Chợ Lớn (Chợ Bình Tây)

0 reviews
Viết review

Dù không phải là một trong những chợ lớn nhất Sài Gòn, song Chợ Lớn vẫn là một cái tên để lại nhiều ấn tượng nhất trong suy nghĩ của người bản địa. Ít ai biết rằng, cách đây 300 năm, Chợ Lớn chính là trung tâm lớn nhất thời đó, giống như Quận 1 bây giờ. Giờ đây, nếu có dịp du lịch Sài Gòn, hãy một lần tìm về với Chợ Lớn, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt, nơi phần lớn người Hoa đang sinh sống.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

Đôi nét về Chợ Lớn - điểm lưu giữ ký ức người Sài Gòn

Nói đến Sài Gòn, người ta thường nghĩ ngay đến Quận 1, là khu vực tập trung nhiều công trình tiêu biểu như nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ,... Tuy nhiên, trong tâm thức của nhiều người, nhiều gia đình, Chợ Lớn mới là trung tâm, kể cả ngày xưa hay bây giờ.

Có thể nói, Chợ Lớn chính là cái nôi văn hóa của Sài Gòn, bởi ở đây lưu giữ cả một di sản đồ sộ với lịch sử lên đến 300 năm. Đây cũng là nơi chứng kiến dân cư sinh sống đông đúc, giao thương tấp nập. Giờ đây, Chợ Lớn vẫn giữ được một diện mạo sầm uất, phồn hoa cùng với những nét văn hóa đa sắc màu, mang đậm dấu ấn phương Đông.

Chợ Lớn nằm ở đâu?

Nói đến Chợ Lớn, là nói đến cả một khu rộng lớn, không có một địa chỉ cụ thể nào. Chỉ biết, nó bao gồm toàn bộ địa phận Quận 5, Quận 6 và một phần quận 11 hiện nay.

Để tìm đến Chợ Lớn, bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện và bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Nếu xuất phát từ hướng Tân Bình, bạn chỉ cần đi theo hết đường Âu Cơ, đi vào đường Phó Cơ Điều là sẽ tới quận 5. Nổi tiếng nhất Quận 5 đó chính là khu phố Tàu, hay còn gọi là Chợ Lớn.

Lịch sử hình thành Chợ Lớn

Thế kỷ 17-19 được biết đến là thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử, khi mà các đô thị, phố chợ cùng các trung tâm luân chuyển hàng hóa xuất hiện, song song với sự du nhập của người Hoa vào miền Nam Việt Nam thời đó. Đến năm 1778, cộng đồng người Hoa bắt đầu thành lập thị trấn Chợ Lớn, khởi nguồn cho Sài Gòn lúc bấy giờ.

Đến năm 1865, khi người Pháp chiếm đóng Nam Kỳ, đã cho thành lập thành phố Chợ Lớn. Năm 1931, Pháp tiếp tục hợp nhất cả hai thành một, gọi là khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Trải qua nhiều sự đổi thay, biến chuyển trong tình hình đất nước chia cắt, phát triển, khu Sài Gòn – Chợ lớn lại đổi thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, cái tên Chợ Lớn chỉ còn là địa danh chỉ quận 5, quận 6 và một phần quận 11.

Tham quan Chợ Lớn có gì thú vị?

Tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa của người Hoa

Có thể nói, Chợ Lớn là nơi duy nhất ở Sài Gòn cho đến nay vẫn còn bảo lưu, giữ gìn toàn vẹn các giá trị về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo của hàng trăm năm trước. Đến đây, bạn có thể cảm nhận rõ điều ấy qua từng góc nhà, mái ngói với lối kiến trúc cổ điển không hề thay đổi.

Giữa một Sài Gòn ngày càng phát triển, người ta vẫn nhìn thấy được văn hóa của người Hoa hiện diện ở khắp mọi nơi, từ lời ăn, tiếng nói, cách buôn bán cho các phong cách sống của họ. Vào mỗi mùa trung thu, con phố Lương Nhữ Hộc cũng trở nên rực rỡ bởi hàng nghìn chiếc đèn lồng, thu hút rất nhiều trẻ em đến vui chơi.

Khám phá các khu chợ của người Hoa

Đến với Chợ Lớn, nếu đi vào khu vực chợ Kim Biên hoặc chợ Bình Tây, bạn sẽ thấy có rất đông người Hoa buôn bán, sinh sống ở đó. Điều đặc biệt là ở đây có bán tất cả mọi thứ, không thiếu thứ gì. Chợ Kim Biên hay chợ Bình Tây cũng sẽ là địa chỉ lý tưởng để bạn thưởng thức rất nhiều món ăn Trung Quốc đặc sắc.

Đến Chợ Lớn nên ăn món gì?

Cách đây hàng trăm năm, cộng đồng người Hoa đã đến đây sinh sống, lập nghiệp, họ cũng đã mang theo những món ăn truyền thống sang đây, để giờ đây nó góp phần tạo nên sự đặc sắc của ẩm thực Sài Gòn. Ở Chợ Lớn, bạn có thể tìm thấy những quán ăn có tuổi đời tính bằng thế kỷ, có khi bằng cả đời người.

Ẩm thực tại Chợ Lớn phải nói là cực kỳ đa dạng, từ bánh bao, cơm chiên Dương Châu, đậu hũ Tứ Xuyên cho đến các món ăn vặt như sủi cảo, há cảo, xíu mại đều rất thơm ngon, mang hương vị đậm đà. Đặc trưng của ẩm thực xứ Trung chính là vị cay đến xé lưỡi hay đậm mùi xì dầu.

  • Bánh nhân thịt Khẩu Phúc: 305 Lãnh Binh Thăng, Q.11
  • Lẩu sa tế Uyên Ương : 213 Trần Tuấn Khải, Q. 5
  • Cơm cháo Triều Châu: 663 Hồng Bàng, Q.6
  • Vịt quay Vĩnh Phong: 523 Phan Văn Trị, Q.5
  • Dimsum Tiến Phát: 18 Ký Hòa, Q.5

Mặc dù ký ức đã lùi xa nhưng cái tên Chợ Lớn dường như vẫn còn đọng lại rất rõ trong tâm trí của người Sài Gòn, những con người của thế hệ trước. Đây cũng sẽ là một nét độc đáo mà khi đến du lịch Sài Gòn bạn nên một lần khám phá.

Đã cập nhật vào ngày 08/06/2023
dựa trên 0 đánh giá
5
0%
0
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
Hình ảnh
avatar