Chùa Giác Lâm (Giac Lam Pagoda)

26 reviews
Viết review

Chùa Giác Lâm còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí .

  • Địa chỉ: 118 Ð Lac Long Quan

Trong hành trình hành hương đến với những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Lâm là một ngôi cổ tự mà bạn không thể bỏ qua. Được biết, đây là ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn với lịch sử lên đến 300 năm tuổi. Với thâm niên lâu như vậy, chùa Giác Lâm giờ đây không chỉ là chốn tịnh tâm, cầu khấn của các Phật tử gần xa mà còn là điểm đến lý tưởng để du khách tìm hiểu sâu hơn về nét kiến trúc Phật giáo đầu thế kỷ thứ 18.

Giới thiệu về ngôi chùa cổ Giác Lâm

Chùa Giác Lâm (Giác Lâm tự) hay còn có những tên gọi khác là Sơn Can, Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm, được biết đến là ngôi chùa nổi tiếng ở quận Tân Bình và còn là ngôi chùa có tuổi đời cao nhất ở Sài Gòn, có từ năm 1744. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông ở miền Nam của Việt Nam.

Trải qua hơn 300 năm, mặc dù các ngôi chùa cổ khác đã không còn, song Giác Lâm tự may mắn vẫn còn tồn tại. Giữa biết bao sự chuyển biến, thăng trầm của Sài Gòn, tổ đình Giác Lâm vẫn uy nghi, thu hút nhiều Phật tử, du khách đến cầu khấn, tìm cho mình cảm giác yên bình, thanh tịnh. Đến năm 1988, ngôi cổ tự này đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Giác Lâm ở đâu? Hướng dẫn cách đi đến

Chùa Giác Lâm hiện đang tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Số cũ là 118.

Rất để dàng để bạn đến được chùa Giác Lâm, vì ngôi chùa này chỉ cách trung tâm quận 1 khoảng 8km. Nếu xuất phát từ đường Trường Chinh, bạn chỉ cần đi thẳng gặp Âu Cơ, đi thẳng sẽ gặp đường Lạc Long Quân cắt ngang. Từ đây, bạn rẽ trái, chạy một đoạn ngắn nữa là sẽ tới chùa, ở số 565 đường Lạc Long Quân. Nếu có điện thoại, bạn có thể đi theo sự chỉ dẫn trên Google maps, rất chi tiết.

Về phương tiện di chuyển, bạn có thể tự do đi bằng ô tô, xe máy cá nhân hoặc book xe công nghệ. Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì xe bus là sự lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sau khi đi chùa Giác Lâm kết hợp thêm các địa điểm tham quan khác ở Sài Gòn như Nhà hát lớn, chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố, lời khuyên cho bạn là nên di chuyển bằng xe máy để tránh kẹt đường.

Tìm hiểu về lịch sử chùa Giác Lâm

Tồn tại đến tận ngày nay, chùa Giác Lâm đã trải qua một lịch sử dài đằng đẵng, với rất nhiều những thăng trầm gắn liền với sự suy thịnh của đất Sài Gòn – Gia Định. Do đó, thật khó để mà có thể liệt kê hết được những dấu mốc từ khi xây dựng cho đến ngày hôm nay.

Được biết, Giác Lâm tự được xây dựng từ năm 1744, dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát, do cư sĩ Lý Thụy Long đã quyên tiền để dựng nên một ngôi chùa có tên là Sơn Can. Đến năm 1774, thiền sư Viên Quang đã đổi tên chùa thành Giác Lâm, thời điểm này chùa đã trở thành trung tâm Phật giáo hàng đầu ở khu vực Nam Bộ, mở ra giới luật đầu tiên cho các chư tăng ở Gia Định.

Từ năm 1939-1945, chùa đã được trùng tu, sửa chữa để trở nên hoàn thiện hơn. Vào thời gian này, chùa cũng là nơi trú ẩn của các nhà hoạt động cách mạng. Đến năm 1988, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

Khám phá nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Giác Lâm

Có thể nhận xét, chùa Giác Lâm sở hữu kiến trúc chữ Tam cũng là kiểu kiểu kiến trúc tiêu biểu của các ngôi chùa ở Nam Bộ. Ba khu vực gồm chánh điện, giảng đường và nhà trai tạo thành 3 dãy nhà ngang nối liền với nhau theo bố cục hình chữ nhật. Trong quá trình trùng tu, chùa còn bổ sung thêm một số các hạng mục như Khu tháp tổ, tháp Xá Lợi, khu giảng đường,vv..

Cổng nhị quan: Đây có thể nói là công trình đặc sắc nhất nhìn bên trong chùa Giác Lâm. Cổng được xây dựng từ năm 1945, đầu hai gốc cổng là hai con sư tử chầu có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ. Trong khi đó, đầu rắn Naga là biểu tượng đặc trưng của Phật giáo Khmer.

Cổng tam quan: Cổng này xây sau cổng nhị quan, năm 1955 thì mới bắt đầu xây. Nếu đến chùa Giác Lâm, bạn sẽ thấy cổng hướng mặt về phía Nam, nổi bật với câu đối chữ Hán được khắc ở hai bên cột trụ.

Mái chùa: Đây cũng là công trình khá độc đáo khi phần mái chùa được xây theo kiểu dáng hình bánh ít, là một kiểu rất thường thấy trong các kiến trúc ở Nam Bộ. Phía bên trên mái có hình ảnh của lưỡng long tranh châu, góp phần tạo nên sự trang nghiêm, tôn kính cho chùa.

Chính điện: Cấu trúc tạo nên chính điện là kiểu truyền thống một gian hai chái, với 4 cột chính gọi là tứ trụ. Nổi bật nhất trong khu vực chính điện là điện thờ Phật, được bài trí tôn nghiêm với ba bàn trong cao ngoài thấp lần lượt là bàn Di Đà, bàn Hội Đồng và bàn Tam Bảo. Ấn tượng hơn cả là phần đỉnh tường ở chánh điện được tạo nên từ hơn 7.000 chiếc đĩa. Phần lớn đều chuyển về từ lò gốm ở Lái Thiêu, số còn lại là nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc.

Ngoài ra, ở phía sau chính điện còn có bàn thờ nhà Tổ, nơi thờ các vị hòa thượng cùng trụ trì của chùa. Đối diện đó là bàn thờ Phật. Sau gian tờ tổ là khu vực giảng đường, là khu vực để có tăng sĩ đến tham gia các dịp lễ lớn hay các sự kiện quan trọng của chùa.

Những công trình đáng tham quan tại chùa Giác Lâm

Sau khi tham quan một vòng bên trong chùa, địa điểm mà chắc chắn các bạn trẻ rất thích ở phía ngoài khuôn viên chùa đó chính là Bảo tháp Xá Lợi, khu tháp mộ cổ cùng với nhiều hiện vật quý giá.

Bảo tháp Xá Lợi: Đây là một công trình thường thấy ở các ngôi chùa chiền và tháp Xá Lợi cũng là công trình nổi bật tại chùa Giác Lâm. Bảo tháp được thiết kế theo hình lục giác, có tất cả 7 tầng, co 32.7m, rộng 600m2, được hoàn thành lần cuối vào năm 1994.

Khu tháp mộ cổ: Những khu mộ này chính là nơi chôn cất các vị thiền sư, hòa thượng và tu sĩ đã có thời gian dài gắn bó với chùa và mong muốn được chôn cất tại đây.

Các hiện vật quý: Bên trong chùa hiện nay vẫn còn lưu giữ đến 119 pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng có giá trị lớn, chứng minh có sự phát triển của Phật giáo ở Nam Bộ. Ngoài ra, du khách đến tham quan còn có thể chiêm ngưỡng được nhiều hiện vật được chạm khắc gỗ quý như bàn thờ, hoành phi, bao lam chạm lộng, đồ thờ,vv…

Nên ghé thăm chùa Giác Lâm vào thời gian nào?

Chùa mở cửa quanh năm nên du khách muốn đến vào bất cứ ngày nào cũng được. Chùa cũng tổ chức các ngày lễ đặc biệt trong năm như rằng tháng giêng, rằng tháng bảy, lễ Vu Lan báo hiếu thu hút rất đông các Phật tử, tăng ni và du khách đến chùa hành hương, tham quan.

Bên cạnh đó, chùa Giác Lâm cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng rất độc đáo. Người dân, du khách gần xa có thể đến chùa để nhờ xem ngày cưới, xin xăm, coi quẻ cũng như tham gia vào các khóa tu tại chùa, đều là những hoạt động cực kỳ ý nghĩa, mang tính tâm linh sâu sắc.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm

Là một điểm đến tâm linh và cũng là địa điểm thu hút rất đông các Phật tử, du khách về đây tham quan mỗi ngày. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm chùa, bạn nên am hiểu những nguyên tắc như sau:

  • Mặc trang phục lịch sự, không phản cảm, hạn chế mặc những màu sắc quá nổi bật.
  • Đi nhẹ, nói nhỏ, không cười đùa giỡn hớt, nhất là ở những khu vực như Chánh điện, để giữ tính trang nghiêm cho nhà chùa.
  • Tuyệt đối không chạm vào các tượng Phật cũng như các hiện vật quý giá. Không tự ý chụp ảnh ở bên trong khu vực thờ Phật, chỉ nên chụp khi có sự đồng ý của các chư tăng trong chùa.
  • Trong các dịp lễ lớn, du khách gần xa có thể đến chùa cầu nguyện và ở lại để dùng bữa trưa với các món ăn nổi tiếng như cơm tấm, bánh ướt, bánh mì chay đều mang thương hiệu của chùa Giác Lâm.

Không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời lên đến 300 năm, chùa Giác Lâm còn là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc tiêu biểu của hệ thống chùa chiền Nam Bộ thời xưa. Cũng bởi vì điều này mà chùa Giác Lâm luôn là địa điểm du lịch hàng đầu ở Sài Gòn được nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân đến đây.

Đã cập nhật vào ngày 07/06/2023
4.69
dựa trên 26 đánh giá
5
76.92%
20
4
15.38%
4
3
7.69%
2
2
0%
0
1
0%
0
avatar
avatar
Nguyên hoàng nam 2020-08-11 22:04:39

Nên đếnHơi xa trung tâm tp xíu

Trả lời