiều chỗ giữ xe máy nhưng có phí. 

Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...

Tham quan Chùa Hoằng Pháp có gì hay, có gì đẹp?

Chùa Hoằng Pháp đã trải qua nhiều giai đoạn tu sửa, nâng cấp lại. Hiện nay, chùa có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh năm. Không gian rất yên tĩnh và mát mẻ. 

Đầu tiên là cổng chùa Hoằng Pháp có hình dáng cổng Tam Quan. Cổng chính để tên chùa. Còn hai cổng phụ một bên là để chữ “Trí tuệ”, một bên là “Từ bi”. Hai chữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là giúp đỡ và đem lại niềm vui, an lạc cho mọi người. Hay bản chất cuộc đời là đau khổ dẫn dắt bởi vô minh. Nên hãy cố gắng thoát chấp ngã hướng tới vô ngã, giải thoát. Hầu như các ngôi chùa ở Việt Nam đều để hai chữ đó là chủ yếu. Cổng chùa mới được tu sửa lại rất đẹp có màu đỏ trầm với nhiều họa tiết độc đáo, ghi dấu đậm nét vẻ đẹp nghiêm trang của chùa. 

Khuôn viên chùa Hoằng Pháp khiến cho nhiều người cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Vì có rất nhiều cây xanh mát rượi, còn có các chậu cây đẹp được bố trí xung quanh chùa. Ngoài ra, chùa còn có các ghế đá để ngồi tĩnh tâm, như nhìn lại chính mình sau những thăng trầm của cuộc sống. Hay những cục đá to được khắc các dòng thơ rất ý nghĩa do Thầy trụ trì sáng tác, vừa được chụp ảnh cùng vừa giúp cho bạn có thêm động lực hay giải tỏa nỗi niềm như câu: “Buồn phiền để gió cuốn đi. Chuyện đời là thế có chi bận lòng” một câu thơ hay như tiếp thêm niềm tin cho bản thân.

canh dien chua hoang phap
Chánh điện chùa Hoằng Pháp

Tiếp đến đi vào bên trong chánh điện. Chánh Điện của chùa Hoằng Pháp được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Bắc Tông. Gồm 2 tầng và 8 mái được xây dựng với hệ thống cột mái. Đặc biệt là cột trần bền vững bằng gạch Granite nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Với tổng chiều dài là 42m, chiều rộng 18m và tổng diện tích 756m2. Mái ngói của chánh điện có màu đỏ tươi đặc sắc. Trên mái ngói còn có tên chùa. Đánh dấu thêm vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc cửa chùa. 

Hai bên bậc tam cấp của chánh điện  là hai chú sư tử vàng uy mãnh. Chính giữa là đỉnh đồng được chạm trổ tinh tế và kĩ càng. Toàn bộ cửa, bao lam và án thờ trong chùa Hoằng Pháp đều được chế tác từ gỗ quý. Đối diện với chánh điện chùa Hoằng Pháp là tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền dưới gốc cây bồ đề rất uy nghiêm và tôn kính. Phía sau chánh điện còn thờ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử ở chính giữa. Còn hai bên là thờ các vị hộ pháp. Bên trong chánh điện rộng rãi và trang nghiêm 

Đặc biệt, kế bên Chánh Điện của chùa Hoằng Pháp là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Mẹ được bao quanh bởi các tảng đá lớn và hàng cây xanh bao phủ. Khi đến thăm và lễ tượng Mẹ Quán Thế Âm, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và an tâm.  Như được che chở bởi tình thương Mẹ hiền. Điều này giúp giải tỏa căng thẳng, ưu phiền sau nhưng phong ba bão táp cuộc đời. Đem lại sự thanh tịnh và bình an trong tâm hồn. Được tương truyền rằng, tượng Mẹ Quán Thế Âm ở đây rất linh ứng và được đông đảo Phật tử, du khách đến cầu nguyện và được thành tựu viên mãn. 

Bên cạnh đó, còn có Tháp Nhị Nghiêm là một phần quan trọng của chùa. Nơi đây là nơi an nghỉ của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử. Tòa tháp được xây dựng theo hình dạng vòng tròn với lối kiến trúc vòm được lát men gạch. Trên đỉnh tháp, được khắc chữ "Vạn" trên tấm đá biểu thị cho sự vĩnh hằng và công đức vô lượng.

Ngoài sau chùa Hoằng Pháp có Tòa Pháp luân gồm một tầng trệt và ba lầu. Để tổ chức các Lễ hay các Khóa tu.

Chùa Hoằng Pháp nổi tiếng với Phật tử thập phương bởi cây hoa vô ưu vô cùng may mắn. Phật tử hay đứng trước cây này để hứng hoa để mong có nhận được phúc lộc, may mắn.

Nên ghé Chùa Hoằng Pháp khi nào

Bạn nên đến chùa Hoằng Pháp vào các ngày 14 và 30 âm lịch trong tháng để có thể tham gia các hoạt động tại chùa như Lễ sám hối . Hay Lễ cầu an được tổ chức vào 15/01 âm lịch hàng năm. 

Có thể tham gia các Lễ lớn của Phật giáo như Lễ Vesak 15/4 âm lịch hàng năm. Tại chùa sẽ diễn ra diễu hành Vesak với một đoạn đường nhỏ gần chùa. Có nhiều Phật tử và du khách tham gia, như là hân hoan vui mừng ngày có một vĩ nhân hạ thế. Theo dõi Fanpage chùa Hoằng Pháp để biết thêm nhiều thông tin. 

Tổ chức Đêm Hoa Đăng Kỷ Niệm Đức Phật A Di Đà hàng năm 17/11 Âm lịch. Vào tối 22/12/2010 chùa Hoằng Pháp diễn ra đêm hội hoa đăng mừng đức Phật Di Đà. Buổi lễ này được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là lễ hội hoa đăng lớn nhất Việt Nam. Có hơn 30 ngàn Phật tử và du khách từ khắp mọi miền đất nước về tham dự.

Cũng giống như những ngôi chùa khác. Chùa Hoằng Pháp đều tổ chức các hoạt động tôn giáo nổi bật như sau: 

Đầu tiên khóa tu “Hướng về Phật Pháp’’ dành cho giới trẻ. Dành cho sinh viên từ khắp nơi trên cả nước tham dự. Diễn ra hàng tháng vào ngày chủ nhật. Rất đông các bạn sinh viên thuộc các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về tham dự. Đối tượng từ 18 đến 25 tuổi. Giúp cho nhiều sinh viên hướng tâm theo điều thiện lành và thay đổi quan điểm, góc nhìn tốt hơn trong cuộc sống. 

Kế tiếp là Khóa tu Mùa hè. Thường diễn ra vào tháng 6 - 7 hằng năm. Sẽ có thông báo cụ thể trên Fanpage chùa Hoằng Pháp về số lượng người tham gia và nội quy khá nghiêm ngặt. Diễn ra trong vòng một tuần.

Ngoài ra còn nhiều khóa tu khác như Khóa tu một ngày, khóa tu thiếu nhi “Em về bên Phật” hay “Khóa tu về nguồn”.

Chùa Hoằng Pháp tổ chức nhiều khóa tu nhằm gieo duyên cho nhiều người biết và tin hiểu sâu Phật Pháp. Làm các công đức lành, tin hiểu nhân quả, mở lòng từ bi yêu thương mọi người, vạn vật. Và hơn hết là mang chân lý cốt lõi của nhà Phật để lan tỏa đến mọi người nhiều hơn, giúp đời giúp người. Thay đổi quan điểm, suy nghĩ tích cực và mang lại bình yên trong cuộc sống. 

Ăn uống khi đến Chùa Hoằng Pháp

Bên trong chùa Hoằng Pháp có căn tin phục vụ một số món ăn chay rất hấp dẫn và đậm đà như hủ tiếu chay, cơm chay, lẩu chay,....

Ngoài ra, xung quanh chùa có rất nhiều quán ăn khác rất ngon mà bạn có thể thưởng thức. Điển hình là quán chay Ngọc Khang có lẩu, bún thái, bánh xèo,...là một sự lựa chọn hoàn hảo, tuyệt vời có nhiều du khách đến thưởng thức. 

Các địa điểm tham quan gần Chùa Hoằng Pháp

Nằm ở vị trí khá xa ngoại thành nhưng nó không phải là vấn đề trở ngại. Một số địa điểm tham quan khác gần chùa Hoằng Pháp mà bạn có thể tham khảo trong chuyến đi của mình như:

Công Viên Cá Koi RinRin Park: cách chùa Hoằng Pháp khoảng 6km. Khuôn viên công viên rộng rãi, thoáng mát. Bạn có thể trải nghiệm một không gian như ở Nhật Bản. Với những con cá coi đẹp và lạ mắt.

Khu di tích Ngã Ba Giồng: cách chùa Hoằng Pháp khoảng 5km. Bạn có thể vừa khám phá vừa có thể học hỏi được những kiến thức lịch sử  nước nhà vô cùng hữu ích. Nhân viên tại nơi đây rất thân thiện, nhiệt tình và sẽ giúp bạn có thể tham quan hết được những điều thú vị tại nơi đây. Địa điểm này là một di tích lịch sử cấp quốc gia và mang ý nghĩa to lớn về văn hóa lịch sử. 

Địa đạo Củ Chi: cách chùa Hoằng Pháp khoảng 34km. Đây là địa điểm tham quan về lịch sử của Việt Nam. Đường hầm dài đến 75 dặm là “nhân chứng” lịch sử của cuộc chiến tranh lớn ở Việt Nam. Sẽ cho du khách hiểu biết về ý chí kiên cường của quân dân Việt Nam khi phản kháng với Mỹ trong gần 20 năm qua. Nơi đây kéo dài khoảng 250km và được xem là căn cứ quan trọng để Việt Cộng thu phục lính Mỹ

Kinh nghiệm đi Chùa Hoằng Pháp

Khi tới tham quan chùa Hoằng Pháp, có một số lưu ý mà du khách cần quan tâm để có chuyến hành trình hoàn hảo nhất: 

  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì giống như những ngôi chùa khác. Đây là nơi nghiêm trang, thanh tịnh không nên mặc trang phục hở hang như váy ngắn, áo phông hoặc áo sơ mi hai tay. Để thể hiện niềm tôn kính và lịch sự
  • Vì chùa rất đông nên tất cả tư trang như: tiền bạc, hành lý, giày dép,.. du khách phải tự giữ cẩn thận
  • Giữ vệ sinh chung trong khuôn viên chùa. Không xả rác bừa bãi, không hút thuốc hay không mang theo đồ ăn mặn và các chất gây say nghiện, cháy nổ.
  • Không được lớn tiếng nói cười, đùa giỡn trong chùa.
  • Chùa Hoằng Pháp có nơi để thỉnh kinh hay ảnh thờ Phật. Bạn có thể thỉnh kinh về chép đem lại công đức lành. 
  • Xung quanh chùa có bán hoa sen, nến,... bạn có thể mua để cúng dường. 
  • Chùa Hoằng Pháp có trang trí nhiều nơi trong khuôn viên để check in rất đẹp và trang nghiêm.

Có nhiều nơi để lựa chọn tham quan, chùa Hoằng Pháp cũng là chọn lựa tuyệt vời nhất để bạn có thể đến tham quan cũng như có chỗ nương tựa những buồn phiền, vấp ngã hay tiếp thêm động lực sức sống trên hành trình phía trước. Không những địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và đóng góp to lớn cho cộng đồng về mặt tinh thần cũng như vật chất.

Đã cập nhật vào ngày 21/11/2024
dựa trên 0 đánh giá
5
0%
0
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
avatar