Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu đã tồn tại hơn 200 năm. Nơi đây được xem là “nhân chứng” đã chứng kiến nhiều cột mốc thăng trầm trong lịch sử nước Việt. Không chỉ là nơi để thờ phụng mà còn cho du khách thập phương tham quan, khám phá. Với lối kiến trúc cổ kính lâu đời, thu hút đông đảo khách đến đây.
Giới thiệu về Lăng Ông Bà Chiểu
Do vị trí Lăng Ông nằm tại khu vực Bà Chiểu nên người dân địa phương xung quanh quen gọi chung là Lăng Ông - Bà Chiểu.
Lịch sử
Quần thể Lăng Ông Bà Chiểu là nơi yên nghỉ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong các vị tướng quân, quân sư tài ba đã có công rất lớn với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Ông phục vụ công việc cho 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng.
Tuy nhiên, vào năm 1835 thời vua Minh Mạng đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Cuối cùng, Tả quân Lê Văn Duyệt đã bị cáo buộc là “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi này ông đã mất, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho san bằng mộ. Và đã dựng lên bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Năm 1841, đến tận đời vua Thiệu Trị. Ông mới được giải oan, trụ đá được bỏ đi, mộ của ông được đắp lại cao và rộng rãi hơn.
Lịch sử lăng mộ Ông Bà Chiểu bắt đầu vào năm 1848. Về cơ bản khi khu mộ được xây dựng xong. Vào năm 1914, Hội Thượng Công Quý Tế đã được thành lập. Việc cúng tế miếu lăng Ông Bà Chiểu được diễn ra hằng năm và công tác trùng tu đã được thực hiện nhiều lần. Đặc biệt, vào ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Thông tin cần biết thêm về Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc tại một mảnh đất rộng lớn, bình yên. Cụ thể tại số 1 đường Vũ Tùng hay có cổng Tây tại số 126 đường Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: từ 6h00 sáng đến 16h30 chiều mỗi ngày.
Du khách không phải trả tiền để vào tham quan lăng Ông Bà Chiểu. Sẽ được hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà được tìm hiểu lịch sử thì lăng Ông Bà Chiểu là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời.
Hướng dẫn đi đến Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 3km. Nằm một vị trí đắc địa trong trung tâm. Đường đi dễ dàng, một vài hướng dẫn như sau:
Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi đường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó quẹo trái qua đường Phùng Khắc Khoan. Đi ra đường Điện Biên Phủ. Tiếp đến đường Đinh Tiên Hoàng. Đi thẳng qua Cầu Bông tới đường Lê Văn Duyệt là tới nơi. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps.
Hoặc bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến lăng Ông Bà Chiểu như xe bus số 08, 18, 24, 51, 54, 55 và 104. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần đây và đi bộ vào một khoảng cũng không quá xa.
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Tại đây có bãi giữ xe máy với giá là 5.000 VNĐ/xe rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...
Tham quan Lăng Ông Bà Chiểu có gì hay, có gì đẹp?
Khám phá lối kiến trúc của lăng độc đáo
Toàn bộ miếu lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc trong một khu đất cao và rộng rãi. Với diện tích là 18.500m2. Được tường bao quanh lăng dài 500m, cao 1.2m với 4 cổng ra 4 hướng theo 4 con đường là: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Với phong cách kiến trúc cổ xưa và chiều dài ấn tượng sâu sắc. Mang một vẻ đẹp tráng lệ cũng như để lại ấn tượng khó quên đối với du khách gần xa.
Cổng của lăng Ông Bà Chiểu được thiết kế theo kiểu cổng Tam quan. Được đặt tại hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trên cổng là dòng chữ Hán, phiên dịch là “Thượng Công miếu”. Có nghĩa là Thượng Công - một chức quan lớn thời xưa. Từ cổng Tam quan đi qua một khu vườn cảnh sẽ vào được khu lăng chính. Với 3 phần là nhà bia, mộ Tả quân và vợ, và miếu thờ.
Tham quan nhà bia
Nhà bia là chỗ đặt bia đá để ghi nhớ công đức của Tả quân. Nơi đây được dựng xây như một ngôi điện nhỏ, tường lát gạch và lợp ngói âm dương. Trên bia đá được khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” ca tụng công lao của tướng Lê Văn Duyệt đối với nhân dân và triều đình lúc bấy giờ. Trước bia đá được đặt đôi hạc vàng cưỡi rùa. Thể hiện cho sự hòa hợp âm dương, gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn vạn loài.
Tham quan khu lăng mộ
Khu lăng mộ trong Lăng Ông Bà Chiểu gồm có 2 ngôi mộ của ông Lê Văn Duyệt và vợ. Hai ngôi mộ này được xây dựng giống nhau. Được đặt song song và mang hình dạng như một con rùa đang nằm. Tại đây du khách có thể làm lễ và hành hương.
Tham quan miếu thờ
Với lối kiến trúc độc đáo, khu miếu thờ trong Lăng Ông Bà Chiểu là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Khu miếu thờ mang đậm nét phong cách kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn. Gồm có tiền điện, trung điện, chính điện. Các kỹ thuật chạm khắc gỗ, đá, sành sứ trong miếu thờ rất tinh xảo và điêu luyện tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho miếu thờ đến hiện nay
Trải nghiệm tục xin xăm tại Lăng Ông Bà Chiểu
Nơi đây khá nổi tiếng với tục xin xăm. Ở khu Tây Lang của lăng, có nhiều người dân và du khách đến xin xăm. Sau khi xin được xăm sẽ di chuyển ra khu bên cạnh để giải xăm. Đây là một phong tục đẹp và thân thuộc của người Sài Gòn xưa với mong muốn cầu xin sức khỏe và giải trừ bệnh tật.
Đến lăng, để xin xăm du khách có thể thực hiện như sau:
- Du khách quỳ gối, chắp 2 tay và thành tâm cầu nguyện xin xăm. Khi khấn, bạn cần nói rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở và những mong ước của bản thân.
- Sau khi cầu nguyện xong, du khách sẽ vái 3 lạy và xin rút quẻ. Du khách chỉ nên rút duy nhất 1 lần và rút đúng 1 quẻ.
- Trên thẻ sẽ có viết số thứ tự và chữ nho. Bạn chỉ cần tìm bài thơ tương ứng với số thứ tự và đọc phần dịch nghĩa để có thể hiểu biết về thẻ xăm.
Khuôn viên mát mẻ, bình yên
Giữa chốn Sài gòn tấp nập, đông đúc có một nơi rất yên bình và mát mẻ. Khuôn viên lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập sắc xanh của cây lá. Từ những cây xanh cao vút với hàng trăm tuổi. Hay hoa giấy dịu dàng đến những cây phượng vĩ rực rỡ. Cùng tiếng gió của những lá cây xào xạc, êm nhẹ. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng. Tô điểm thêm cho khuôn viên nơi đây một vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Mang đến cho người ta cảm giác thư thái, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau những buồn phiền trong cuộc sống. Bên cạnh đó, khung cảnh này thu hút nhiều người đến check in rất tuyệt vời
Chụp ảnh tại lăng Ông Bà Chiểu
Đặc biệt, vào những dịp gần tết người dân và du khách đến đây chụp ảnh với những bộ áo dài thướt tha. Như được quay trở về thời xưa với những quả ảnh xịn sò và bắt mắt.
Nên ghé Lăng Ông Bà Chiểu khi nào
Thời gian lý tưởng để ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh và lăng Ông Bà Chiểu khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa khô. Khung thời gian này đem lại cơ hội để khám phá thành phố. Trái ngược với những lúc mùa mưa bão, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Du khách nên nắm rõ tình hình của thời tiết để có những trải nghiệm và tham quan tuyệt vời nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể đến đây vào các dịp Lễ. Hàng năm tại Lăng Ông Bà Chiểu sẽ tổ chức 2 lễ hội. Đầu tiên là lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt và lễ Khai hạ – Cầu an. Nếu có dịp đến lăng vào 2 lễ này, du khách sẽ có dịp được cầu may mắn, cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Ăn uống khi đến Lăng Ông Bà Chiểu
Một vài món ăn ngon bạn có thể tham khảo khi đến đây:
- Bánh tiêu, bánh bao chiên. Nằm ở số 1 Vũ Tùng (cổng sau Lăng). Giá bánh từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng. Rất chất lượng và thơm lừng
- Nui xào bò 91. Nằm tại số 91 Lê Văn Duyệt (Trước cổng trường THPT Võ Thị Sáu). Có cơm chiên dương châu, nui xào bò và bún xào chay. Giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng. Vừa rẻ vừa ngon, rất đáng để thưởng thức
- Bánh flan, rau câu và chè. Nằm tại ngay cổng sau Lăng. Giá từ 6.000 đồng đến 15.000 đồng. Hương vị đậm đà, thanh mát bạn hãy thử khi đến đây
Các địa điểm tham quan gần Lăng Ông Bà Chiểu
Gần lăng Ông Bà Chiểu có một vài địa điểm nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị trong cùng chuyến đi của mình.
- Bến Bạch Đằng: cách lăng Ông Bà Chiểu tầm 3.5km. Du khách có thể đến đây vào buổi chiều tối để hóng gió, chụp ảnh hay đi dạo. Bên cạnh đó, tại đây còn có dịch vụ xe buýt trên sông. Bạn có thể mua vé tại quầy và tham quan theo các khung giờ. Thời gian xe buýt trên sông đi khoảng 15 phút. Có thể đi đến các địa điểm nổi tiếng khác như Landmark81. Một trải nghiệm thật tuyệt vời, thư giãn đầu óc và xua tan đi những buồn phiền. Còn được chụp ảnh với nhiều quả view xịn sò.
- Dinh Độc Lập: cách lăng Ông Bà Chiểu khoảng 3.3km. Nơi đây trưng bày nhiều tài liệu, diễn ra các hoạt động triển lãm đặc sắc. Và lưu giữ các minh chứng trong thời kỳ chiến tranh của Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều góc chụp hình đẹp như sân cỏ gần ngay cổng chính có đài phun nước hoặc ở các thềm bậc thang rất độc lạ.
- Nhà thờ Đức Bà: khoảng 8.6km là có thể tới đây. Nhà thờ này nổi tiếng với lối kiến trúc Gothic đẹp mắt và các chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tượng Thánh Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ làm tăng thêm sự hấp dẫn. Khá đông du khách đến đây check in và làm lễ tại đây.
Kinh nghiệm đi Lăng Ông Bà Chiểu
Khi tới tham quan lăng Ông Bà Chiểu. Có một số lưu ý du khách cần quan tâm để có chuyến đi hoàn hảo nhất:
- Mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì giống như những nơi nghiêm khác. Đây là nơi nghiêm trang, thanh tịnh không nên mặc trang phục hở hang như váy ngắn, áo phông hoặc áo sơ mi hai tay. Để thể hiện niềm tôn kính và lịch sự
- Tất cả tư trang như: tiền bạc, hành lý, giày dép,.. du khách phải tự giữ cẩn thận
- Giữ vệ sinh trong khuôn viên lăng, không nên xả rác bừa bãi và không hút thuốc.
- Không được lớn tiếng nói cười, đùa giỡn trong lăng.
- Xung quanh lăng có bán hoa sen, nến,... bạn có thể mua để cúng dường
- Không tự ý chạm vào các đồ vật trong chánh điện cũng như các gian nhà khác.
- Không nên dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong lăng.
- Tuyệt đối không tự ý đánh chuông, trống hay các pháp khí của lăng.
Có nhiều nơi để lựa chọn tham quan, lăng Ông Bà Chiểu cũng là chọn lựa tuyệt vời nhất để bạn có thể đến tham quan. Không những địa điểm du lịch mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và đóng góp to lớn cho cộng đồng về mặt tinh thần. Một điểm đến tuyệt vời bạn có thể đến vào cuối tuần hay các dịp Lễ khác.